Quyết định cá biệt là gì? Mẫu quyết định hành chính cá biệt?

Quyết định là gì? Quyết định cá biệt là gì? Mẫu quyết định hành chính cá biệt? Tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyết định cá biệt?

    Quyết định được quy định dưới góc độ pháp lý thì được biết đến là một trong các văn bản được nhà nước quy định chặt chẽ về thẩm quyền ban hành cũng như trình tự, hình thức của văn bản này. Dó đó, từ những nội dung trong văn bản này mà  sẽ có những biện pháp, cách giải quyết.. trong thực tế. Tuy nhiên, Quyết định thì được xác định với nội dung nêu trên nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu được Quyết định cá biệt là gì? Mẫu quyết định hành chính cá biệt?

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

    Cơ sở pháp lý:

    – Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.

    1. Quyết định là gì?

    Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì khái niệm về Quyết định được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là một loại văn bản có tính chất đặc biệt đây vừa là băn bản quy phạm pháp luật vừa là văn bản áp dụng pháp luật. Văn bản này được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền. Do đó, Quyết định được dùng để đưa ra những biện pháp, thể chế , các quy định  nhằm thực hiện các chủ chương, chính sách của Đảng và nhà nước hoặc dùng để giải quyết công việc hàng ngày của cá nhân có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức. Văn bản này được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền.

    Quyết định có tính chất là văn bản quy phạm pháp luật. Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, những chủ thể có thẩm quyền ban hành Quyết định là: Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính Phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; bộ trưởng; thủ trưởng cơ quan ngang bộ; tổng kiểm toán nhà nước; uỷ ban nhân dân các cấp. Không những thế mà Quyết định còn được viết đến với tính chất là văn bản áp dụng pháp luật. Có thể kể đến như: Chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp; thủ trưởng các cơ quan nhà nước khác, các đơn vị sự nghiệp của nhà ước; cá nhân có thẩm quyền…

    Xem thêm: Quyết định hành chính là gì? Phân biệt với các loại quyết định khác?

    2. Quyết định cá biệt là gì?

    Căn cứ theo khoản 2 điều 34 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 thì khái niệm về Quyết định cá biệt là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể, trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét trong cùng một vụ việc dân sự đó. Ngoài định nghĩa về quyết định cá biệt được nêu ở trên, sau đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu rõ về vai trò của quyết định này, cụ thể là:

    – Do quyết định này dùng để áp dụng quy phạm pháp luật nên quyết định cá biệt dùng trong một lần và áp dụng cho một hay một số đối tượng cụ thể nhất định.

    – Quyết định cá biệt trực tiếp làm cho phát sinh và thay đổi, chấm dứt về mối quan hệ pháp luật hành chính

    – Đưa ra các chủ trương, biện pháp hoặc các quy tắc xử sự một công việc cụ thể cho đời sống xã hội để thực hiện chức năng về quản lý

    – Góp phần đảm bảo sự chấp hành, tuân thủ đúng các quy định của cơ quan Nhà nước.

    Quyết định hành chính cá biệt hay còn gọi là quyết định áp dụng pháp luật là quyết định hành chính cá biệt được ban hành trên cơ sở các quyết định của pháp luật hiện hành, mà chủ yếu dựa trên các quyết định chủ đạo và quy phạm của các cơ quan nhà nước cấp trên hoặc trong nội bộ của cơ quan ban hành quyết định đó nhằm giải quyết những việc cá biệt, chính vì thế mà quyết định hành chính cá biệt chỉ có hiệu lực đối với các đối tượng cụ thể và quyết định hành chính cá biệt chỉ được áp dụng một lần.  Do vậy, việc ban hành các quyết định hành chính cá biệt của cơ quan này là hoạt động thường xuyên và cũng nhờ có các quyết định hành chính cá biệt mà pháp luật được thi hành. Bởi lẽ, việc ban hành các quyết định hành chính cá biệt của cơ quan này được xem là loại quyết định để áp dụng quy phạm pháp luật vì thế nó có đặc trưng riêng, ví dụ như nó được áp dụng một lần, cho một hoặc một số đối tượng nhất định.

    Trên cơ sở của quyết định quy phạm, quyết định cá biệt được ban hành nhằm mục đích hướng đến việc cho các chủ thể pháp luật hành chính thực hiện được các quyền cũng như nghĩa vụ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do vậy, đây là hoạt động thường xuyên và cũng nhờ có các quyết định này mà pháp luật được thi hành. Các quyết định cá biệt được ban hành trên cơ sở của quyết định chủ đạo cũng như quyết định quy phạm nhằm mục đích để các chủ thể có thẩm quyền giải quyết các công việc cụ thể trên từng lĩnh vực của quản lí hành chính nhà nước, chính vì vậy mà quyết định cá biệt trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm đứt một quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.

    Xem thêm: Quyết định hành chính là gì? Khái niệm, đặc điểm và phân loại?

    3. Mẫu quyết định hành chính cá biệt:

    Quyết định hành chính cá biệt (hay còn gọi là quyết định áp dụng pháp luật) là quyết định được ban hành trên cơ sở các quyết định chủ đạo và quy phạm của các cơ quan cấp trên hoặc của bản thân cơ quan ban hành quyết định đó nhằm giải quyết những việc cá biệt, cụ thể, chỉ có hiệu lực đối với các đối tượng cụ thể và chỉ được áp dụng một lần. Mẫu Quyết định cá biệt  bao gồm quyết định nâng lương, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức… Các quyết định cá biệt được ban hành trên cơ sở của quyết định chủ đạo cũng như quyết định quy phạm nhằm mục đích để các chủ thể có thẩm quyền giải quyết các công việc cụ thể trên từng lĩnh vực của quản lý hành chính nhà nước, chính vì vậy mà quyết định cá biệt trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.

    Ví dụ như:

    – Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

    – Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm.

    – Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

    Để hiểu rõ hơn về mẫu quyết định cá biệt, Luật Dương Gia giới thiệu đến quý bạn đọc mẫu quyết định, tuy nhiên, tùy từng vụ việc khác nhau của đơn vị sự nghiệp mà quyền và nghĩa vụ có sự thay đổi, vì vậy, Quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Dương Gia để được soạn Quyết định đúng quy định pháp luật mới nhất.

    Mẫu Quyết định của UBND quận – huyện

    THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH(1)

    ỦY BAN NHÂN DÂN …(2)

     ———————

    Số : ..(3)…/QĐ-UBND

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    —————–

                                                                                                                                           …(4)…, ngày …. tháng …. năm 20….

    QUYẾT ĐỊNH (5)

    Về ……..(6)……..

    ____________

    CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN ……

    Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
    ngày 26 tháng 11 năm 2003;

    Căn cứ ……..(7)…….;

    Xét đề nghị của …….(8)…….,

     

    QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1. …….

    Điều … Quyết định này có hiệu lực……

    Điều … Chánh Văn phòng UBND quận (huyện)…, … có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

    Nơi nhận: (11)

    -.Như điều…; (12)

    -…………..;

    – Lưu: VT, (13)

    CHỦ TỊCH (9)

    (hoặc KT. CHỦ TỊCH

    PHÓ CHỦ TỊCH)

    Họ và tên (10)

    Ghi chú:

    (1) Địa danh thành phố: cỡ 13, in hoa, đứng, không đậm;

    (2) Tên cơ quan ban hành: cỡ 13, in hoa, đứng, đậm;

    (3) Ghi theo số thứ tự Quyết định cá biệt;

    (4) Tên của quận – huyện (ví dụ: Quận 1, Gò Vấp): cỡ 13, in thường, nghiêng, không đậm;

    (5) Chữ Quyết định: cỡ 15, in hoa, đứng, đậm;

    (6) Trích yếu: cỡ 14, chữ thường, đậm, đứng;

    (7) Các căn cứ khác để ban hành Quyết định: ghi rõ số, ngày tháng năm và nội dung của văn bản dùng làm căn cứ ban hành (ví dụ: Căn cứ Quyết định số… ngày… tháng… năm… của… về việc…);

    (8) Ghi số, ngày tháng năm văn bản của cơ quan đề nghị;

    (9) Thẩm quyền: cỡ 14, in hoa, đậm;

    (10) Họ, tên người ký: cỡ 14, in thường, đậm;

    (11) Nơi nhận: cỡ 12, in thường, nghiêng đậm;

    (12) Đơn vị nhận văn bản: cỡ 11, in thường, đứng;

    (13) Chữ viết tắt tên người, đơn vị soạn thảo và ký hiệu của người đánh máy.

    Nội dung của quyết định được phân chia theo kết cấu điều khoản. Tùy thuộc vào tính chất, phạm vi, quy mô của lĩnh vực được điều chỉnh mà người soạn thảo lựa chọn các yếu tố hình thức như chương, điều, khoản, điểm để phân chia nội dung quyết định cho phù hợp. Nội dung của quyết định cũng bao gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết thúc.

    – Phần mở đầu của quyết định, người soạn thảo trình bày về cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn. Cơ sở pháp lý của quyết định được xác lập dựa trên nguyên tắc chung giống như những văn bản quy phạm pháp luật có kết cấu điều khoản khác.

    – Sau đó, người soạn thảo viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định trực tiếp thẩm quyền của chủ thể ban hành và văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp nội dung công việc phát sinh sau từ “Căn cứ…”. Cơ sở thực tiễn của quyết định là hành vi đề nghị của cấp dưới hoặc văn bản hành chính ghi nhận hành vi đề nghị của cấp dưới.

    Như vậy, có thể thấy một văn bản hay một Quyết định cá biệt được lập ra trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước thì việc ban hành quyết định hành chính hay các quyết định cá biệt là công việc thường xuyên, số lượng quyết định hành chính được ban hành rất nhiều. Tuy nhiên, hiện nay việc xác định căn cứ để ban hành quyết định cá biệt vẫn còn chưa được quy định cụ thể. Vì vậy, cần nắm bắt các quy định của pháp luật nêu trên đây để vận dụng cho phù hợp.