Quyền sở hữu công nghiệp là gì ? Đặc điểm, nguồn luật áp dụng đối với quyền sở hữu công nghiệp
Thưa luật sư, xin hỏi: Quyền sở hữu công nghiệp theo quy định hiên nay được hiểu như thế nào ạ ? Luật sư có thể phân tích giúp tôi các đặc điểm cơ bản của quyền sở hữu công nghiệp và các nguồn áp dụng đối với quyền này được không ạ ? Cảm ơn! (Người hỏi: Trần Hải Hà, TP Hồ Chí Minh).
Trả lời:
1. Khái niệm về quyền sở hữu công nghiệp
“Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”’ (khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005).
Với các quy định trên cho thấy khác với quyền tác giả, đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp liên quan trực tiếp đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại và các đối tượng này có thể chia thành hai nhóm cơ bản:
+ Các đối tượng mang tính sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp như sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn…
+ Các đối tượng là các dấu hiệu mang tính phân biệt trong thương mại, như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh…
Mục Lục
2. Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp
Là một trong các quyền dân sự cơ bản của tổ chức, cá nhân, quyền sở hữu công nghiệp có các đặc điểm chính sau:
+ Cơ sở phát sinh quyền sở hữu công nghiệp:
Quyền sở hữu công nghiệp phát sinh khi được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ (trừ một số trường hợp ngoại lệ). Đây là sự khác biệt cơ bản giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp Đối với quyền tác giả, pháp luật bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng, còn đối với quyền sở hữu công nghiệp, pháp luật bảo hộ nội dung của ý tưởng. Do vậy, về nguyên tắc, các đối tượng sở hữu công nghiệp muốn được cấp văn bằng bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện nhất định do pháp luật quy định (ví dụ, sáng chế là phải mới, sáng tạo và có khả năng áp dụng trong công nghiệp). Như vậy, quyền sở hữu công nghiệp được xác lập không chỉ thông qua việc các chủ thể tạo ra đối tượng quyền sở hữu công nghiệp mà phải được ghi nhận hoặc công nhận từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới dạng “văn bằng bảo hộ” hoặc “chấp nhận bảo hộ”.
+ Quyền sở hữu công nghiệp là quyền đối với tài sản vô hình:
Bản chất của quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu đối với các thông tin, các tri thức về khoa học, kĩ thuật, về công nghệ… do con người sáng tạo ra. Các thông tin, tri thức này có thể khai thác và sử dụng trong thương mại và mang lại những lợi ích nhất định cho chủ sở hữu. Vì vậy chúng lãnh thổ của quyền sở hữu công nghiệp, nên việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài là rất khó khăn. Chính vì vậy cần phải có một cơ chế pháp lý hữu hiệu để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho các chủ thể tại nước ngoài nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu, khuyến khích sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của các quan hệ thương mại…
3. Nguồn luật áp dụng đối với quyền sở hữu công nghiệp
3.1 Điều ước quốc tế
Xuất phát từ tính chất lãnh thổ của quyền sở hữu công nghiệp, việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước ngoài được thực hiện chủ yếu thông qua các điều ước quốc tế đa phương và song phương. Trong đó, các điều ước quốc tế đa phương đóng một vai trò quan trọng. Hiện nay, số lượng các điều ước quốc tế đa phương về quyền sở hữu công nghiệp ngày càng tăng và nội dung đề cập tới hầu hết các lĩnh vực của quyền sở hữu công nghiệp, từ việc xác lập quyền tới việc đăng ký bảo hộ, việc thực thi… Căn cứ vào nội dung, tính chất của các điều ước quốc tế có thể chia các điều ước quốc tế đa phương về sở hữu công nghiệp thành các nhóm sau:
– Các điều ước quốc tế chung: Đây là nhóm các điều ước quốc tế có nội dung đề cập một cách toàn diện về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tất cả các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp (từ nguyên tắc, tiêu chuẩn bảo hộ, thực thi quyền…). Các điều ước quốc tế này được xem như “trụ cột” trong việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung. Tiêu biểu trong nhóm này có Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp; Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ 1994 (Hiệp định TRIPs).
– Các điều ước quốc tế chuyên biệt: Bên cạnh các đặc điểm chung, mỗi một đối tượng sở hữu công nghiệp lại có các đặc trưng riêng, điều kiện bảo hộ độc lập… để có các quy định mang tính thống nhất trong việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho một số đối tượng mang tính đặc thù, các điều ước quốc tế đa phương chuyên biệt đã ra đời. Tiêu biểu cho nhóm này như Hiệp ước Washington về sở hữu trí tuệ đối với
Bên cạnh các điều ước quốc tế đa phương, quyền sở hữu công nghiệp của các chủ thể còn được bảo hộ thông qua các điều ước quốc tế khu vực, điều ước quốc tế song phương, tiêu biểu như Hiệp định khung về sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và ASEAN, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Ky; Hiệp định hợp tác sở hữu trí tuệ Việt Nam – Thụy Sỹ…
3.2 Pháp luật quốc gia
Bên cạnh các quy định của điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia cũng là nguồn luật quan trọng để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Do sự khác biệt về điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội, truyền thống xây dựng pháp luật nên việc ban hành các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các quốc gia là có sự khác biệt. Cụ thể có quốc gia ban hành văn bản pháp luật riêng để bảo hộ đối với từng đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp (ví dụ, tại Hoa Kỳ việc bảo hộ sáng chế sẽ căn cứ vào Luật sáng chế (Americal Invents Act – AIA 2011); bảo hộ nhãn hiệu căn cứ vào Đạo luật Lanham Act 1946; bảo hộ bí mật thương mại căn cứ vào Luật bí mật thương mại 1979 sửa đổi, bổ sung năm 1985…) có quốc gia ban hành văn bản chung điều chỉnh về quyền sở hữu công nghiệp (ví dụ, Luật sở hữu công nghiệp của Mexico năm 1991 (sửa đổi năm 2010); có quốc gia điều chỉnh quyền sở hữu công nghiệp chung với các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ (ví dụ, Luật về sở hữu trí tuệ tại Brazil sửa đổi năm 1996…).
Tại Việt Nam, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền sở hữu công nghiệp nói riêng căn cứ vào nhiều văn bản pháp luật khác nhau, bao gồm:
+ Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017;
+ Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật sở hữu trí tuệ như Nghị định số 122/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; Nghị định số 119/2010/NĐ-CP của Chính phủ các nước đó quy định hoặc sẽ quy định cho công dân của nước mình”. Đối với công dân của những nước không phải là thành viên của Công ước Paris nhưng cư trú chính thức ở một nước thuộc thành viên của Công ước Paris, hay có những xí nghiệp thực sự quan trọng ở đó, thì theo quy định của Công ước Paris họ cũng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngang với công dân nước sở tại.
+ Quy định điều kiện được “hưởng quyền ưu tiên” khi nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại các nước thành viên (Điều 4). Cụ thể, theo quy định của Công ước, công dân của một nước thành viên, khi nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá ở một nước thành viên (đơn thứ nhất), sẽ tiếp tục có quyền nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ đối với các đối tượng đó tại các nước thành viên khác (đơn sau) trong thời hạn do Công ước quy định. Thời hạn đó là một năm đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, 6 tháng đối với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hoá. Đơn nộp sau phải làm theo đúng quy định của nước sở tại hoặc theo điều ước quốc tế đã được ký kết giữa các nước. Ngày nộp đơn sau được xem như nộp vào ngày của đơn thứ nhất. Tuy nhiên để được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn phải ghi rõ ngày nộp đơn, nước nhận đơn thứ nhất. Các nước thành viên có thể yêu cầu người nộp đơn phải nộp các bản sao mô tả, bản vẽ của đơn thứ nhất để làm bằng chứng cho việc hưởng quyền ưu tiên của mình.
Tại hội nghị Stockholm 1967 đã bổ sung vào Điều 4 của Công ước quy tắc về quyền ưu tiên của công ước dành cho các đơn nộp đầu tiên. Theo quy tắc này bằng sáng chế sẽ ưu tiên cấp cho người nộp đơn đầu tiên và phải đảm bảo tính hoàn toàn mới của sáng chế.
+ Quy định nghĩa vụ của các nước thành viên trong việc bảo hộ các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, tên thương mại, tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn nguồn gốc của hàng hoá.
Paris 1967; Công ước Berne 1971, Công ước Rome 1961, Hiệp ước Washington về sở hữu trí tuệ đối với thiết kế bố trí mạch tích họp 198).
Hiệp định gồm có 73 điều, chia làm 7 phần. Nội dung các phần tập trung vào một số vấn đề chính sau:
+ Quy định nguyên tắc bảo hộ: Hiệp định ghi nhận 2 nguyên tắc cơ bản trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:
– Nguyên tắc đổi xử quốc gia (NT), Hiệp định quy định:
“Mỗi Thành viên phải dành cho các công dân của các Thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử của Thành viên đó đổi với công dân của mình trong bảo hộ sở hữu trí tuệ” (khoản 1 Điều 3 Hiệp định).
– Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN): Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 4 của Hiệp định. Đây là nguyên tắc lần đầu tiên được ghi nhận trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Theo nguyên tắc này:
“Đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bất kì một sự thuận lợi ưu đãi, đặc quyền hoặc miễn trừ nào được một nước Thành viên dành cho công dân của bất kì nước nào khác thì lập tức và vô điều kiện phải được dành cho công dân của tất cả các nước Thành viên khác”.
+ Quy định tiêu chuẩn, phạm vi và điều kiện bảo hộ đối với đổi tượng của quyền sở hữu trí tuệ: Đây là các tiêu chuẩn mang tính chất tối thiểu, do đó các quốc gia thành viên có thể mở rộng nhưng không được phép hạn chế so với quy định của TRIPs, về cơ bản các quy định của Hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là phù hợp với các quy định của Công ước Paris 1883 (Điều 2 của Hiệp định TRIPs có dẫn chiếu đến các quy định của Công ước Paris 1967 và yêu cầu các quốc gia thành viên phải tuân thủ). Tuy nhiên, Hiệp định có bổ sung và quy định thêm một số vấn đề mới như các quy định về bảo hộ đối với giống cây trồng; bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích họp, thông tin bí mật… Bổ sung các quy định về thời hạn bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp…
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)