Rối loạn phân định giới tính – Rối loạn tâm thần – Cẩm nang MSD – Phiên bản dành cho chuyên gia

Bệnh nhân chuyển giới từ nữ sang nam thường yêu cầu cắt bỏ vú sớm vì khó sống trong vai trò giới tính nam với lượng mô vú lớn; bó ngực thường gây khó thở.

Sau đó, phẫu thuật cắt tử cung và cắt buồng trứng có thể được thực hiện sau một đợt điều trị bằng hormone androgen (ví dụ, các chế phẩm testosteron ester 300 đến 400 mg tiêm bắp mỗi 3 tuần hoặc các liều tương đương của miếng dán da hoặc gel androgen). Các chế phẩm Testosteron thường làm trầm tiếng nói một cách bền vững, làm tăng lượng cơ ở giới nam và phân bố lại mỡ, gây phì đại âm vật, và thúc đẩy mọc lông trên cơ thể và râu trên mặt.

Bệnh nhân có thể lựa chọn một trong những cách thức sau đây:

  • Một dương vật giả (neophallus) được tạo thành từ da cấy ghép từ cẳng tay, chân hoặc bụng (tạo hình dương vật)

  • Một dượng vật nhỏ được tạo thành từ các mô mỡ được lấy ra từ mu chậu và đặt xung quanh âm vật phì đại do testosteron (tái tạo dương vật nhỏ)

Với một trong hai thủ thuật, tạo hình bìu thường cũng được thực hiện; môi lớn được cắt ra để tạo thành các cấu trúc lỗ rỗng gần giống với bìu, và các phương pháp cấy ghép tinh hoàn được thực hiện để lấp đầy bìu.

Phẫu thuật có thể giúp một số bệnh nhân nhất định đạt được sự thích ứng và hài lòng hơn. Tương tự như nữ chuyển giới, người chuyển giới nam phải sống trong vai trò giới tính nam ít nhất 1 năm trước khi được chuyển tuyến để phẫu thuật bộ phận sinh dục không thể phục hồi.

Kết quả giải phẫu của các thủ thuật phẫu thuật tạo hình dương vật thường kém khả quan hơn về mặt chức năng và ngoại hình so với các thủ thuật âm đạo cho chuyển giới nữ, có thể dẫn đến tương đối ít yêu cầu phẫu thuật xác nhận giới tính từ người chuyển giới nam. Khi kỹ thuật tạo hình dương vật tiếp tục được cải tiến, yêu cầu tạo hình dương vật đã tăng lên.