Quyền sở hữu là gì? Quy định pháp luật về quyền sở hữu

Quyền sở hữu là phạm trù pháp lí phản ánh các quan hệ sở hữu trong chế độ sở hữu nhất định. Đây là một khái niệm chung có thể bắt gặp tại các quan hệ pháp luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ, luật nhà ở. Bài viết phân tích, làm rõ nội hàm khái niệm quyền sở hữu theo quy định pháp luật Việt Nam:

 

1. Quy định chung về quyền sở hữu

Tổng hợp các quy phạm pháp luật về vấn đề sở hữu tồn tại trong xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định (theo nghĩa khách quan).

Các quy phạm pháp luật về vấn đề sở hữu bao gồm những nhóm quy phạm về: các hình thức sở hữu; căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sở hữu; nội dung quyển sở hữu; cách thức, biện pháp dịch chuyển quyền sở hữu ở các hình thức sở hữu khác nhau; bảo vệ quyền sở hữu.

Quyền của chủ thể đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình (theo nghĩa chủ quan) bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyển định đoạt của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

Quyền sở hữu là chế định pháp luật dân sự, là quan hệ pháp luật dân sự, trong đó các yếu tố cấu thành gồm chủ thể, khách thể, nội dung.

 

2. Khái niệm quyền sở hữu ?

Khi các quan hệ sở hữu tồn tại như một yếu tố khách quan và xuất hiện chế độ tư hữu thì những người giàu có và quyền thế thấy rằng nếu chỉ đỉều hành xã hội bằng phong tục tập quán sẽ không có lợi cho họ. Muốn bảo vệ quyền lợi cho mình, nhất là việc bảo đảm các quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất thì giai cấp thống trị phải đặt ra một cái gì đó khác với tập quán và chỉ giữ lại những cái gì của tập quán có lợi cho mình. Mặt khác, những quan hệ phức tạp mới phát sinh trong xã hội có giai cấp đòi hỏi phải có những phương tiện, công cụ đặc biệt để nhà nước thực hiện sự thống trị giai cấp.

Cơ sở kinh tế để bảo đảm cho sự thống trị về chính trị và tư tưởng chính là các quan hệ sở hữu có lợi cho giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị phải dùng tới một bộ phận của pháp luật về sở hữu để thể hiện ý chí giai cấp của mình. Là một hình thái của thượng tầng kiến trúc, pháp luật về sở hữu ghi nhận và củng cố địa vị, ghi nhận lợi ích của giai cấp thống trị đối với việc đoạt giữ các của cải vật chất trước các giai cấp khác trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông. Do đó, trong bất kì nhà nước nào, luật pháp về sở hữu cũng được sử dụng với ý nghĩa là một công cụ có hiệu quả của giai cấp nắm chính quyền để bảo vệ cơ sở kinh tế của giai cấp đó.

Vì vậy, quyền sở hữu là một phạm trù pháp lí phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh những quan hệ về sở hữu trong xã hội. Các quy phạm pháp luật về sở hữu xác nhận, quy định và bảo vệ các quyền lợi của các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.

Với tư cách là một chế định pháp luật, quyền sở hữu chỉ ra đời khi xã hội có sự phân chia giai cấp và có nhà nước. Pháp luật về sở hữu và nhà nước có cùng một nguồn gốc và không thể tồn tại tách rời nhau, do đó nó sẽ mất đi khi không còn nhà nước.

Pháp luật về sở hữu luôn luôn mang tính chất giai cấp rõ rệt. Trong tuyên ngôn của đảng cộng sản, c. Mác đã chỉ ra rằng:

“Nhưng thử hỏi lao động làm thuê, lao động của người vô sản có tạo ra sở hữu cho người vô sản không? Tuyệt đối không. Nó tạo ra tư bản, tức là cái sở hữu bóc lột lao động làm thuê và sở hữu này chỉ có thể tăng thêm với điều kiện là sản xuất thêm ra mãi mãi lao động làm thuê để lại bóc lột lao động đó thêm nữa”.

Vì vậy, pháp luật về sở hữu bao giờ cũng nhằm mục đích:

– Xác nhận và bảo vệ bằng pháp luật việc chiếm giữ những tư liệu sản xuất chủ yếu của giai cấp thống trị.

– Bảo vệ những quan hệ sở hữu phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.

– Tạo điều kiện pháp lí cần thiết bảo đảm cho giai cấp thống trị khai thác được nhiều nhất những tư liệu sản xuất đang chiếm hữu để phục vụ cho sự thống trị đồng thời xác định mức độ xử sự và các ranh giới hạn chế cho các chủ sở hữu trong phạm vi các quyền năng: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.

Tóm lại, với ý nghĩa này, khái niệm quyền sở hữu có thể được hiểu theo nghĩa rộng, đó chính là luật pháp về sở hữu trong một hệ thống pháp luật nhất định. Vì vậy, quyền sở hữu là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh ttong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, những tài sản khác theo quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2015 .

Theo nghĩa hẹp, quyền sở hữu được hiểu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt ttong những điều kiện nhất định. Theo nghĩa này, có thể nói quyền sở hữu chính là những quyền năng dân sự chủ quan của từng loại chủ sở hữu nhất định đối với một tài sản cụ thể, được xuất hiện trên cơ sở nội dung của quy phạm pháp luật về sở hữu.

Ngoài ra, theo một phương diện khác, quyền sở hữu còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự – quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu. Vì rằng bản thân nó chính là hệ quả của sự tác động của một bộ phận pháp luật vào các quan hệ xã hội (các quan hệ sở hữu). Vì vậy, theo nghĩa này quyền sở hữu bao gồm đầy đủ ba yểu tố của quan hệ pháp luật dân sự: chủ thể, khách thể, nội dung như mọi quan hệ pháp luật dân sự bất kì.

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự quyền sở hữu cũng như các vấn đề khác liên quan … Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến. Trân trọng./.