Review Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn (VKU) có tốt không?

Bạn hy vọng được học tập trong một môi trường đào tạo quốc tế có thể tạo cho bạn nhiều cơ hội để phát triển bản thân cũng như nghề nghiệp trong tương lai? Nhưng bạn đang đứng giữa ranh giới của những sự lựa chọn về cơ sở đào tạo quốc tế? Bạn đang lo lắng về vấn đề học phí khi theo học tại những ngôi trường này? Vậy thì bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn, Đại học Đà Nẵng. Đây là một ngôi trường được thành lập dưới sự hợp tác hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam và Hàn Quốc.

Thông tin chung

  • Tên trường: Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn, Đại học Đà Nẵng (tên viết tắt: VKU – Vietnam – Korea University of Information and Communication Technology)

  • Địa chỉ: Đô thị Đại học Đà Nẵng, 470 Đường Trần Đại Nghĩa, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng

  • Website: http://www.vku.udn.vn

  • Facebook: http://www.facebook.com/vku.udn.vn/

  • Mã tuyển sinh: VKU

  • Trang tin tuyển sinh: http://tuyensinh.vku.udn.vn/

  • Email tuyển sinh: [email protected]

  • Số điện thoại tuyển sinh: 0236 655 2688

Giới thiệu trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn, Đại học Đà Nẵng

Lịch sử phát triển

VKU có tiền thân từ khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông của Đại học Đà Nẵng. Khoa được thành lập theo Quyết định số 254/QĐ-ĐHĐN ngày 23/01/2017 của Giám đốc Đại học Đà Nẵng. Theo Quyết định số 15/QĐ-TTg ngày 03/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn được thành lập dựa trên sự hợp nhất của khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông, Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt – Hàn và Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin.

Mục tiêu phát triển

Phấn đấu đưa trường trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phục vụ cộng đồng về các lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông theo mô hình định hướng ứng dụng; trường học thông minh, hiện đại với phương thức quản trị tiên tiến nhằm đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng tốt yêu cầu của công việc trong thời kỳ công nghiệp số.

Đội ngũ cán bộ

Hiện nay, Trường gồm có 241 cán bộ, công chức viên chức và người lao động, trong đó có:

  • 2 Phó giáo sư

  • 37 Tiến sĩ

  • 100 Thạc Sĩ

  • 6 Chuyên gia quốc tế

  • 96 cán bộ và viên chức khác

Cơ sở vật chất

Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn tọa lạc trên khu đất rộng 21,5 ha. Cơ sở vật chất khang trang gồm 113 phòng học; 53 phòng thực hành, thí nghiệm với 1.877 máy tính và các thiết bị thực hành chuyên dụng khác; 2 thư viện và trung tâm học liệu; hệ thống thông tin nội bộ được điều khiển bởi tổng đài 200 số kết hợp với đường truyền cáp quang tốc độ cao kết nối Internet. Sau đây là các phòng thực hành, phòng thí nghiệm của trường phục vụ cho từng nhóm ngành đào tạo:

  • Phòng Thực hành Tin học

  • Phòng Thực hành Phần cứng máy tính

  • Phòng Thực hành Thương mại điện tử

  • Phòng Thí nghiệm Mạng và Truyền thông

  • Phòng Thí nghiệm điện tử, điều khiển tự động

  • Phòng Thí nghiệm Đa phương tiện

  • Phòng vẽ đồ họa, vẽ kiến trúc

Thông tin tuyển sinh

Thời gian xét tuyển

Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn dự kiến bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển vào 15/04/2021 đến hết ngày 15/6/2021.

Đối tượng và phạm vi tuyển sinh

Đối tượng tuyển sinh của VKU áp dụng cho tất cả thí sinh tốt nghiệp THPT của Việt Nam năm 2021 và trước năm 2021, có môn thi phù hợp với tổ hợp xét tuyển. Trong đó, bao gồm:

  • Nhóm 1: Thí sinh đạt giải khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi (HSG) Quốc gia hoặc các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và quốc tế.

  • Nhóm 2: Thí sinh đạt giải (nhất, nhì, ba) trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thí sinh đạt huy chương vàng, bạc, đồng trong Kỳ thi Olympic truyền thống, Kỳ thi HSG các trường THPT chuyên khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ, Kỳ thi Olympic cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

  • Nhóm 3: Thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT, ACT hoặc kết quả học dự bị đại học theo hình thức A-Level (có hạn sử dụng tính đến ngày kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển).

  • Nhóm 4: Thí sinh tham dự Đường lên đỉnh Olympia từ vòng thi tuần trở đi của Đài truyền hình Việt Nam.

  • Nhóm 5: Thí sinh là học sinh THPT chuyên các môn Toán, Vật Lý, Hóa học, Tin học.

  • Nhóm 6: Thí sinh đạt giải nhất, nhì trong Hội thi Olympic Tin học do trường tổ chức.

  • Nhóm 7: Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5.0 trở lên (hoặc TOEFL iBT từ 45 điểm trở lên, TOEIC từ 600 điểm trở lên) có thời hạn 2 năm tính đến ngày kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển.

  • Nhóm 8: Thí sinh đạt học lực giỏi (hai năm liên tục) ở bậc THPT.

Lưu ý: các nhóm thí sinh thuộc nhóm đối tượng 1, 2 chỉ được xét tuyển vào một số ngành liên quan đến môn đạt giải/môn chuyên, nghề dự thi của thí sinh. Tất cả thông tin cụ thể và chính xác về các ngành học được xét tuyển khi thuộc 2 nhóm đối tượng trên đều được ghi rõ trong website tuyển sinh của trường.

 Phương thức tuyển sinh

Năm nay, Trường thực hiện tuyển sinh theo 4 phương thức:

  • Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021: chỉ tiêu 605 thí sinh.

  • Xét tuyển theo kết quả học tập THPT theo tổ hợp môn xét tuyển (xét tuyển theo học bạ): chỉ tiêu 385 thí sinh.

  • Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐGNL ĐHQG TP.HCM) tổ chức: chỉ tiêu 55 thí sinh.

  • Xét tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng của Trường: chỉ tiêu 55 thí sinh.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển

Năm 2021, Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn quy định rõ ràng về điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của trường, theo từng phương thức tuyển sinh khác nhau. Cụ thể, như sau:

  1. Xét tuyển theo kết quả thi THPTQG quốc gia năm 2021: ĐXT (điểm xét tuyển) >= 15,0 điểm.

  2. Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (xét học bạ): ĐXT >= 15,0 điểm.

  3. Xét tuyển theo kết quả kết quả ĐGNL ĐHQG TP.HCM: điểm thi >= 600 điểm.

  4. Xét tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng: Tổng điểm học tập THPT 3 môn theo một trong các tổ hợp xét tuyển (A00, A01, D01, D07) đạt từ 18,00 trở lên, áp dụng cho tất cả các ngành của Trường (trừ thí sinh nằm trong nhóm 6).

  • Nhóm 1: Ưu tiên thí sinh đạt giải trong kỳ thi HSG Quốc gia.

  • Nhóm 2: Ưu tiên thí sinh đạt giải trong kỳ thi HSG cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

  • Nhóm 3: A-Level: PUM range

    80 (Toán C); ACT (36) >=  26, SAT (1600) >= 1200.

  • Nhóm 4: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2021.

  • Nhóm 5: Thí sinh có điểm trung bình môn chuyên (năm lớp 10 và lớp 11) đạt từ 8.00 trở lên. Trung bình các môn thuộc tổ hợp xét tuyển (năm lớp 10 và lớp 11) từ 5.00 trở lên.

  • Nhóm 6: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2021. Các giải này chỉ xét tuyển cho các ngành như Công nghệ Thông tin, Công nghệ Kỹ thuật máy tính và các chuyên ngành như Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Thiết kế mỹ thuật số.

  • Nhóm 7: Điểm học tập THPT mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển >= 6,0.

  • Nhóm 8: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2021.

Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển

Ngoài các phương thức xét tuyển trên thì nhà trường vẫn có những chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.

Các thí sinh được tuyển thẳng vào VKU bao gồm:

  • Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế.

  • Thí sinh đạt giải (Nhất, Nhì, Ba) học sinh giỏi các môn văn hóa cấp Quốc gia.

  • Thí sinh đạt giải (Nhất, Nhì, Ba) trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia.

  • Thí sinh đạt giải (Nhất, Nhì, ba) tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và quốc tế.

  • Thí sinh thuộc các đối tượng còn lại Hội đồng tuyển sinh Đại học Đà Nẵng sẽ xem xét, quyết định xét tuyển vào học ngành đăng ký xét tuyển căn cứ trên hồ sơ cụ thể của thí sinh. Điều này được quy định cụ thể tại đề án tuyển sinh năm 2021 của trường

    .

Đối tượng được ưu tiên xét tuyển, đó là các thí sinh nằm trong diện xét tuyển thẳng nhưng không đăng ký xét tuyển thẳng. Các thí sinh này sẽ được cộng thêm điểm vào tổng điểm xét tuyển của tổ hợp phù hợp với ngành đăng ký xét tuyển. Cụ thể, như sau:

  • Giải Nhất: 2 điểm

  • Giải Nhì: 1,5 điểm

  • Giải Ba: 1,0 điểm

  • Giải Khuyến khích: 0,5 điểm

Năm nay đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn tuyển sinh các ngành nào?

Năm 2021, Trường mở thêm 04 chuyên ngành đào tạo mới gồm Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Thiết kế mỹ thuật số, Quản trị Logistics và chuỗi cung ứng số và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số. Dưới đây là mã ngành, chỉ tiêu dự kiến và tổ hợp xét tuyển của từng ngành:

Điểm chuẩn Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn là bao nhiêu?

Năm 2020, điểm trúng tuyển vào VKU ở mức từ 18,05 – 18,25 điểm đối với phương thức xét tuyển bằng KQ thi THPT QG và 18 điểm cho tất cả các ngành đối với phương thức xét học bạ.

Ngành

Tổ hợp xét tuyển

Điểm trúng tuyển

Theo KQ thi THPT

Xét học bạ

Quản trị kinh doanh

A00, A01, D01, D90

18,25

18

Công nghệ Kỹ thuật

máy tính

A00, A01, D01, D90

18,05

18

Công nghệ thông tin

A00, A01, D01, D90

18,05

18

Học phí Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn là bao nhiêu?

Tùy vào từng ngành học mà mức học phí dự kiến (đồng/năm/sinh viên) của trường được quy định như sau:

Năm học

2021 – 2022

2022 – 2023

2023 – 2024

Ngành Quản trị kinh doanh

9.800.000

10.780.000

11.858.000

Ngành Công nghệ thông tin

Ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính

11.700.000

12.287.000

13.515.700

Review đánh giá Đại Học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn có tốt không?

Trường Đại Học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn được xây dựng theo mô hình đại học quốc tế, đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu các lĩnh vực CNTT và truyền thông. Không những vậy, VKU còn được định hướng phát triển trở thành một cơ sở giáo dục đào tạo với quy mô lớn nhất khu vực Miền trung – Tây nguyên theo quyết định của Chính phủ. Với những tiêu chuẩn này, VKU hứa hẹn là một môi trường học tập lý tưởng cho những ai có ước muốn theo đuổi.

5/5 – (1 vote)