Review Đại học Nông lâm – Huế (HUAF) có tốt không?

Đại học Nông lâm, Đại học Huế là một trong những cơ sở đào tạo uy tín để sinh viên trên cả nước theo học các nhóm ngành Nông nghiệp, Kỹ thuật. Từng nhận được Huân chương Lao động hạng Nhì và nhiều huân chương khen ngợi đáng quý khác, Đại học Nông Lâm Huế đã và đang đào tạo nên những kỹ sư nông nghiệp tương lai cho nước nhà, đóng góp một phần rất lớn trong việc phát triển nông thôn và đưa nông sản Việt Nam ra cường quốc năm châu. Nếu bạn có hứng thú với Đại học Nông Lâm Huế, bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp được nhiều thắc mắc về trường đấy!

Thông tin chung

  • Tên trường: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế (Hue University of Agriculture and Forestry)

  • Địa chỉ: 102 Phùng Hưng, phường Thuận Thành, Thành phố Huế

  • Website: https://huaf.edu.vn/

  • Facebook: https://www.facebook.com/truongdaihocnonglamhue/

  • Mã tuyển sinh: DHL

  • Email tuyển sinh: [email protected]

  • Số điện thoại tuyển sinh: 0234.3522.535 – 0234.3525.049

Giới thiệu trường Đại học Nông lâm Đại học Huế

Lịch sử phát triển

Đại học Nông lâm Huế có tiền thân là trường Đại học Nông nghiệp II Huế được thành lập vào năm 1983 trên cơ sở sát nhập hai trường Đại học Nông nghiệp II và Trường Cao đẳng Nông Lâm nghiệp Huế. Lúc mới đầu, trường có 2 khoa chính là Trồng trọt – Chăn nuôi. Đến năm 1969, sau khi đã hoạt động ổn định, trường thành lập thêm khoa Chung và Kinh tế nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên trong khu vực miền Trung.

Mục tiêu phát triển

Trường Đại học Nông Lâm hướng đến mục tiêu đào tạo nên một nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cao, có khả năng nghiên cứu và phát minh những sản phẩm khoa học – công nghệ tiên tiến, đem lại giá trị sử dụng cao nhằm thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn cho miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.

Đội ngũ cán bộ

Hiện nay, đội ngũ nhà trường có số lượng là: 402 cán bộ, trong đó có 265 cán bộ cơ hữu, 34 nghiên cứu viên và 33 lao động hợp đồng. Các giảng viên trong trường đều có học vị cao, bao gồm: 37 Giáo sư và Phó giáo sư, 105 Tiến sĩ, 204 Thạc sĩ và 67 giảng viên đang học bậc sau đại học.

Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất của Đại học Nông lâm đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của sinh viên và giảng viên nhà trường. HUAF có tổng diện tích đất đai vào khoảng 835.629 m2 với 58 phòng thí nghiệm, 7 phòng thực hành, 1 xưởng tập, 1 nhà tập đa năng, 1 phòng hội trường và 58 phòng học. Ngoài ra, phòng thư viện của nhà trường tương đối rộng với khoảng 9213 đầu sách phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên và giảng viên.

Thông tin tuyển sinh

Thời gian xét tuyển

Nhà trường nhận hồ sơ theo lịch được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra.

Đối tượng và phạm vi tuyển sinh

Trường tuyển chọn các học sinh đã tốt nghiệp THPT trên phạm vi toàn quốc.

Phương thức tuyển sinh

Nhà trường có 3 phương thức tuyển sinh chính, bao gồm:

  • Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả học bạ THPT ở các môn trong tổ hợp môn xét tuyển của lớp 11 và học kỳ I năm học lớp 12.

  • Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên điểm thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.

  • Phương thức 3: Xét tuyển thẳng.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển

Các thí sinh thi vào trường Đại học Nông lâm Huế sẽ có các điều kiện để được nhận hồ sơ riêng dựa trên phương thức mà các thí sinh chọn, cụ thể:

  • Đối với phương thức xét tuyển dựa trên học bạ THPT: Điểm Trung bình 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển >= 18 (chưa nhân hệ số và chưa cộng điểm ưu tiên).

  • Đối với phương thức xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT: Tổng điểm 3 môn (đã bao gồm điểm ưu tiên) đạt trên mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển.

  • Đối với phương thức xét tuyển thẳng: tổng điểm 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển >= 24 và tất cả các môn >= 6.5 điểm.

Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển

Đại học Nông lâm Huế đưa ra chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng hoàn toàn dựa trên quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để tìm hiểu về chính sách này, bạn có thể xem tại Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Năm nay trường Đại học Nông lâm Đại học Huế tuyển sinh các ngành nào?

Đại học Nông lâm Huế có tất thảy 23 ngành học khác nhau. Các ngành hot trong nhiều năm trở lại đây thường là: Thú Y, Công nghệ thực phẩm, Nuôi trồng thủy sản, Bệnh học thủy sản… Sau đây là danh sách các ngành đào tạo, tổ hợp môn xét tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến của trường:

Điểm chuẩn trường Đại học Nông lâm Đại học Huế là bao nhiêu?

Năm 2020, ngành học lấy điểm cao nhất của trường là ngành Thú Y và Công nghệ thực phẩm (19 điểm). Các ngành còn lại đều có mốc điểm nằm trong khoảng 13 – 18.5, tùy vào từng ngành học.

Ngành

Tổ hợp xét tuyển

Điểm chuẩn THPT

Điểm chuẩn học bạ

Chăn nuôi (Song ngành Chăn nuôi – Thú y)

B00, A02, D08, A00

17

18

Thú y

B00, A02, D08, A00

19

19

Công nghệ thực phẩm

B00, A00, C02, A02

18

19

Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm

B00, A00, C02, A02

15

18

Công nghệ sau thu hoạch

B00, A00, C02, A02

15

18

Kỹ thuật cơ sở hạ tầng

A00, B00, A10, A02

15

18

Kỹ thuật cơ điện tử

A00, B00, A10, A02

15

18

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

A00, B00, A10, A02

15

18

Lâm học (Lâm nghiệp)

B00, A00, D08, A02

15

18

Quản lý tài nguyên rừng (Kiểm lâm)

B00, A00, D08, A02

15

18

Nuôi trồng thủy sản

B00, A00, D08, A02

15

18

Quản lý thủy sản

B00, A00, D08, A02

15

18

Bệnh học thủy sản

B00, A00, D08, A02

15

18

Quản lý đất đai

A00, B00, C01, C04

15

18

Bất động sản

A00, B00, C00, C04

15

18.5

Khuyến nông

C00, B00, A00, C04

15

18

Phát triển nông thôn

C00, B00, A00, C04

15

18

Khoa học cây trồng

A00, B00, D08, A02

15

18

Bảo vệ thực vật

A00, B00, D08, A02

15

18

Nông học

A00, B00, D08, A02

15

18

Nông nghiệp công nghệ cao

A00, B00, D08, A02

15

18

Sinh học ứng dụng

A00, B00, D08, A02

15

18

Kinh doanh và khởi nghiệp nông thôn

A00, D01, C00, C04

15

18

Học phí trường Đại học Nông lâm Đại học Huế là bao nhiêu?

HUAF chia ra thành 2 mốc học phí tùy vào ngành học, cụ thể như sau:

  • Nhóm ngành Nông lâm nghiệp và thủy sản: 260.000/tín chỉ;

  • Nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Thú y, Môi trường và bảo vệ môi trường, Kiến trúc và xây dựng, Sản xuất và chế biến, Kinh doanh và quản lý: 300.000/tín chỉ.

Xem thêm: Học phí Đại học Nông lâm Đại học Huế

Review đánh giá Đại học Nông lâm Đại học Huế có tốt không?

Với quá trình hơn 50 năm xây dựng và phát triển. Hiện nay, Đại học Nông lâm Huế đã đào tạo hơn 27.000 kỹ sư, 1.500 thạc sĩ và hàng trăm tiến sĩ đã có nhiều bài luận, nghiên cứu về kỹ thuật, nông nghiệp, đóng một phần không nhỏ vào nền nông nghiệp nước nhà. Nếu bạn yêu thích những ngành Nông lâm và mong muốn trở thành kỹ sư nông nghiệp, đừng bỏ lỡ mái trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế nhé!

Đánh giá bài viết