Quyết định 38/2018/QĐ-UBND HCM giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
——-

Số: 38/2018/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 10 năm 2018

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ GIÁ TỐI ĐA ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI SINH HOẠT SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ GIÁ TỐI ĐA DỊCH VỤ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

———–

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật giá;

Căn cứ Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá;

Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 9995/TTr-STNMT-CTR ngày 16 tháng 10 năm 2018; ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 6591/STP-VB ngày 13 tháng 7 năm 2018 và của Sở Tài chính tại Công văn số 6840/STC-BVG ngày 09 tháng 10 năm 2018.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt (chất thải rắn sinh hoạt) sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và giá tối đa dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Giám đốc Kho bạc Nhà nước thành phố, Chủ tịch , phường – xã – thị trấn; các cá nhân, tổ chức, đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ Tài chính;
– Cục KTVB (Bộ Tư pháp);
– Thường trực Thành ủy;
– Thường trực HĐND TP;
– TTUB: CT, các PCT;
– Ủy ban MTTQVN/TP;
– VPUB: các PVP;
– Trung tâm Công báo TP;
– Các Phòng Chuyên viên;
– Lưu: VT, (ĐT-LHT) T.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Trần Vĩnh Tuyến

QUY ĐỊNH

VỀ GIÁ TỐI ĐA ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI SINH HOẠT SỬ DỤNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ GIÁ TỐI ĐA DỊCH VỤ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 38/2018/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng
Cá nhân, hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ được cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt (chất thải rắn sinh hoạt) trên địa bàn thành phố.
Cơ quan quản lý nhà nước và các cá nhân, tổ chức, đơn vị có liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Mức giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và giá tối đa dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng ngân sách nhà nước (Giá này đã tách thuế giá trị gia tăng đầu vào và chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng đầu ra)

1. Giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn ngân sách nhà nước

a) Giá tối đa đối với dịch vụ thu gom tại nguồn như sau:
– Đối với thu gom tại nguồn bằng phương pháp thủ công: 364.000 đồng/tấn, tương đương 364 đồng/kg.
– Đối với thu gom tại nguồn bằng phương tiện cơ giới: 166.000 đồng/tấn, tương đương 166 đồng/kg.

b) Giá tối đa đối với dịch vụ vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt là: 247.000 đồng/tấn, tương đương 247 đồng/kg.

2. Giá tối đa dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng ngân sách nhà nước là: 475.000 đồng/tấn, tương đương 475 đồng/kg.

Điều 4. Trách nhiệm của các bên liên quan

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và Cục Thuế thành phố xây dựng giá tối đa đối với dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng nguồn ngân sách nhà nước theo Thông tư số 07/2017/TT-BXD ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ Xây dựng và xác định thời điểm phù hợp để cơ cấu giá tối đa này vào giá thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

b) Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính điều chỉnh giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và giá tối đa dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng ngân sách nhà nước nếu có sự thay đổi lớn trong cấu phần của đơn giá chi tiết.

c) Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính tập huấn, hướng dẫn triển khai sau khi hoàn thành phương thức thực hiện.

d) Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Tư pháp và Cục Thuế thành phố xây dựng và ký ban hành văn bản liên ngành hướng dẫn phương án tổ chức thực hiện sau khi Ủy ban nhân dân thành phố ban hành giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và giá tối đa dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng ngân sách nhà nước.

2. Sở Tài chính

a) Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, Cục Thuế thành phố xây dựng và ký ban hành văn bản liên ngành hướng dẫn phương án tổ chức thực hiện sau khi Ủy ban nhân dân thành phố ban hành giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và giá tối đa dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng ngân sách nhà nước.

b) Chủ trì, xây dựng biểu mẫu báo cáo quá trình triển khai giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và giá tối đa dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng ngân sách nhà nước để làm cơ sở bổ sung vốn hàng năm cho , Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

c) Chủ trì, phối hợp và các đơn vị liên quan thực hiện điều tiết, phân khai nguồn kinh phí vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt hàng năm dựa trên nguồn kinh phí thu được từ giá dịch vụ trên địa bàn các quận – huyện.

d) Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường và đơn vị liên quan xây dựng giá tối đa đối với dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng nguồn ngân sách nhà nước theo Thông tư số 07/2017/TT-BXD ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ Xây dựng và xác định thời điểm phù hợp để cơ cấu giá tối đa này vào giá thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

đ) Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường điều chỉnh giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và giá tối đa dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng ngân sách nhà nước nếu có sự thay đổi lớn trong cấu phần của đơn giá chi tiết.

e) Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường tập huấn, hướng dẫn triển khai sau khi hoàn thành phương thức thực hiện.

3. Cục Thuế thành phố

a) Phối hợp Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp xây dựng và ký ban hành văn bản liên ngành hướng dẫn phương án tổ chức thực hiện sau khi Ủy ban nhân dân thành phố ban hành giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và giá tối đa dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng ngân sách nhà nước.

b) Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính xây dựng giá tối đa đối với dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng nguồn ngân sách nhà nước theo Thông tư số 07/2017/TT-BXD ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ Xây dựng và xác định thời điểm phù hợp để cơ cấu giá tối đa này vào giá thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

4.

a) căn cứ vào các nội dung sau để ban hành giá cụ thể dịch vụ thu gom tại nguồn, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho các đối tượng trên địa bàn địa phương để tổ chức thực hiện:

– Mức giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và giá tối đa dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.
– Văn bản điều phối khối lượng chất thải rắn sinh hoạt về các Khu xử lý tập trung.

– Lộ trình, cự ly bình quân thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt .

– Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của các hộ gia đình/chủ nguồn thải và các văn bản khác hiện hành.
– Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn vận chuyển về các Khu xử lý tập trung.

b) Định kỳ hoặc đột xuất thực hiện chế độ báo cáo hoặc kiến nghị theo hướng dẫn của Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường về chi phí thu được và quá trình triển khai thực hiện giá đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt .

c) Tổ chức thống kê và xác định khối lượng phát sinh cũng như quy định mức giá dịch vụ phải thu cho các đối tượng khác nhau trên địa bàn.

d) Tổ chức triển khai, tuyên truyền, vận động các đối tượng liên quan triển khai thực hiện phương án giá; xây dựng kế hoạch tuyên truyền định kỳ hoặc dài hạn tại địa phương.

đ) Tổ chức lực lượng thu giá dịch vụ theo hướng dẫn của các Sở ngành liên quan.

e) Tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm theo quy định trong quá trình thực hiện thu và quản lý giá dịch vụ.

g) báo cáo nguồn kinh phí thu được từ giá dịch vụ về Sở Tài chính làm cơ sở để Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện điều tiết, phân khai nguồn kinh phí vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt hàng năm ./.