Review ngành Công nghệ thông tin – Bạn có phù hợp với ngành CNTT?
Review ngành Công nghệ thông tin
Ngành Công nghệ thông tin được đánh giá là một ngành học tiềm năng với cơ hội việc làm rộng mở. Chính vì thế, ngành này được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và chọn lựa. Bài review ngành Công nghệ thông tin dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin tổng quan về ngành Công nghệ thông tin, giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành học này.
Review ngành Công nghệ thông tin nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ, đặc biệt là những bạn yêu thích máy tính, đam mê công nghệ bởi đây là một ngành hot, giàu tiềm năng trong tương lai. Tuy nhiên các bạn đã hiểu hết về ngành Công nghệ thông tin hay chưa? Cùng tìm hiểu nhé!
1. Công nghệ thông tin là gì?
Phần đầu của bài review ngành Công nghệ thông tin chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ thông tin là một ngành học được đào tạo để sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để phân phối và xử lý các dữ liệu thông tin, đồng thời dùng để trao đổi, lưu trữ và chuyển đổi các dữ liệu thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau.
Khi theo học ngành học này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin. Cụ thể, về phần kiến thức chuyên ngành sinh viên sẽ được trang bị kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.
Ngoài ra, sinh viên ngành Công nghệ thông tin còn được chú trọng phát triển các kỹ năng: Kỹ năng tư duy logic; Kỹ năng tư duy sáng tạo; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng quản lý thời gian,… Đây là những kỹ năng hết sức cần thiết nhằm giúp sinh viên phát huy tối đa những tố chất, khả năng mà một kỹ sư công nghệ thông tin cần phải có.
2. Review ngành Công nghệ thông tin học những gì?
Tại các trường đại học, sinh viên sẽ được học 4 môn học sau:
– Môn học đại cương: là những môn học khởi đầu cho các bạn sinh viên năm nhất, năm 2 khi bước vào đại học. Thông thường các môn đại cương gồm: Triết học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng, Tâm lý học,…
– Môn cơ sở ngành: là những môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung nhất của ngành học, là các kiến thức cơ sở cho quá trình học chuyên ngành về sau như: Đại số; Giải tích; Cơ – Nhiệt; Điện và Từ; Quang học; Phương pháp tính; Tối ưu hóa; Xử lý tín hiệu số; Lập trình hướng đối tượng; Cấu trúc dữ liệu và giải thuật; Kiến trúc máy tính; Mạng máy tính; Nguyên lý điều hành; Cơ sở dữ liệu…
– Môn chuyên ngành: là các môn học cung cấp kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về chuyên môn ngành học, trang bị cho sinh viên không chỉ kiến thức mà còn có các kỹ năng thực hành và kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn của ngành, đáp ứng tốt nhất cho công việc sau khi tốt nghiệp:
-
Khoa học máy tính
-
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
-
Công nghệ phần mềm
-
Kỹ thuật máy tính
-
Kỹ thuật mạng
-
Hệ thống thống quản lý thông tin
- …
– Các môn học về kỹ năng, tư duy như kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng tư duy logic;….
3. Danh sách các trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin trong năm 2022
Các bạn học sinh tham khảo danh sách các trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin dưới đây để lựa chọn cho mình môi trường phù hợp.
Khu vực miền Bắc
– Đại học Bách Khoa Hà Nội.
– Học viện Kỹ Thuật Quân Sự.
– Trường Đại học Công Nghệ – Đại học Quốc Gia Hà Nội.
– Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông Hà Nội.
– Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
– Đại học Quốc tế Bắc Hà
– …
Khu vực miền Nam
– Đại học Bách Khoa TP. HCM
– Đại học Công Nghệ Thông Tin – UIT.
– Đại học Khoa Học Tự Nhiên.
– Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật.
– Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ – HUTECH.
– ….
Trong đó, Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà là một trong những trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thông tin tốt nhất khu vực miền Bắc. Tại đây, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin để nâng cao tay nghề nhằm phát triển khả năng sửa chữa, xây dựng, cài đặt, bảo trì các phần cứng của máy tính cũng như nghiên cứu và phát triển các ứng dụng phần mềm.
Đặc biệt nhà trường còn chú trọng đào tạo tiếng Anh chuyên ngành để sinh viên có thể dễ dàng tiếp xúc với những nguồn tài liệu tham khảo của nước ngoài về chuyên ngành mình học; sinh viên sẽ luôn được tiếp cận với nguồn tri thức mới; từ đó tăng thêm nhiều cơ hội thăng tiến và khẳng định bản thân trong nền kinh tế hiện đại.
4. Review thực trạng ngành Công nghệ thông tin
Tại Việt Nam hiện nay có khoảng 58.000 doanh nghiệp Công nghệ thông tin. Tuy nhiên, đứng trước xu hướng chuyển đổi số hóa của thế giới, thì ngày nay không có một công ty, doanh nghiệp nào thiếu sự hiện diện của công nghệ thông tin.
Theo thống kê từ TopDev năm 2022, thị trường nhân lực ngành CNTT trong nước được dự báo là thiếu hụt 150.000 nhân lực và nhu cầu trong 3-5 năm tới ngày càng lớn.
Sinh viên ngành IT luôn được các nhà tuyển dụng săn đón ngay từ khi còn là sinh viên với mức lương khởi điểm luôn cao hơn so với mặt bằng chung. Cụ thể, các ông lớn công nghệ Việt Nam sẵn sàng trả một mức lương khởi điểm hậu hĩnh cho đội ngũ IT trung bình khoảng 1.500 USD (khoảng 34.5 triệu), con số có thể lên đến 5.776 USD (khoảng 132 triệu đồng) đối với vị trí CTO, CIO.
Không chỉ vậy, CNTT còn nằm trong nhóm ngành mũi nhọn ở các quốc gia trên thế giới nên cơ hội cho các bạn sinh viên IT làm việc tại nước ngoài là rất lớn.
Có thể thấy, ngành Công nghệ thông tin là một ngành giàu tiềm năng. Nếu bạn là một người chăm chỉ, ham học hỏi, cầu tiến thì không khó có thể kiếm được một công việc ổn định, “hái ra tiền” trong tương lai.
>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: “Những lý do bạn nên chọn học ngành Công nghệ thông tin” để đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân
5. Vị trí công việc khi học Công nghệ thông tin
- Lập trình viên (Developer)
- Kiểm duyệt chất lượng phần mềm (Tester)
- Phân tích nghiệp vụ (BA)
- Quản trị cơ sở dữ liệu (Database Administrator)
- Quản lý dự án Công nghệ thông tin (PM)
- Chuyên gia phân tích hệ thống (System Analyst)
- Kỹ sư vận hành tại các doanh nghiệp
- Kỹ sư phân tích định lượng
- Chuyên gia mật mã (Cryptographer)
- …
6. Review những tố chất cần có để học ngành Công nghệ thông tin
Để học tốt ngành Công nghệ thông tin, cũng như để thuận lợi cho công việc sau này, bạn nên tìm hiểu những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ thông tin. Theo đó những tố chất mà bạn cần có để có thể học tốt ngành này là:
-
Thành thạo ngoại ngữ
-
Đam mê công nghệ
-
Có kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork)
-
Ham học hỏi, nhạy bén, sáng tạo
-
Kiên trì, nhẫn nại, chịu áp lực tốt
Trên đây là “Review ngành Công nghệ thông tin” Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn trong việc chọn ngành, nghề phù hợp.