Quyền lợi của cá nhân theo quy định của Luật An ninh mạng .CÔNG AN TRA VINH
Theo khoản 1 Điều 2 của Luật An ninh mạng quy định: “An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Từ khái niệm này và qua nghiên cứu các nội dung trong Luật An ninh mạng, có thể thấy Luật An ninh mạng trực tiếp bảo vệ 05 quyền con người sau đây: (1) Quyền sống, quyền tự do cá nhân; quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ; (2) Quyền không bị can thiệp vào đời tư, gia đình, chỗ ở hoặc thư tín; (3) Quyền không bị xâm hại danh dự hay uy tín cá nhân; (4) Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo của công dân; (5) Quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của công dân. Việc bảo vệ các quyền này được thể hiện trong các điều luật của Luật An ninh mạng như sau:
Điều 8 Luật An ninh mạng quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong an ninh mạng như: (1) Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Xuyên tạc lịch sử; thông tin sai sự thật,… (2) Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia,… (3) Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin,… (4) Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng; (5) Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân để trục lợi. Quy định này thể hiện được bảo vệ khi tham gia hoạt động trên không gian mạng trước các thông tin xấu độc xâm phạm tới danh dự, uy tín, nhân phẩm, các hoạt động tấn công mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng hoặc các hành vi khác gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Với các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật An ninh mạng thể hiện rõ ràng sự bình đẳng trước pháp luật, các hành vi này không ngoại lệ với bất kỳ ai, cá nhân trong nước hay ngoài nước. Ngược lại, với các hành vi nghiêm cấm này thể hiện rõ con người luôn được pháp luật bảo vệ trước các mối đe dọa từ trong xã hội đối với quyền sống, quyền tự do và quyền bình đẳng trước pháp luật.
Điều 16 của Luật An ninh mạng quy định về phòng ngừa, xử lý thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật, cũng như yêu cầu lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng để loại bỏ các thông tin vi phạm pháp luật. Điều này có nghĩa là người dân đã có công cụ rõ ràng hơn để bảo vệ mình khi bị các thông tin xấu xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp.
Điều 17 Luật An ninh mạng quy định phòng, chống gián điệp mạng, bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng. Đây là quy định tiến bộ, cụ thể hóa Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013, theo đó, “các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Từ quy định này của Luật An ninh mạng sẽ giúp bảo vệ người dân trước các hoạt động gián điệp mạng, bảo vệ được bí mật cá nhân, bí mật kinh doanh, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng. Qua đó, không bị can thiệp vào đời tư, gia đình, chỗ ở và thư tín.
Điều 18 Luật An ninh mạng quy định phòng, chống hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Quy định này giúp bảo vệ người dân khỏi các hoạt động tội phạm mạng, như chiếm đoạt tài sản, trộm cắp thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng,… Qua đó, bảo vệ được quyền tự do của công dân không bị xâm phạm trên không gian mạng. Điều 19 Luật An ninh mạng trao công cụ để bảo vệ người dân khỏi hoạt động tấn công mạng, như tán phát mã độc, tấn công từ chối dịch vụ…
Điều 26 của Luật An ninh mạng “gia cố” thêm công cụ để bảo vệ người dân khỏi các thông tin xấu độc bằng cách yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm loại bỏ những nguồn phát tán thông tin xấu thông qua việc không hoặc ngừng cung cấp dịch vụ cho những đối tượng này. Đồng thời, giúp bảo vệ thông tin cá nhân, bí mật cá nhân của người dân, tránh bị thu thập và lạm dụng (trường hợp dữ liệu cá nhân người dùng Facebook bị lạm dụng vào hoạt động chính trị). Với việc yêu cầu một số doanh nghiệp nước ngoài đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, tức là có pháp nhân tại Việt Nam sẽ giúp người dân có quyền được quản lý, sử dụng và khiếu nại về dữ liệu của mình.
Trẻ em được bảo vệ đặc biệt trên không gian mạng. Các nội dung
Theo các Điều 27, 32, 33, 34 Luật An ninh mạng quy định về nghiên cứu, phát triển an ninh mạng; tuyển chọn, đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng; giáo dục, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ an ninh mạng; phổ biến kiến thức về an ninh mạng. Từ các quy định này có thể thấy công dân được tham gia, thừa hưởng các chính sách về an ninh mạng của Nhà nước như: nghiên cứu, phát triển an ninh mạng; nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng; giáo dục, bồi dưỡng kiến thức an ninh mạng. Đồng thời, thể hiện được quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
Cũng theo quy định của Luật An ninh mạng, cá nhân được lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng bảo vệ khi tham gia hoạt động trên không gian mạng, khi lực lượng chuyên trách được trao quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh mạng cần thiết (Điều 5), giúp lực lượng này hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, đồng nghĩa sẽ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hữu hiệu hơn.
Quyền lợi của cá nhân sẽ bảo đảm khi mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật. Tất cả các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm cộng đồng về an ninh mạng sẽ được tăng cường hơn, khi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong quản lý hệ thống thông tin và cung cấp dịch vụ trên không gian mạng được xác định trách nhiệm cụ thể, góp phần quan trọng hình thành không gian mạng an toàn, lành mạnh.
Với phạm vi điều chỉnh của Luật An ninh mạng, các tổ chức, cá nhân được hoạt động trên một môi trường không gian mạng quốc gia sẽ được bảo đảm an toàn, lành mạnh hơn trước, hạn chế tối đa các yếu tố, nguy cơ xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân như: bị đánh cắp thông tin cá nhân; bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; bị vu khống, làm nhục, công kích bôi nhọ; hạn chế mã độc; loại bỏ dần các hành vi đánh bạc, cá độ, tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy, kích động bạo lực, mại dâm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên không gian mạng; bảo vệ chặt chẽ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng; trẻ em được bảo vệ trên không gian mạng…; bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài về sự quản lý, tương thích các quy định của pháp luật và trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện.Theo khoản 1 Điều 2 của Luật An ninh mạng quy định: “An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Từ khái niệm này và qua nghiên cứu các nội dung trong Luật An ninh mạng, có thể thấy Luật An ninh mạng trực tiếp bảo vệ 05 quyền con người sau đây: (1) Quyền sống, quyền tự do cá nhân; quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ; (2) Quyền không bị can thiệp vào đời tư, gia đình, chỗ ở hoặc thư tín; (3) Quyền không bị xâm hại danh dự hay uy tín cá nhân; (4) Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo của công dân; (5) Quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của công dân. Việc bảo vệ các quyền này được thể hiện trong các điều luật của Luật An ninh mạng như sau:Điều 8 Luật An ninh mạng quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong an ninh mạng như: (1) Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Xuyên tạc lịch sử; thông tin sai sự thật,… (2) Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia,… (3) Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin,… (4) Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng; (5) Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân để trục lợi. Quy định này thể hiện được bảo vệ khi tham gia hoạt động trên không gian mạng trước các thông tin xấu độc xâm phạm tới danh dự, uy tín, nhân phẩm, các hoạt động tấn công mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng hoặc các hành vi khác gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Với các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật An ninh mạng thể hiện rõ ràng sự bình đẳng trước pháp luật, các hành vi này không ngoại lệ với bất kỳ ai, cá nhân trong nước hay ngoài nước. Ngược lại, với các hành vi nghiêm cấm này thể hiện rõ con người luôn được pháp luật bảo vệ trước các mối đe dọa từ trong xã hội đối với quyền sống, quyền tự do và quyền bình đẳng trước pháp luật.Điều 16 của Luật An ninh mạng quy định về phòng ngừa, xử lý thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật, cũng như yêu cầu lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng để loại bỏ các thông tin vi phạm pháp luật. Điều này có nghĩa là người dân đã có công cụ rõ ràng hơn để bảo vệ mình khi bị các thông tin xấu xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp.Điều 17 Luật An ninh mạng quy định phòng, chống gián điệp mạng, bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng. Đây là quy định tiến bộ, cụ thể hóa Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013, theo đó, “các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Từ quy định này của Luật An ninh mạng sẽ giúp bảo vệ người dân trước các hoạt động gián điệp mạng, bảo vệ được bí mật cá nhân, bí mật kinh doanh, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng. Qua đó, không bị can thiệp vào đời tư, gia đình, chỗ ở và thư tín.Điều 18 Luật An ninh mạng quy định phòng, chống hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Quy định này giúp bảo vệ người dân khỏi các hoạt động tội phạm mạng, như chiếm đoạt tài sản, trộm cắp thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng,… Qua đó, bảo vệ được quyền tự do của công dân không bị xâm phạm trên không gian mạng. Điều 19 Luật An ninh mạng trao công cụ để bảo vệ người dân khỏi hoạt động tấn công mạng, như tán phát mã độc, tấn công từ chối dịch vụ…Điều 26 của Luật An ninh mạng “gia cố” thêm công cụ để bảo vệ người dân khỏi các thông tin xấu độc bằng cách yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm loại bỏ những nguồn phát tán thông tin xấu thông qua việc không hoặc ngừng cung cấp dịch vụ cho những đối tượng này. Đồng thời, giúp bảo vệ thông tin cá nhân, bí mật cá nhân của người dân, tránh bị thu thập và lạm dụng (trường hợp dữ liệu cá nhân người dùng Facebook bị lạm dụng vào hoạt động chính trị). Với việc yêu cầu một số doanh nghiệp nước ngoài đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, tức là có pháp nhân tại Việt Nam sẽ giúp người dân có quyền được quản lý, sử dụng và khiếu nại về dữ liệu của mình.Trẻ em được bảo vệ đặc biệt trên không gian mạng. Các nội dung bảo vệ trẻ em trên không gian mạng được quy định tại Điều 29 Luật An ninh mạng. Trong đó, yêu cầu chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng, cơ quan, tổ chức, cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc và các cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ trẻ em khi trẻ em tham gia không gian mạng; yêu cầu lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền của trẻ em trên không gian mạng.Theo các Điều 27, 32, 33, 34 Luật An ninh mạng quy định về nghiên cứu, phát triển an ninh mạng; tuyển chọn, đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng; giáo dục, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ an ninh mạng; phổ biến kiến thức về an ninh mạng. Từ các quy định này có thể thấy công dân được tham gia, thừa hưởng các chính sách về an ninh mạng của Nhà nước như: nghiên cứu, phát triển an ninh mạng; nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng; giáo dục, bồi dưỡng kiến thức an ninh mạng. Đồng thời, thể hiện được quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.Cũng theo quy định của Luật An ninh mạng, cá nhân được lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng bảo vệ khi tham gia hoạt động trên không gian mạng, khi lực lượng chuyên trách được trao quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh mạng cần thiết (Điều 5), giúp lực lượng này hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, đồng nghĩa sẽ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hữu hiệu hơn.Quyền lợi của cá nhân sẽ bảo đảm khi mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật. Tất cả các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm cộng đồng về an ninh mạng sẽ được tăng cường hơn, khi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong quản lý hệ thống thông tin và cung cấp dịch vụ trên không gian mạng được xác định trách nhiệm cụ thể, góp phần quan trọng hình thành không gian mạng an toàn, lành mạnh.
Phan Minh Thuận