Review Tổng quan về ngành Business ở Canada

Ngành Business (Hoặc còn gọi là Nhóm Ngành Kinh Doanh) – đây là một sân chơi mở cho những du học sinh thích tính toán, suy luận, hoặc có sở thích kinh doanh cá nhân,…

Business thực chất không phải là một môn cụ thể mà là một tên chung chỉ các nhóm ngành liên quan đến hoạt động liên quan đến trao đổi buôn bán giữa công ty với người tiêu dùng hoặc giữa các công ty lẫn nhau.

 

Review Tổng quan về ngành Business ở Canada

 

Đến với các ngành bậc học Cử nhân, Diploma hoặc sau Đại học, du học sinh sẽ bị choáng ngợp bởi sự đa dạng các nhóm ngành liên quan đến business như sau:

  • Kế toán (Accounting, Bookkeeping): có các chuyên ngành như Business Accounting, Strategic Accounting Management, Accounting and Payroll,…
  • Quản trị kinh doanh (Business Administration, Business Management): các chuyên ngành có thể kể đến International Business Administration, Global Business Management,…
  • Quản lí chuỗi cung ứng (Supply Chain Management): cùng các chuyên ngành như Global Supply Chain Management, Logistics Management,..
  • Tài chính ngân hàng (Banking, Finance): và các ngành như Finance Services, Financial Planning..
  • Luật kinh tế (Business Law): có thể kể đến như Paralegal, Alternative Dispute Resolution, International Trade Law,…
  • Marketing: và các chuyên ngành đặc biệt như Media Management, Digital Business Management, Marketing Business, Public Relations,…
  • Quan hệ công chúng (PR)
  • Quản trị nhân lực (Human Resources): Human Resources Management, Public Administration,..
  • Xác suất thống kê (Analytics) như Business Strategy, Business Analysis,…
  • Quản lý dự án (Project Management) và các cơ hội được thử sức với Hospitality Operations Management, Fund raising management,…
  • Quản lý văn phòng (Office Administration)
  • Tổ chức sự kiện (Event Planner)

 

Và còn rất nhiều mảng nhỏ trong một tổng thể khối “kinh doanh”.

 

Vì vậy, Business là lựa chọn đầu tiên của nhiều bạn bởi sự đa dạng trong lựa chọn ngành nghề và bậc học cao hơn sau này, cũng như nội dung học sẽ thoải mái “bay lượn” hơn so với các ngành kỹ thuật khác.

 

Tuy nhiên, khi vào năm học, có những môn học lại khá là “khoai” bởi các hầu hết du học sinh được trải nghiệm gần hết các mảng của business dưới dạng “đại cương”, ví dụ như Fundamentals of Marketing, Fundamentals of Accounting, Economics,…

 

📌📌Chương trình học: 📌📌

Điểm đặc biệt của phong cách giáo dục tại Canada, đó chính là các giáo sư, giảng viên đều là những người đã có kinh nghiệm, có công ty riêng hoặc “lăn lộn” lâu năm trong nghề.

 

Chính bởi vậy, họ luôn mang cho mình sự uyên bác tuyệt vời, đưa bạn đến những vấn đề trong kinh doanh qua các câu truyện “người thật- việc thật”.

 

Điều làm mình nhớ nhất, đó là khi một ông giáo sư dạy môn Business Strategy đã luôn dặn rằng: “Khi nào các trò tốt nghiệp và muốn mở công ty, hãy đến gặp tôi để được consult miễn phí, đừng qua bọn bên ngoài nhé”. Hoặc trong bài giảng, sẽ luôn có những lời khuyên hoặc bài học khá hữu ích cho những bạn đam mê kinh doanh.

 

Có một điểm mà các bạn nào đã từng học kinh tế ở Việt Nam sẽ cảm thấy có lợi thế hơn gấp tỷ lần, đó là chương trình học ở Canada có rất nhiều nét tương đồng so với ở Việt Nam khiến cho các kiến thức và nội dung không hề quá xa lạ. Với các bạn “tân binh” với ngành kinh doanh, hoặc do chuyển ngành học phục vụ mục đích định cư, các trường đều sẽ dạy đại cương giúp bạn trau dồi vốn kiến thức căn bản, các kì sau sẽ bắt đầu học chuyên sâu hơn về ngành bạn đã chọn.

 

Vì đặc tính của ngành business, hầu hết các bài tập thường làm làm nhóm và thuyết trình, sau đó viết báo cáo. Phong cách làm việc này được áp dụng cho cả trên trường và sau khi ra đi làm, khiến bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt đồng nghiệp. Bạn sẽ thích nghi với các deadline hàng tuần, một “xương sườn” dự án được xây dựng và hoàn thành từng bước ra làm sao. Chưa kể, bạn có thể học thêm được rất nhiều kinh nghiệm từ ngay kể cả bạn cùng lớp. Ví dụ như ad có cơ hội được học cùng một cô đã làm CFO cho ngân hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ, và học được rất nhiều qua việc phân tích tài chính trên lớp với cô ấy.

 

Đồng thời, thường các ngành business luôn có cơ hội đi kèm với coop – kỳ thực tập do trường Cao đẳng – Đại học tổ chức giúp bạn có thêm cơ hội được tiếp cận với các tập đoàn lớn tại Canada như KPMG, RBC,.. và giúp bạn khám phá thêm con đường nghề nghiệp của bạn.

 

Tùy mỗi ngành trong kinh tế sẽ có những “tính cách” khác nhau:

  • Accounting, bookkeeping, auditor, finance, analytics phù hợp với các bạn thích toán
  • Marketing, advertising, PR phù hợp với những bạn thích giao tiếp, tiếng anh giỏi và có khiếu nghệ thuật
  • Office administration, HR phù hợp với các bạn thích làm việc quản lý văn phòng.
  • Business administration, international business, project management thì chung chung hơn, thiên về quản lí, phù hợp với những bạn đã có kinh nghiệm làm việc trước đó, muốn học nâng cao hơn về kĩ năng quản lí, hoạch định chiến lược chẳng hạn.

 

📌📌 Cơ hội việc làm: 📌📌

Đại ý chung thì cơ hội việc làm của các ngành kinh tế khá là rộng mở. Tuy nhiên, hầu hết các ngành về kinh tế đều đòi hỏi các bạn phải có đầu óc chiến lược, am hiểu văn hóa Canada và kinh tế quốc tế, tiếng Anh giỏi, nên ít nhiều sẽ có nhiều khó khăn cho các bạn du học sinh Việt Nam, vốn không sinh ra ở Canada.

 

Một số ngành yêu cầu ít tiếng Anh và kiến thức kinh tế hơn có thể kế đến như là accounting, office administration, human resources.

Về mức lương, trên thực tế vì business quá rộng nên rất khó có thể đưa ra mức lương chung, tuy nhiên, theo thống kê của RBC Royal Bank, mức lương chung bình của các ngành kinh tế sẽ vào tầm 85,000 CAD 1 năm – 1 mức lương không hề tệ chút nào!

(https://discover.rbcroyalbank.com/top-ten-most-valuable-de…/ ).

 

Các bạn sinh viên mới ra trường cũng không quá khó khăn để kiếm được 1 công việc tầm từ 25000CAD đến 30,000 CAD/ 1 năm. Một điểm mạnh khác của kinh tế là hầu hết các ngành đều thuộc NOC B trở lên, phù hợp cho những bạn muốn định cư sau này.

Nguồn: Sưu tập