Quy trình tính giá thành sản phẩm
Tính giá thành sản phẩm là công việc rất quan trọng đối với kế toán công ty sản xuất. Để việc tính giá thành nhanh và chính xác hơn, Doanh nghiệp cần phải xây dựng quy trình. Ở bài viết sau Gia đình kế toán sẽ giới thiệu các bước cơ bản trong quy trình tính giá thành sản phẩm.
1. Quy trình tính giá thành sản phẩm
Giá thành là sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.
Quy trình giá thành là quy trình tập hợp các chi phí phát sinh kể từ khi nguyên vật liệu bắt đầu được đưa vào sản xuất cho đến lúc thành phẩm tạo thành nhập kho và được ghi nhận một cách chính xác vào hệ thống kế toán.
>>> Xem thêm: 9 vấn đề cần biết khi sử dụng hoá đơn điện tử
2. Quy trình tính giá thành với 7 bước
2.1. Tập hợp các chi phí sản xuất
Tập hợp chi phí sản xuất là bước đầu tiên quan trọng trong quy trình tính giá thành. Mọi chi phí sản xuất đều phải được tập hợp một cách đầy đủ và được phân loại rõ ràng vào các khoản mục tương ứng.
Các chi phí để sản xuất ra sản phẩm được tập hợp theo 3 khoản mục chính:
-
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. học xuất nhập khẩu thực tế
-
Chi phí nhân công trực tiếp.
-
Chi phí sản xuất chung.
2.2. Phân bổ chi phí
Trong quá trình sản xuất, sẽ có những chi phí được dùng chung cho nhiều loại sản phẩm. Chính vì vậy, chi phí cần phải được phân bổ riêng để tính giá thành từng loại sản phẩm. Chú ý khi phân bổ chi phí để tính giá thành cần dựa vào những tiêu thức hợp lý.
2.3. Áp dụng phương pháp tính giá thành hợp lý cho quy trình tính giá thành
Khi đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là khác nhau, chủ doanh nghiệp sẽ tùy theo loại hình và tình hình thực tế của doanh nghiệp mình để lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp. Một số phương pháp chủ yếu được các doanh nghiệp lựa chọn đưa vào quy trình của mình:
-
Phương pháp giản đơn (trực tiếp)
-
Phương pháp hệ số
-
Phương pháp tỷ lệ
-
Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
-
Phương pháp theo đơn đặt hàng
-
Phương pháp tính giá thành phân bước khóa học xuất nhập khẩu thực tế
2.4. Xác định số sản phẩm hoàn thành trong kỳ và số sản phẩm dở dang cuối kỳ
Đối với sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến số lượng sản phẩm dở dang mà còn cần quan tâm đến mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Để có thể có được số liệu về sản phẩm dở dang, kế toán có thể yêu cầu bộ phận sản xuất cung cấp hoặc tự mình đi kiểm kê, cần lưu ý số liệu cần phải chính xác để làm cơ sở cho bước xác định giá trị của sản phẩm dở dang trong kỳ.
2.5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sau khi tìm được số lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành, kế toán phải tiến hành đánh giá để xác định trị giá của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong ba phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau để đưa vào quy trình tính giá thành:
-
Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
-
Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương
-
Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
2.6. Tính trị giá sản phẩm hoàn thành
Dựa vào những số liệu đã tính toán ở các bước trên của quy trình, tiến hành tính trị giá thành phẩm theo công thức:
Trị giá sản phẩm hoàn thành = Trị giá 154 dở dang đầu kỳ +Trị giá 154 phát sinh trong kỳ – Trị giá 154 dở dang cuối kỳ- Phế liệu thu hồi – Sản phẩm phụ – sản phẩm hỏng.
2.7. Tính giá thành từng loại sản phẩm, kết thúc quy trình tính giá thành sản phẩm
Doanh nghiệp nên tính giá thành từng loại sản phẩm và lập bảng để thuận tiện cho việc tính toán và theo dõi.
Trên đây là 7 bước cơ bản trong quy trình tính giá thành sản phẩm Gia đình kế toán tìm hiểu và chia sẻ với bạn đọc. Để tránh gặp phải những sai sót gây ảnh hưởng đến hoạt động và kinh tế của doanh nghiệp các bạn nên tham khảo các khoá học kế toán thực hành và tham khảo bài Cảnh báo các trung tâm đào tạo kế toán thực hành lừa đảo để lựa chọn được địa chỉ đào tạo uy tín nhé!
>>> Xem thêm: Học kế toán online ở đâu tốt
5/5 – (1 bình chọn)