Quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Mẫu quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là gì? Mẫu quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (13/QĐ-THTV)? Quy định về tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính?

    Trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính thì đối với những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần phải tiêu hủy, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện tiêu hủy, việc này cần đến quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Vậy mẫu quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có nội dung và hình thức như thế nào, cách thức soạn thảo mẫu văn bản này ra sao?

    Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

    1. Quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là gì?

    Mẫu quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (13/QĐ-THTV) là văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành với các nội dung bao gồm các thông tin sau: các văn bản pháp luật làm căn cứ cho quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thông tin của người ra quyết định, thông tin của số tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

    Mục đích của mẫu quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (13/QĐ-THTV): khi cơ quan có thẩm quyền nhận thấy cần tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì cơ quan này sẽ ban hành quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nhằm mục đích tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

    Xem thêm: Quy trình tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như thế nào?

    2. Mẫu quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (13/QĐ-THTV):

    Mẫu số 13/QĐ-THTV

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    —————————–

    …… (1)

    …. (2)

    Số:…./QĐ-THTV

    …..(3)….., ngày …. tháng …… năm ….

    QUYẾT ĐỊNH

    Tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính(*)

    Căn cứ Khoản 2 Điều 65, Khoản 1 Điều 82, các khoản 5 và 6 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính;

    Căn cứ Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số… ngày……/……/….. của……(nếu có);

    Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số:…../BB-VPHC lập ngày…../…../…..;

    Căn cứ Biên bản xác minh vụ việc vi phạm hành chính số:……. lập ngày…./…../….(nếu có);

    Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số… ngày…../…/…(nếu có);

    Tôi: ….

    Cấp bậc, chức vụ: …..

    Đơn vị: …..

    QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1. Tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bao gồm (4):

    STT

    TÊN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN

    SỐ LƯỢNG

    ĐƠN VỊ TÍNH

    ĐẶC ĐIỂM, CHỦNG LOẠI, SỐ HIỆU, NHÃN HIỆU, KÝ HIỆU, SỐ ĐĂNG KÝ (NẾU CÓ), XUẤT XỨ (NẾU CÓ), TÌNH TRẠNG

    GHI CHÚ

    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

    Điều 3. Gửi cho (5)…….để tổ chức thực hiện Quyết định này và lập Biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo đúng quy định./.

    Nơi nhận:

    – Như Điều 3;

    – Lưu: Hồ sơ.

    NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH

    (Ký, đóng dấu; ghi rõ chức vụ, họ tên)

    Xem thêm: Mẫu đơn xin nhận lại xe, giấy tờ xe bị tạm giữ, đơn xin nhận lại tang vật

    3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:

    Người soạn thảo Mẫu quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu quyết định chính xác và có hiệu lực.

    Theo đó về hình thức mẫu quyết định, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:

    Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ghi tên Viện kiểm sát ban hành;

    Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.

    Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu quyết định, cần ghi chính xác thời gian này;

    Chính giữa văn bản là Mẫu quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

    Về nội dung mẫu quyết định: các căn cứ ra quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, nội dung quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và trách nhiệm của các chủ thể liên quan về quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

    Hướng dẫn soạn thảo chi tiết:

    (*) Áp dụng trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc trường hợp người vi phạm không đến nhận lại tang vật, phương tiện/không xác định được người vi phạm;

    (1) Tên cơ quan chủ quản;

    (2) Tên đơn vị ra quyết định tiêu hủy;

    (3) Ghi rõ địa danh hành chính;

    (4) Trường hợp tiêu hủy nhiều tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì phải lập bảng thống kê riêng kèm theo Quyết định này;

    (5) Ghi tên của cá nhân/tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành Quyết định.

    Xem thêm: Tang vật là gì? Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính?

    4. Quy định về tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:

    Theo Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bao gồm các chủ thể sau đây:

    + Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã;

    + Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

    + Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng;

    + Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ cùng các Trưởng phòng nghiệp vụ khác liên quan;

    + Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng;

    + Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển;

    + Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;

    + Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;

    + Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan;

    + Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    + Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm;

    + Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng;

    + Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm;

    + Chi cục trưởng Chi cục Thuế;

    + Cục trưởng cục thuế;

    + Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường;

    + Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường;

    + Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ;

    + Chánh Thanh tra sở; Chánh Thanh tra Các cục;

    + Cục trưởng Cục Thống kê, Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt;

    + Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành lập;

    + Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt;

    + Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không, Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa;

    + Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa;

    + Thẩm phán chủ tọa phiên toà;

    + Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản;

    + Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực;

    + Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự;

    + Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu.

    Theo Điều 81 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện như sau:

    –  Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản về quá trình tịch thu tang vật.

    – Yêu cầu đối với biên bản như sau: Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến.

    – Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt nếu nhận thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này nhằm xác nhận tình trạng tang vật, tránh trường hợp không nắm bắt được tình hình tang vật. Biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.

    – Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ.

    – Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sau khi có quyết định tịch thu sẽ được cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.