Quy trình trồng và chăm sóc cây lựu cho quả sai, to

Không chỉ là món ăn vặt hấp dẫn, lựu còn có tác dụng làm đẹp, cải thiện chuyện phòng the, phục hồi và bảo vệ gan, thận, tăng cường hệ miễn dịch, ngừa ung thư vú, ngừa các bệnh tim mạch…

Cây lựu giống. Ảnh minh họa.

Cây lựu giống. Ảnh minh họa.

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng lựu. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng

Đất trồng lựu thích hợp với loại đất pha có hữu cơ hoai mục, đất phù sa, có nhiều dinh dưỡng. Nếu trồng trong chậu nên phối trộn đất, cát, tro trấu và cám dừa để có cấu trúc tối ưu cho sự phát triển của cây. Lựu là cây ưa sáng, chịu nóng tốt và cũng chịu úng khá.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Giống

Quả lựu non. Ảnh minh họa.

Quả lựu non. Ảnh minh họa.

Hiện nay, ở Việt Nam có 2 giống lựu phổ biến là lựu trắng truyền thống (trái to, chín màu trắng bên trong nhạt màu) và giống lựu đỏ (giống này nhập từ Thái Lan, trái cả vỏ và bên trong đều có màu đỏ, trái nhỏ nhưng sai quả hơn).

Cây lựu có thể trồng bằng hạt hoặc bằng cách chiết nhánh. Nếu trồng bằng hạt cây sẽ mất 2 năm mới có thể ra hoa quả được. Phương pháp trồng này không được khuyến khích bởi năng suất thấp, cây không bền. Trồng bằng cách chiết nhánh phổ biến và được ưa chuộng hơn vì cây lựu rất nhanh ra rễ. Ngoài ra, cây còn có thể trồng bằng cách chiết con, vì cây lựu nảy rất nhiều con. Bằng cách trồng này, tốt nhất nên thực hiện vào mùa mưa cây sẽ đạt hiệu quả cao.

Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể mua sẵn cây giống ở các vựa bán cây giống gần nhà.

2. Trồng cây

Khi mua cây giống về, xé bỏ bao nilon, đặt cây con vào hố, nén đất chặt, dùng 3 cây cọc để cố định cây con, chú ý che nắng cho cây. Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ hồi xanh.

Rất nhiều gia đình trồng cây lựu làm cảnh. Ảnh minh họa.

Rất nhiều gia đình trồng cây lựu làm cảnh. Ảnh minh họa.

3. Chăm sóc

Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.

Phủ gốc lựu bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1 – 2 và vụ thu tháng 8 – 9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ. Một năm xới gốc 2 – 3 lần.

Cần tỉa bớt những cành dày, yếu, để tập trung dinh dưỡng vào cành khỏe, làm cây có dáng đẹp. Đến kỳ ra hoa, cần áp dụng biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn.

Sau khi trồng được 20 ngày, tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế… Sau đó, cứ khoảng 1 – 2 tháng bón 1 đợt.

Ngoài tác dụng giải khát, lựu còn có tác dụng làm đẹp, cải thiện chuyện phòng the, phục hồi và bảo vệ gan, thận.. Ảnh minh họa.

Ngoài giải khát, lựu còn có tác dụng làm đẹp, cải thiện chuyện phòng the, phục hồi và bảo vệ gan, thận.. Ảnh minh họa.

4. Thu hoạch

Lựu cho thu hoạch từ khi đậu trái khoảng 2 tháng. Lựu tráng khi chín có màu vàng, lựu đó khi chín có màu hồng. Lấy kéo cắt cuống, không nên vặn để rứt rời ra vì nhìn quả lựu không ngon. Tránh thu hái lúc trời ướt át vì quả sẽ nứt, mất giá trị kinh tế.