Rơ le trung gian là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động – Hoàng Phương
Rơ le trung gian(relay trung gian) là thiết bị không thế thiếu trong mạch điện tử dân dụng cũng như trong công nghiệp và có ứng dụng to lớn trong đời sống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về Rơ le trung gian là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng nhé!
Rơ le trung gian là gì
Rơ le trung gian là thiết bị điện tử có kích thước rất nhỏ, có chức năng chuyển mạch tín hiệu điều khiển và khuếch đại . Chúng được dùng rất nhiều trong các bảng mạch điện.Trong sơ đồ điều khiển, rơ le trung gian luôn được đặt ở vị trí tiếp điểm giữa các thiết bị điều khiển có công suất nhỏ với thiết bị công suất lớn.
Rơ le trung gian có nhiều loại. Hiện nay, chúng được phân loại như sau:
-Theo công suất điện gồm: Role trung gian 5V, 12V, 24VDC.
-Theo cấu tạo chân cắm: Role trung gian 5 chân, 8 chân và 14 chân.
Cấu tạo của Rơ le trung gian
Rơ le trung gian có thiết kế gồm lõi thép động, lõi thép tĩnh và cuộn dây. Cuộn dây bên trong có thể là cuộn cường độ, cuộn điện áp hoặc cả 2. Lõi thép động được bọc bởi lò xo cùng định vị bằng một vít điều chỉnh. Cơ chế tiếp điểm bao gồm tiếp điểm thuận và tiếp điểm nghịch.
Ngoài ra còn phải kể đến các bộ phận khác như vỏ bảo vệ và các chân ra tiếp điểm.
Nguyên lý hoạt động:
Rơ le trung gian có nguyên lý hoạt động tương tự Contactor nhưng vẫn có sự khác biệt. Khi cấp điện áp bằng giá trị điện áp định mức vào hai đầu cuộn dây của Rơ le trung gian, lực điện từ hút mạch từ kín lại, hệ thống tiếp điểm sẽ chuyển đổi trạng thái và duy trì ở trạng thái này. Tiếp điểm thường đóng sẽ hở ra, tiếp điểm thường hở sẽ đóng lại. Khi ngưng cấp nguồn, mạch từ hở, hệ thống tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu. Cứ như vậy, nguyên lý hoạt động này được lặp lại.
Công dụng của rơ le trung gian trong mạch điều khiển:
Rơ le trung gian được sử dụng trong mạch điện điều khiển với 2 chức năng chính như sau:
-Cách ly mạch điều khiển với mạch động lực, cách ly các mạch điện sử dụng và cấp điện áp khác nhau. Ví dụ trong mạch điều khiển, cuộn hút của Rơ le sử dụng điện áp là 220VAC còn tiếp điểm khi đưa vào thiết bị( biến tần, PLC,…) chỉ sử dụng điện áp nội bộ 24VDC.
-Nhân các tín hiệu cần sử dụng ở 2 vị trí trở lên. Ví dụ đối với Rơ le K5 (đây là Rơ le báo trạng thái biến tần lỗi), tín hiệu lỗi này đã được nhân lên và sử dụng cho 2 vị trí: tiếp điểm thường đóng trong mạch khởi động động cơ (Cuộn hút K1) và tiếp điểm thường mở để đóng/cắt tín hiệu đèn báo lỗi.
-Rơ le trung gian cũng được dùng trong mạch điều khiển PLC. Đầu ra PLC nối với cuộn hút của Rơ le trung gian, còn các đối tượng cần điều khiển chỉ tương tác với tiếp điểm Rơ le. Cách đấu nối này giúp bảo vệ đầu ra của PLC do được cách ly với mạch lực và các cấp điện áp khác.
Ứng dụng của Rơ le trung gian:
-Được tích hợp trong các bảng mạch điều khiển điện tử dân dụng cũng như trong công nghiệp, với ưu điểm thiết kế nhỏ gọn và dễ dàng lắp đặt, dễ thay thế.
– Rơ le trung gian thường được sử dụng nhằm truyền tín hiệu khi rơ le chính không đảm bảo khả năng đóng, ngắt do có số tiếp điểm khá nhiều (4 – 6 tiếp điểm). Ngoài ra, relay trung gian còn dùng để chia tín hiệu đến nhiều bộ phận khác từ một relay chính trong sơ đồ mạch điện điều khiển.
-Thường thì người ta chỉ sử dụng relay trung gian cho việc truyền tín hiệu hay dòng điện có giá trị từ vài Ampe trở xuống. Đối với dòng lớn hơn (vài chục Ampe trở nên) có tích hợp buồng dập hồ quang thì chúng ra phải sử dụng contactor.
Trên đây là các thông tin của mà chúng tôi chia sẻ về Rơ le trung gian là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng. Hi vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn nắm được các kiến thức về Rơ le trung gian và tìm được giải pháp tốt nhất cho công trình và gia đình của bạn.
Hãy liên hệ với Công ty CP thiết bị điện Hoàng Phương để được tư vấn và mua được sản phẩm chính hãng với giá cả hợp lí nhất.
Nguồn: Internet
Tham khảo một số loại Rơ le trung gian:
RƠ LE TRUNG GIAN 5A RXM2LB2B7 SCHNEIDER
RƠ LE TRUNG GIAN 5A RXM2LB2BD SCHNEIDER