Quyết định là gì? Thẩm quyền ban hành, nội dung của quyết định

Quyết định là hình thức văn bản pháp luật bao gồm cả văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Bài viết phân tích các vấn đề pháp lý liên quan đến quyết định như thầm quyền, nội dung, hình thức của quyết định, cụ thể:

Quyết định là văn bản quy phạm pháp luật được dùng để ban hành các biện pháp, thể lệ cụ thể một số loại quyết định cá biệt được ban hành dưới hình thức lời nói, dấu hiệu…

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các quyết định hành chính cá biệt có thể trở thành đối tượng bị kiện ra trước Toà án.

 

1. Thẩm quyền ban hành quyết định

Quyết định được ban hành bởi các cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền như: Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Kiểm toán nhà nước, uỷ ban nhân dân các cấp, chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp, thủ trưởng các cơ quan nhà nước khác, các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, cá nhân có thẩm quyền…

 

2. Nội dung của quyết định

2.1 Với tính chất là văn bản quy phạm pháp luật

Tùy theo thẩm quyền của mỗi chủ thể mà nội dung của quyết định quy phạm pháp luật cũng được ban hành để giải quyết những công việc khác nhau.

– Quyết định của Chủ tịch nước được ban hành để tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình ưạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp được; vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.

– Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quy định về:

+ Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, chế đệ làm việc với các thành viên Chính phủ, chính quyền địa phương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

+ Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.(1)

– Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước được ban hành để quy định chuẩn mực kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán.

– Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.

– Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật giao.

 

2.2 Với tính chất là văn bản áp dụng pháp luật

Mỗi cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền ban hành quyết định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà pháp luật quy định. Vì vậy, quyết định được sử dụng để giải quyết nhiều công việc khác nhau.

Quyết định với tính chất là văn bản áp dụng pháp luật được các chủ thể quản lý nhà nước, đặc biệt là các chủ thể quản lý hành chính nhà nước sử dụng rất phổ biến, thường xuyên để giải quyết các công việc phát sinh trong nội bộ cơ quan cũng những vấn đề khác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. (Xem: Điều 20 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 như trong các lĩnh vực quản lý nhà nước).

Hiện nay, có rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội được các chủ thể quản lý sử dụng quyết định để thực thi nhiệm vụ như: lĩnh vực kinh tế, giao thông, xây dựng, văn hoá, thông tin, đất đai, khiếu nại… nhưng cơ bản và phổ biến hơn cả là các nhóm lĩnh vực sau:

– Trong lĩnh vực tổ chức nhân sự: Tổ chức nhân sự là toàn bộ những vấn đề có liên quan đến việc sử dụng con người trong các cơ quan, tổ chức như bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức một chức vụ nhà nước; khen thưởng, kỉ luật cán bộ, công chức của cơ quan hay tuyển dụng, điều động, thuyên chuyển, biệt phái công tác, nâng ngạch lương, chuyển ngạch lương cho cán bộ, công chức…

– Trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính: Xử lý vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính.

Hiện nay, có khoảng hơn 50 nghị định quy định về xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: giao thông, đất đai, xây dựng, du lịch, văn hoá, thông tin, giáo dục…

Đe áp dụng quy định trong các nghị định về xử lý vi phạm hành chính vào các trường hợp cụ thể phát sinh trên thực tiễn, các chủ thể có thẩm quyền sẽ ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đây là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng và thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.

– Quyết định được sử dụng để giải quyết khiếu nại, tố cáo bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người dân.

Khi công dân thực hiện quyền khiếu nại, to cáo của mình thì các chủ thể quản lý nhà nước có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo. Kết quả của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các chủ thể có thẩm quyền sẽ được thể hiện dưới hình thức văn bản pháp lý đó chính là quyết định. Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ được ban hành sau khi người cỏ tham quyền đã thu thập được đầy đủ tài liệu và đã giải quyết được tất cả các yêu càu nêu ra trong khiếu nại, tố cáo. Một quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo được coi là hợp pháp và mang tính khả thi phải đáp ứng được rất nhiều yêu cầu về cả nội dung lẫn hình thức.

Như vậy, quyết định là hình thức văn bản áp dụng pháp luật quan trọng và duy nhất được sử dụng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người dân.

– Trong lĩnh vực tố tụng: Quyết định không chỉ được các chủ thể quản lý hành chính nhà nước sử dụng để quản lý các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, mà còn được cơ quan tư pháp sử dụng trong quá trình tiến hành tố tụng để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Trong tố tụng hình sự, quyết định được cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án sử dụng để khởi tố vụ án, không khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt, tạm giam, truy tố, đưa vụ án ra xét xử… Trong tố tụng dân sự, theo quy định tại các điều 47,48,49 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, quyết định được ban hành trong các trường hợp như: Chánh án toà án nhân dân ra quyết định để phân công thẩm phán thụ lý vụ việc dân sụ, hội thẩm nhân dân tham gia hội đồng xét xử vụ án dân sự, quyết định phân công thẩm ứa viên, thư kí toà án tiến hành tố tụng đối với vụ việc dân sự, quyết định thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thẩm tra viên, thư kí toà án, người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên toà; thẩm phán toà án nhân dân ra quyết định để áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử, đưa việc dân sự ra giải quyết… Trong tố tụng hành chính, quyết định được toà án, viện kiểm sát ban hành trong các trường hợp như: quyết định khởi tố của viện kiểm sát, quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính, quyết định đưa vụ án ra xét xử của toà án…

– Trong lĩnh vực đất đai: Căn cứ vào Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn Luật này, quyết định được các chủ thể quản lý nhà nước về đất đai sử dụng ữong các trường hợp như: quyết định phê duyệt quy hoach, kể hoạch sử dụng đất, quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, quyết định quy định về giá đất, thuế sử dụng đất…

Bên cạnh các nhóm lĩnh vực nêu ưên, quyết định còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác của quản lý nhà nước, chẳng hạn như lĩnh vực xây dựng, quốc tịch, giáo dục, y tế… Điều này cho thấy với tư cách là văn bản áp dụng pháp luật quyết định được sử dụng rất phổ biến, thường xuyên trong hoạt động quản lý nhà nước.

 

3. Cách thức soạn thảo quyết định

3.1 Soạn thảo nội dung quyết định

Nội dung của quyết định được phân chia theo kết cấu điều khoản. Tuỳ thuộc vào tính chất, phạm vi, quy mô của lĩnh vực được điều chỉnh mà người soạn thảo lựa chọn các yếu tố hình thức như chưong, điều, khoản, điểm để phân chia nội dung quyết định cho phù hợp.

Nội dung của quyết định cũng bao gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết thúc.

– Phần mở đầu của quyết định, người soạn thảo trình bày về cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn. Cơ sở pháp lý của quyết định được xác lập dựa trên nguyên tắc chung giống như những văn bản quy phạm pháp luật có kết cấu điều khoản khác, theo đó, người soạn thảo viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định trực tiếp thẩm quyền của chủ thể ban hành và văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp nội dung công việc phát sinh sau từ “Căn cứ…”. Cơ sở thực tiễn của quyết định là hành vi đề nghị của cấp dưới hoặc văn bản hành chính ghi nhận hành vi đề nghị của cấp dưới. Ví dụ: Phần mở đầu của quyết định do Uỷ ban nhân dân huyện A ban hành về việc củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở của huyện được trình bày như sau:

QUYẾT ĐỊNH
về việc củng cỗ và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN A

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số …/…/NĐ-CP ngày… thảng… năm… của Chỉnh phủ về hệ thong tổ chức y tể địa phương;

Theo đề nghị của Trưởng phòng Y tế.

– Phần nội dung chính của quyết định được phân chia theo chương, điều, khoản, điểm tuỳ thuộc mỗi công việc phát sinh.

– Phần kết thúc của quyết định, người soạn thảo trình bày hiệu lực pháp lý bao gồm hiệu lực pháp lý về đối tượng (Ai có trách nhiệm thi hành quyết định này) và thời điểm bắt đầu có hiệu lực của quyết định (Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày… tháng… năm…).

 

3.2 Soạn thảo hình thức của quyết định

Cơ cấu hình thức của quyết định được trình bày tương tự như mẫu sau:

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH A
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số:… /QĐ-UBND

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

A, ngày… tháng… năm…

 

QUYẾT ĐỊNH

về việc điều động công chức

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH A

Căn cứ ………………….

Căn cứ …………………. 

Theo đề nghị ………… 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1 ……………………. 

Điều 2 ……………………. 

Nơi nhận: 

– Như Điều 4;

– Lưu: VT, SNV.

CHỦ TỊCH