Rơ le trung gian là gì? Sơ đồ và cấu tạo – Tiệm rửa xe uy tín

Rơ le trung gian được dùng để tích hợp các bảng mạch điện điều khiển điện dân dụng. Loại rơ le này có ưu điểm là nhỏ gọn, dễ lắp đặt nên được dùng rất nhiều trong mạch điện cỡ vài Ampe đổ lại. Hãy cùng tiemruaxe.com tìm hiểu thêm về rơ le trung gian là gì, cấu tạo và sơ đồ của rơ le trung gian nhé!

Rơ le trung gian là gì?

Role trung gian là thiết bị điện tử được dùng rất nhiều trong các bảng mạch điện. Kích thước của chúng rất nhỏ, tương tự như nam châm điện có thể tích hợp trong các hệ thống tiếp điểm.

Chức năng của chúng là chuyển mạch tín hiệu điều khiển hoặc khuếch đại. Trong sơ đồ điều khiển, rơ le trung gian luôn được đặt ở vị trí tiếp điểm giữa các thiết bị điều khiển có công suất nhỏ với thiết bị công suất lớn.

Rơ le trung gian là gì

Hiện nay, role trung gian được phân làm 2 loại:

  • Theo công suất điện gồm: Role trung gian 5V, 12V, 24VDC.
  • Theo cấu tạo chân cắm: Role trung gian 5 chân, 8 chân và 14 chân.

Cấu tạo Rơ le trung gian

Gồm 2 phần chính:

  • Phần cuộn hút (còn được gọi là nam châm điện): đem lại công dụng cấp nguồn, hút thanh tiếp điểm để đổi linh hoạt các trạng thái NC (tắt) và NO (bật). Bên trong nam châm điện có lõi thép động (có khả năng di chuyển) và lõi thép tĩnh (cố định) và phần cuộn dây. Chức năng của cuộn dây này là điều chỉnh riêng cường độ, điện áp hoặc cả hai liền một lúc. Lõi thép động được giữ bởi lò xo và có vít điều khiển.
  • Hệ thống tiếp điểm có khả năng chịu được dòng điện nhỏ (5A).

Ngoài ra, role trung gian còn có một số bộ phận khác như: vỏ bảo vệ, chân tiếp điểm.

Ký hiệu rơ le trung gian

Khi bạn đọc bản vẽ hoặc lắp đặt hệ thống điện cần chú ý đến kí hiệu role trung gian. Cụ thể ý nghĩa của các kí hiệu này như sau:

  • SPST (viết tắt của Sing Pole Singe Throw): Là loại Rơ le chỉ có 1 tiếp điểm, chủ yếu là hở.
  • DPST (Double Pole Singer Throw): Là loại rơ le có 2 tiếp điểm, cũng là dạng hở.
  • SPDT (Sing Pole Double Throw): Là loại rơ le có cặp tiếp điểm cấu tạo đóng mở đều có đầu chung.

Các kí hiệu của Role trung gian

Sơ đồ chân Rơ le trung gian

Role trung gian xét về cấu tạo chân bao gồm 3 loại: 5 chân, 8 chân và 14 chân. Dưới đây là sơ đồ chân rơ le trung gian giúp bạn dễ dàng đọc bảng điều khiển mạch điện và lắp đặt:

Sơ đồ role trung gian 5 chân

Cấu tạo role 5 chân gồm: 1 cuộn dây cấp nguồn, 2 cặp tiếp điểm (1 cặp thường đóng, 1 cặp thường mở).

Nguyên lý hoạt động của role 5 chân: khi không có nguồn điện chạy vào, chân 87 và 30 là tiếp điểm đang mở sẽ khiến chân 30 và 87a đóng lại. Khi có nguồn điện thì tiếp điểm 30 và 87 sẽ tạo thành cặp tiếp điểm thường đóng và cặp 30 – 87a lại hở ra.

Role trung gian 5 chân

Sơ đồ role trung gian 8 chân

Dựa vào sơ đồ sẽ nhận thấy 2 cặp tiếp điểm thường đóng là 2-3 và 6-7; thường mở là 2-4 và 6-8 trong role 8 chân. Chân 1 và 5 của cuộn dây phải đấu nguồn 12 – 24 – 220V.

Hình ảnh sơ đồ role trung gian 8 chân

Khi chưa có nguồn điện chạy qua role 8 chân thì cặp 2-4 và 6-8 ở dạng thường mở; 2-3 và 6-7 ở dạng thường đóng. Nhưng khi được cấp điện lập tức cặp 2-4 và 6-8 sẽ đóng lại còn 2-3 và 6-7 thì mở ra.

Sơ đồ role trung gian 14 chân

Role 14 chân gồm 4 cặp tiếp điểm. Trong đó, nổi bật nhất là cặp 13 và 14 luôn là chân cuộn dây cấp nguồn. Dựa vào sơ đồ có thể thấy khi cấp nguồn điện công suất 12V – 24V – 220V thì các tiếp điểm đóng sẽ thành mở và dạng mở thành đóng.

Hình ảnh sơ đồ role trung gian 14 chân

Hiện nay các loại đế rơ le trung gian 14 chân được bán rất thông dụng. Giá Role trung gian cũng thay đổi tùy thuộc vào số lượng chân, hãng sản xuất… Bạn có thể lựa chọn rơ le trung gian Omron có xuất xứ từ Nhật Bản đảm bảo về chất lượng và giá cả phải chăng.

Bài viết đã tổng hợp những thông tin về rơ le trung gian là gì? kèm theo cấu tạo, sơ đồ lắp đặt giúp bạn dễ dàng ứng dụng vào đời sống.