RÈN KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ MẦM NON
Việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối vứa lứa tuổi mầm non. Đó là phương tiện không thể thiếu để gíúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách
Kỹ năng tự phục vụ là những thói quen sinh hoạt thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh. Tập những kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, từng bước hình thành nhân cách sống cho trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được đưa lên hàng đầu. Nếu các con không có kỹ năng tự phục vụ bản thân, các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại.
Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non
Thực trạng kỹ năng tự phục vụ của trẻ ngày nay
Thời gian qua, dư luận phản ánh khá nhiều về thực trạng trẻ thiếu kiến thức về Kỹ năng sống mà trong đó cơ bản nhất là kỹ năng tự phục vụ các em cũng không có. Đa phần các em sống rất ích kỷ, chỉ biết đến bản thân, chỉ biết nhận biết hưởng thụ mà không biết cho đi. Ở trường cũng như ở nhà, các em hầu như hoàn toàn thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp tình huống trong thực tế thì lúng túng không biết xử lý như thế nào.
Nguyên nhân đưa đến việc ý thức tự phục vụ và khả năng tự phục vụ của trẻ chưa tốt
– Phía gia đình: một số phụ huynh nuông chiều trẻ quá mức, do kinh tế khá giả hoặc một số em thiếu sự quan tâm sâu sát của gia đình do kinh tế khó khăn; các em thiếu hụt về mặt tình cảm gia đình.
– Phía xã hội: các ban ngành đoàn thể chưa quan tâm đúng mức, công nghệ thông tin quá phát triển làm ảnh hướng đến kỹ năng tự phục vụ của trẻ.
* Biện pháp giúp năng cao kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
– Dạy trẻ càng sớm càng tốt
– Người lớn nên tránh làm thay trẻ, phải phân công công việc cụ thể cho bé và các thành viên khác ở nhà cũng như ở trường, đồng thời giải thích cho bé việc đó để bé hiểu rằng mỗi người đều có trách nhiệm với công việc và hình thành thói quen làm việc. Cần tập và lặp đi lặp lại để trẻ hình thành thói quen. tránh làm thay trẻ.
-
Người lớn nên là một tấm gương khi áp dụng các
cách giáo dục con cái
với các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ
,
nghĩa là phải có tinh thần tự lập cao và luôn sắp xếp nhà cửa một cách gọn gàng, ngăn nắp. Khi trẻ đang làm công việc được giao, người lớn cũng nên làm công việc của mình, để trẻ có cảm giác “công bằng” và mỗi người đều có vai trò quan trọng như nhau.
-
Người lớn cũng có thể dạy trẻ quét nhà, lau nhà, tưới cây hay trông em, nhặt rau, rửa chén bát hay chế biến những món ăn đơn giản. Khi giao cho trẻ một công việc, trẻ sẽ thấy mình là người quan trọng và có trách nhiệm thực hiện công việc một cách tốt hơn.
-
– Luôn có những biện pháp khen thưởng, khích lệ, động viên công nhận trẻ đã hoàn thành công việc nào đó và đưa ra những lời nhận xét tích cực sau mỗi việc mà trẻ đã làm
– Khi trẻ mắc lỗi hay lười biếng trong quá trình rèn luyện kỹ năng sống, người lớn chỉ nên động viên, khuyên bảo và uốn nắn cho trẻ bằng những lời nhẹ nhàng. Không nên để trẻ có tâm lý tiêu cực khi còn nhỏ. Ngược lại, nên khuyến khích và khen thưởng với những thành quả của bé, để bé biết hài lòng và yêu thích những công việc được giao.
– Rèn luyện nề nếp thói quen trong mọi hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.
Hàng ngày, trẻ đến lớp với các nội dung hoạt động: Giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh, học tập, giờ vui chơi, giờ đón trẻ, giờ trả trẻ mọi sinh hoạt là những hình thức mà trẻ được rèn luyện.
Đối với độ tuổi mầm non để đưa các cháu vào nề nếp thói quen thật sự không hề đơn giản. Thực tế các cháu còn rất bé, chưa có ý thức được như các anh chị lớn, điều này cũng là thử thách lớn cho cô giáo. Muốn tạo cho trẻ được thói quen thường xuyên phải luôn nhẹ nhàng gần gũi và tình cảm với trẻ để uốn nắn trẻ hoặc thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện trò chơi có nội dung nói về nề nếp thói quen, hoặc cô giáo cũng có thể sử dụng để trẻ phần nào liên hệ tới bản thân mà ngoan hơn và biết vâng lời cô giáo.
– Nề nếp thói quen học tập, vui chơi:
-
Rèn luyện và hình thành cho trẻ có nề nếp thói quen giờ nào việc ấy
-
Trong giờ học trật tự nghiêm túc ngoan ngoãn thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của cô
-
Nhắc nhỡ trẻ không nói chuyện riêng không khóc nhè hoặc châm chọc bạn trong giờ học.
-
Trẻ nhiệt tình hăng hái hoạt động tích cực.
-
Trẻ chơi ngoan đoàn kết, biết nhường nhịn và giúp đỡ bạn trong khi chơi.
-
Có ý thức bảo quản , giữ gìn đồ dùng đồ chơi, không đập phá hoặc tranh dành đồ chơi của bạn
-
Trẻ hoạt động độc lập và tích cực hứng thú tại nhóm chơi
VD: Rèn luyện cho trẻ thói quen biết chào hỏi thông qua: Các bài hát như: Lời chào buổi sáng, Mẹ yêu không nào
Các bài thơ: Chào , miệng xinh
Qua bài thơ, bài hát rèn cho trẻ thói quen khi chơi xong biết cất dọn đồ chơi như :
“ Bạn ơi hết giờ rồi
Nhanh tay cất đồ chơi,
Nhẹ tay thôi bạn nhé.
Cất đồ chơi đi nào”.
Hoặc :
“ Giờ chơi hết rồi.
Nào các bạn ơi.
Ta cùng cất dọn
Đồ dùng đồ chơi
Vào nới quy định”
– Nề nếp thói quen ăn, ngủ:
-
Rèn luyện cho trẻ có nề nếp thói quen trong ăn , ngủ điều độ đúng giờ giấc
-
Tạo cho trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất không làm rơi vãi, không nói chuyện trong giờ ăn, biết rửa mặt và rửa tay trước và sau khi ăn
-
Rèn cho trẻ có thói quen đến giờ đi ngủ, ngủ ngoan, ngủ đủ giấc, không nói chuyện và không chêu chọc bạn trong khi ngủ
Hình ảnhTrẻ lớp 4tuổi tự giải chiếu
Qua bài thơ, bài hát, câu chuyện dạy cho trẻ thói quen khi ăn, khi ngủ như: Bài thơ : “ Giờ ăn”
Đến giờ ăn cơm
Vào bàn bạn nhé
Nào thìa, bát, đĩa
Xúc cho gọn gàng
Chớ có vội vàng
Cơm rơi, cơm vãi
Bài hát : “ Giờ đi ngủ”
Bài thơ : “ Giờ đi ngủ”
“Vào giường đi ngủ
Không nghịch đồ chơi
Không gọi bạn ơi
Không cười khúc khích
Không ai tinh nghịch
Giơ chân , giơ tay
Phải nằm cho ngay
Mắt thì nhắm lại.”
– Rèn thói quen vệ sinh và tự phục vụ cho trẻ :
-
Rèn luyện cho trẻ nề nếp thói quen vệ sinh văn minh trong sạch ở hàng ngày.
-
Trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, quần áo gọn gàng, biết mặc quần áo theo mùa
-
Trẻ biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, không ăn quà vặt, không uống nước lã, trước khi ăn biết rửa tay sạch sẽ.
-
Trẻ biết cùng nhau tham gia giúp cô giáo một số công việc như: chải chiếu cất gối, biết đi vệ sinh và ngồi bô đúng nơi quy định và không vứt rác bừa bãi.
-
Hình ảnh trẻ lớp 4tuổi phơi khăn lên giá
Qua các bài thơ sau :
Bài thơ: “ Chùi mũi”
“Mỗi khi có mũi
Bé nhớ chùi ngay
Chớ có dùng tay
Quyệt ngay lên má
Trông thật xấu quá
Cô chẵng yêu đâu.”
Bài thơ : “ Rửa tay cho sạch”
“Cô dặn bé
Trước giờ ăn
Khi tay bẩn
Phải rửa ngay
Với xà phòng
Bé ghi lòng
Lời cô dặn.”
Tóm lại: Trẻ em là một đối tượng khá nhạy cảm, nếu trẻ được tiếp xúc với nên giáo dục tốt thì trẻ sẽ phát triển theo chiều hướng tốt và ngược lại. Do đó việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt và là phương pháp rất quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ. Trong việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ trong học tập, vui chơi, ăn ngủ, vệ sinh tự phục vụ bản thân của trẻ không phải nói mà có được, mà cô giáo là người phải thật sự nhiệt tình nhẹ nhàng diều dắt trẻ dần dần từng bước, nhẹ nhàng, ân cần , âu yếm với trẻ để trẻ tư tin và trẻ coi cô là người mẹ thứ hai của trẻ, để trẻ tự tin hứng thú thực hiện đi vào nề nếp của các hoạt động trong ngày một cách tốt nhất.
Việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là vô cùng cần thiết, đặc biệt là đối vứa lứa tuổi mầm non. Đó là phương tiện không thể thiếu để gíúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách
Kỹ năng tự phục vụ là những thói quen sinh hoạt thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh. Tập những kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, từng bước hình thành nhân cách sống cho trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được đưa lên hàng đầu. Nếu các con không có kỹ năng tự phục vụ bản thân, các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại.
Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non
Thực trạng kỹ năng tự phục vụ của trẻ ngày nay
Thời gian qua, dư luận phản ánh khá nhiều về thực trạng trẻ thiếu kiến thức về Kỹ năng sống mà trong đó cơ bản nhất là kỹ năng tự phục vụ các em cũng không có. Đa phần các em sống rất ích kỷ, chỉ biết đến bản thân, chỉ biết nhận biết hưởng thụ mà không biết cho đi. Ở trường cũng như ở nhà, các em hầu như hoàn toàn thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp tình huống trong thực tế thì lúng túng không biết xử lý như thế nào.
Nguyên nhân đưa đến việc ý thức tự phục vụ và khả năng tự phục vụ của trẻ chưa tốt
– Phía gia đình: một số phụ huynh nuông chiều trẻ quá mức, do kinh tế khá giả hoặc một số em thiếu sự quan tâm sâu sát của gia đình do kinh tế khó khăn; các em thiếu hụt về mặt tình cảm gia đình.
– Phía xã hội: các ban ngành đoàn thể chưa quan tâm đúng mức, công nghệ thông tin quá phát triển làm ảnh hướng đến kỹ năng tự phục vụ của trẻ.
* Biện pháp giúp năng cao kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
– Dạy trẻ càng sớm càng tốt
– Người lớn nên tránh làm thay trẻ, phải phân công công việc cụ thể cho bé và các thành viên khác ở nhà cũng như ở trường, đồng thời giải thích cho bé việc đó để bé hiểu rằng mỗi người đều có trách nhiệm với công việc và hình thành thói quen làm việc. Cần tập và lặp đi lặp lại để trẻ hình thành thói quen. tránh làm thay trẻ.
-
Người lớn nên là một tấm gương khi áp dụng các
cách giáo dục con cái
với các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ
,
nghĩa là phải có tinh thần tự lập cao và luôn sắp xếp nhà cửa một cách gọn gàng, ngăn nắp. Khi trẻ đang làm công việc được giao, người lớn cũng nên làm công việc của mình, để trẻ có cảm giác “công bằng” và mỗi người đều có vai trò quan trọng như nhau.
-
Người lớn cũng có thể dạy trẻ quét nhà, lau nhà, tưới cây hay trông em, nhặt rau, rửa chén bát hay chế biến những món ăn đơn giản. Khi giao cho trẻ một công việc, trẻ sẽ thấy mình là người quan trọng và có trách nhiệm thực hiện công việc một cách tốt hơn.
-
– Luôn có những biện pháp khen thưởng, khích lệ, động viên công nhận trẻ đã hoàn thành công việc nào đó và đưa ra những lời nhận xét tích cực sau mỗi việc mà trẻ đã làm
– Khi trẻ mắc lỗi hay lười biếng trong quá trình rèn luyện kỹ năng sống, người lớn chỉ nên động viên, khuyên bảo và uốn nắn cho trẻ bằng những lời nhẹ nhàng. Không nên để trẻ có tâm lý tiêu cực khi còn nhỏ. Ngược lại, nên khuyến khích và khen thưởng với những thành quả của bé, để bé biết hài lòng và yêu thích những công việc được giao.
– Rèn luyện nề nếp thói quen trong mọi hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.
Hàng ngày, trẻ đến lớp với các nội dung hoạt động: Giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh, học tập, giờ vui chơi, giờ đón trẻ, giờ trả trẻ mọi sinh hoạt là những hình thức mà trẻ được rèn luyện.
Đối với độ tuổi mầm non để đưa các cháu vào nề nếp thói quen thật sự không hề đơn giản. Thực tế các cháu còn rất bé, chưa có ý thức được như các anh chị lớn, điều này cũng là thử thách lớn cho cô giáo. Muốn tạo cho trẻ được thói quen thường xuyên phải luôn nhẹ nhàng gần gũi và tình cảm với trẻ để uốn nắn trẻ hoặc thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện trò chơi có nội dung nói về nề nếp thói quen, hoặc cô giáo cũng có thể sử dụng để trẻ phần nào liên hệ tới bản thân mà ngoan hơn và biết vâng lời cô giáo.
– Nề nếp thói quen học tập, vui chơi:
-
Rèn luyện và hình thành cho trẻ có nề nếp thói quen giờ nào việc ấy
-
Trong giờ học trật tự nghiêm túc ngoan ngoãn thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của cô
-
Nhắc nhỡ trẻ không nói chuyện riêng không khóc nhè hoặc châm chọc bạn trong giờ học.
-
Trẻ nhiệt tình hăng hái hoạt động tích cực.
-
Trẻ chơi ngoan đoàn kết, biết nhường nhịn và giúp đỡ bạn trong khi chơi.
-
Có ý thức bảo quản , giữ gìn đồ dùng đồ chơi, không đập phá hoặc tranh dành đồ chơi của bạn
-
Trẻ hoạt động độc lập và tích cực hứng thú tại nhóm chơi
VD: Rèn luyện cho trẻ thói quen biết chào hỏi thông qua: Các bài hát như: Lời chào buổi sáng, Mẹ yêu không nào
Các bài thơ: Chào , miệng xinh
Qua bài thơ, bài hát rèn cho trẻ thói quen khi chơi xong biết cất dọn đồ chơi như :
“ Bạn ơi hết giờ rồi
Nhanh tay cất đồ chơi,
Nhẹ tay thôi bạn nhé.
Cất đồ chơi đi nào”.
Hoặc :
“ Giờ chơi hết rồi.
Nào các bạn ơi.
Ta cùng cất dọn
Đồ dùng đồ chơi
Vào nới quy định”
– Nề nếp thói quen ăn, ngủ:
-
Rèn luyện cho trẻ có nề nếp thói quen trong ăn , ngủ điều độ đúng giờ giấc
-
Tạo cho trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất không làm rơi vãi, không nói chuyện trong giờ ăn, biết rửa mặt và rửa tay trước và sau khi ăn
-
Rèn cho trẻ có thói quen đến giờ đi ngủ, ngủ ngoan, ngủ đủ giấc, không nói chuyện và không chêu chọc bạn trong khi ngủ
Hình ảnhTrẻ lớp 4tuổi tự giải chiếu
Qua bài thơ, bài hát, câu chuyện dạy cho trẻ thói quen khi ăn, khi ngủ như: Bài thơ : “ Giờ ăn”
Đến giờ ăn cơm
Vào bàn bạn nhé
Nào thìa, bát, đĩa
Xúc cho gọn gàng
Chớ có vội vàng
Cơm rơi, cơm vãi
Bài hát : “ Giờ đi ngủ”
Bài thơ : “ Giờ đi ngủ”
“Vào giường đi ngủ
Không nghịch đồ chơi
Không gọi bạn ơi
Không cười khúc khích
Không ai tinh nghịch
Giơ chân , giơ tay
Phải nằm cho ngay
Mắt thì nhắm lại.”
– Rèn thói quen vệ sinh và tự phục vụ cho trẻ :
-
Rèn luyện cho trẻ nề nếp thói quen vệ sinh văn minh trong sạch ở hàng ngày.
-
Trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, quần áo gọn gàng, biết mặc quần áo theo mùa
-
Trẻ biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, không ăn quà vặt, không uống nước lã, trước khi ăn biết rửa tay sạch sẽ.
-
Trẻ biết cùng nhau tham gia giúp cô giáo một số công việc như: chải chiếu cất gối, biết đi vệ sinh và ngồi bô đúng nơi quy định và không vứt rác bừa bãi.
-
Hình ảnh trẻ lớp 4tuổi phơi khăn lên giá
Qua các bài thơ sau :
Bài thơ: “ Chùi mũi”
“Mỗi khi có mũi
Bé nhớ chùi ngay
Chớ có dùng tay
Quyệt ngay lên má
Trông thật xấu quá
Cô chẵng yêu đâu.”
Bài thơ : “ Rửa tay cho sạch”
“Cô dặn bé
Trước giờ ăn
Khi tay bẩn
Phải rửa ngay
Với xà phòng
Bé ghi lòng
Lời cô dặn.”
Tóm lại: Trẻ em là một đối tượng khá nhạy cảm, nếu trẻ được tiếp xúc với nên giáo dục tốt thì trẻ sẽ phát triển theo chiều hướng tốt và ngược lại. Do đó việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt và là phương pháp rất quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ. Trong việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ trong học tập, vui chơi, ăn ngủ, vệ sinh tự phục vụ bản thân của trẻ không phải nói mà có được, mà cô giáo là người phải thật sự nhiệt tình nhẹ nhàng diều dắt trẻ dần dần từng bước, nhẹ nhàng, ân cần , âu yếm với trẻ để trẻ tư tin và trẻ coi cô là người mẹ thứ hai của trẻ, để trẻ tự tin hứng thú thực hiện đi vào nề nếp của các hoạt động trong ngày một cách tốt nhất.