Quyết định hành chính là gì? Một số vấn đề pháp lý liên quan đến quyết định hành chính.

Quyết định hành chính chiếm tỷ trọng rất lớn, được ban hành thường xuyên, trực tiếp liên quan tới đời sống hàng ngày của cá nhân và tổ chức. Thực tiễn có nhiều trường hợp QĐHC không đáp ứng các yêu cầu hợp pháp và hợp lý, xâm phạm tới lợi ích nhà nước, xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân,

1. Khái quát chung về quyết định hành chính

Khái niệm: Theo quy định của Điều 3 Luật Tố tụng hành chính (2015): Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính NN, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý HCNN ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đố ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc 1 số đối tượng cụ thể.

– Các tính chất chung và đặc trưng của quyết định hành chính bao gồm:

+ Các tính chất chung của quyết định hành chính:

  • Tính ý chí nhà nước: vì nó là kết quả sự thể hiện ý chí của các chủ thể quản lý có thẩm quyền nhân danh Nhà nước, vì lợi ích của Nhà nước.
  • Tính quyền lực nhà nước: đó là ý chí đơn phương của Nhà nước mà mọi chủ thể khác đều buộc phải tuân theo, nếu họ thuộc phạm vi tác động của quyết định.
  • Tính pháp lý: là tính chất quan trọng nhất của quyết định pháp luật, quy định tầm quan trọng và chức năng pháp lý của nó phân biệt với các công cụ quản lý khác, thể hiện ở hệ quả pháp lý của nó.

– Đặc điểm:

+ Mục đích ban hành: để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể trong hoạt động HCNN

+ Quyết định mang tính dưới luật

+ Gắn với thẩm quyền của chủ thể ban hành

+ Được ban hành theo trình tự nhất định

+ Đều dẫn đến một hệ quả nhất định.

+ Có tính bắt buộc thực hiện ngay.

Mục đích của quyết định hành chính là chỉ ra nội dung, tính chất pháp lý của các quyết định hành chính, tính chất đặc thù của từng loại quyết định hành chính để nhận thức, vận dung, ban hành từng loại QĐHC trong thực tiễn. Đây là cơ sở nghiên cứu, đánh giá về sự điều chỉnh của pháp luật đối với việc xây dựng và ban hành các quyết định hành chính. Theo tính chất pháp lý quyết định hành chính bao gồm:

    + Quyết định chính sách (quyết định chủ đạo, quyết định chung)

    + Quyết định hành chính quy phạm

    + Quyết định hành chính cá biệt (đơn hành): có chức năng pháp lý đặc biệt trong cơ chế điều chỉnh pháp luật là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể

    + Quyết định chỉ đạo điều hành.

2. Thủ tục xây dựng và ban hành quyết định hành chính

Quyết định hành chính là một loại thủ tục hành chính, là trình tự, cách thức thực hiện các hành động kế tiếp nhau diễn ra theo trình tự thời gian xác định. Xây dung và ban hành quyết định hành chính bao gồm các giai đoạn sau:

– Sáng kiến ban hành quyết định: là những quy định về thủ tục xây dựng và ban hành quyết định hành chính quy phạm.

– Chuẩn bị dự thảo:

+ Thu thập, phân tích và xử lý thông tin

+ Dự thảo quyết định

+ Thảo luận, lấy ý kiến góp ý và hoàn chỉnh dự thảo

+ Thẩm định dự thảo

– Trình dự thảo lên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.

– Ban hành quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.

 – Truyền đạt quyết định đến cơ quan, người thi hành. 

3. Yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lý của một quyết định hành chính

Những yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính đã được ghi nhận gián tiếp trong Hiến pháp năm 2013 trong điều 8. Và được quy định trong điều 5, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thành 2 nhóm: nội dung; hình thức, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể:

+ Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của VB QPPL trong hệ thống PL.

+ Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục ban hành VB QPPL.

+ Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của VB QPPL.

+ Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của VB QPPL, bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong VB QPPL, bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

+ Bảo đảm yêu cầu về QP, AN, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà CHXHCN VN là thành viên.

+ Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình ban hành VB QPPL.

Về tính hợp pháp của quyết định hành chính:

– Bắt nguồn từ yêu cầu cơ bản của nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và PL

– Là 1 trong những nội dung căn bản của tư tưởng nhà nước pháp quyền (HP ghi nhận)

– Là sự phù hợp của quyết định HC với HP, luật, các quyết định pháp luật của cơ quan NN cấp trên, với quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp về thẩm quyền, nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành quyết định.

– Cụ thể:

+ Đúng thẩm quyền (nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi, đối tượng tác động, thủ tục) về nội dung và hình thức

+ Nội dung của quyết định HC phải phù hợp với nội dung và mục đích HP, luật và các quyết định của cơ quan NN cấp trên.

+ Thủ tục ban hành quyết định HC, thực hiện hành vi HC đúng pháp luật.

Tính hợp lý của quyết định hành chính: Là sự phù hợp của chúng về nội dung, hình thức, thủ tục ban hành với mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu quản lý với những quy luật của tự nhiên xã hội, những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của đất nước, địa phương qua từng giai đoạn.

– Cụ thể:

+ Về hình thức và kĩ thuật thể hiện

         + Về ngôn ngữ

         + Về thủ tục xây dựng và ban hành quyết định hành chính.

4. Các chế tài pháp lý chung đối với quyết định hành chính không hợp pháp, không hợp lý 

Các chế tài pháp lý chung được áp dụng đối với quyết định hành chính không hợp pháp, không hợp lý bao gồm:

  • Đình chỉ thi hành:

– Làm ngưng hiệu lực một phần hay toàn bộ nội dung của quyết định.

– Áp dụng khi thấy nội dung, hình thức, thủ tục ban hành có dấu hiệu trái PL, sẽ gây hậu quả nhất định (quyền, lợi ích, hiệu lực)

– Là điều kiện để thực hiện các biện pháp xử lí tiếp theo (bãi bỏ, hủy bỏ)

  • Bãi bỏ:

– Làm mất hiệu lực pháp lí của một phần hay toàn bộ quyết định đã được ban hành tùy thuộc vào mức độ.

– Áp dụng khi:

+ Phát hiện quyết định nào đó có hiệu lực và được thi hành trong thực tế, nhưng 1 phần hay toàn bộ nội dung không hợp pháp, không hợp lí.

+ Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành 1 văn bản mới thay thế 1 phần hay toàn bộ 1 văn bản nào đó đã ban hành trc đó, vì vậy phải bãi bỏ văn bản cũ

+ Thực hiện quyết định hành chính không hợp pháp, không hợp lí có thể gây thiệt hại, tổn thất về vật chất, tinh thần cho cá nhân, tổ chức, xã hội.

+ Quyết định hành chính được ban hành trên cơ sở văn bản làm căn cứ pháp lí, mà 1 phần hay toàn bộ nội dung văn bản đó được thay thế bằng văn bản khác của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền, dẫn đến nội dung quyết định không còn phù hợp với pháp luật mới được ban hành hoặc tình hình kinh tế xã hội thay đổi.

– Có 2 trường hợp: 

+ Bãi bỏ quyết định quy phạm: thừa nhận hiệu lực pháp lí trong 1 khoảng thời gian nhất định.

    + Bãi bỏ quyết định cá biệt: không thừa nhận hiệu lực pháp lí từ khi ban hành.

  • Hủy bỏ:

– Làm tước bỏ hiệu lực pháp lí 1 phần hay toàn bộ nội dung quyết định từ khi nó ban hành, có hiệu lực

– Quyền hủy bỏ là quyền đương nhiên của cơ quan ban hành quyết định

– Áp dụng với:

    + Quyết định QH quy phạm: nếu không thừa nhận hiệu lực, mà thực tế đã được thi hành, xét 2 TH: có lợi hoặc gây thiệt hại cho đối tượng áp dụng

    + Quyết định HC cá biệt: nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

  • Sửa đổi: 

– Làm thay đổi 1 phần nội dung nào đó của quyết định khi điều kiện, hoàn cảnh, môi trường tác động của quyết định đã thay đổi.

– Áp dụng khi: quyết định đã ban hành không phù hợp với tình hình mới

– Quyền này chỉ thuộc về cơ quan ban hành quyết định.

  • Đính chính:

– Áp dụng khi: kiểm tra phát hiện sai sót về căn cứ pháp lí, thể thức, kĩ thuật trình bày; còn nội dung hợp hiến, hợp pháp

– Không làm thay đổi nội dung, hiệu lực pháp lí của quyết định.

– Biện pháp đính chính do cơ quan ban hành quyết định.

– Quyền xử lí: 

+ Trước hết là cơ quan, người ban hành, các cơ quan quyền lực NN, cơ quan hành chính cấp trên.

+ Khi quyết định hành chính cá biệt bị khởi kiện: cơ quan quyền lực nhà nước, tòa án

5. Nguyên tắc áp dụng các chế tài 

Thứ nhất, đối với các quyết định hành chính không hợp pháp, đối với các quyết định hành chính mà nội dung và hành thức vi phạm các yêu cầu hợp pháp: tùy theo mức độ có thể coi quyết định đó là vô hiệu một phần hay toàn phần. Đối với các quyết định mà thủ tục xây dựng và ban hành vi phạm các yêu cầu hợp pháp: Nếu quyết định đó vi phạm yêu cầu hợp pháp đối với thủ tục xây dựng và ban hành pháp luật mà nội dung hợp pháp thì về nguyên tắc vẫn phải đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ quyết định đã ban hành, truy cứu trách nhiệm người có lỗi, và về nguyên tắc vẫn cần áp dụng biện pháp khôi phục tình trạng cũ vì quyết định đã ban hành là kết quả của thủ tụ không hợp pháp thì cũng không hợp pháp, không có hiệu lực pháp lý.

Thứ hai, đối với các quyết định mà nội dung và hình thức vi phạm các yêu cầu hợp lý : thì sẽ hoặc không thực hiện được hoặc không hiệu quả mà nhiều khi chỉ có hại. Tùy trường hợp thường thì khi quyết định không hợp lý gây thiệt hại lớn thì có thể áp dụng chế tài đình chỉ hoặc bãi bỏ bởi cơ quan cấp trên, cơ quan ban hành bị yêu cầu tự sửa đổi quyết định, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm kỷ luật  Nếu vi phạm các yêu cầu hợp lý đối với hình thức thì không áp dụng chế tài quan trọng nào trừ khả năng áp dụng biện pháp trách nhiệm kỷ luật nếu tái phạm nhiều lần. Đối với các quyết định mà thủ tục xây dựng và ban hành văn bản vi phạm yêu cầu hợp lý: không áp dụng chế tài quan trọng nào trừ khả năng áp dụng biện pháp trách nhiệm kỷ luật nếu tái phạm nhiều lần, phải kịp thời có biện pháp sửa chữa các thiếu sót. 

Thứ ba,  về cơ chế kiểm tra giám sát và xử lý quyết định hnhf chính không hợp pháp, không hợp lý bao gồm: tất cả các chủ thể có quyền kiểm tra, giám sát và xử lý quyết định hành chính không hợp pháp, không hợp lý; toàn bộ quy định pháp luật về hoạt động này; bản thân hoạt động đó.

 

1900.6162 để được giải đáp.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê