Quy trình, thủ tục, cách rút hồ sơ gốc ô tô

Khi mua bán ô tô của các tỉnh khác nhau, hoặc chuyển hộ khẩu thường trú, chúng ta phải làm thủ tục rút hồ sơ gốc. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách làm thủ tục và rút hồ sơ gốc.

Thủ tục rút hồ sơ gốc

Nếu bạn muốn tự rút hồ sơ gốc, bạn hãy thực hiện theo 4 bước sau:

Bước 1: Ký hợp đồng mua bán (nếu bên bán là cá nhân thì cần phải công chứng hợp đồng, hoặc đổi hộ khẩu thường trú)

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ gồm:

  1. Cà số khung, số máy
  2. Ký đơn sang tên chuyển vùng
  3. Tháo biển số, trả lại cavet chính
  4. CMND của người đi rút (người bán)
  5. Và đương nhiên là thêm chứng từ của B1

Bước 3: Nộp hồ sơ rút hồ sơ gốc tại Phòng cảnh sát giao thông (Ở TPHCM là 282 Nơ Trang Long)

Ở bước này, sau khi nộp toàn bộ hồ sơ như ở B2, cán bộ CSGT sẽ kiểm tra hồ sơ, kiểm tra xe. Nếu mọi thứ ok, Công an sẽ đưa giấy hẹn, khoảng 1 tuần -10 ngày lên lấy sẽ có bộ hồ sơ gốc của xe.

Một số lưu ý quan trọng

  1. Theo qui định, Trong vòng 30 ngày, sau khi ký hợp đồng mua bán, phải rút hồ sơ gốc, nếu không sẽ bị phạt hành chính vì chậm trể
  2. Sau khi kiểm tra xem công an sẽ thu lại biển số và cavet, do đó người mua xe phải xin cavet và biển số tạm do công an cấp để chạy về nhà. Cavet này chỉ có giá trị khoảng 24-48h
  3. Khi nhận bộ hồ sơ gốc, không nên mở bao niêm phong.

Một số lưu ý khác

Nếu mua xe cũ bạn cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc chủ xe, thông tin xe. Như thế mới đảm bảo rằng xe mà bạn đang làm thủ tục rút hồ sơ không là xe tranh chấp hoặc xe tang vật của vụ án.

Bạn phải nộp lại đăng ký gốc xe máy cho Công an nơi rút hồ sơ gốc. Đăng ký này sẽ được cắt góc và đính kèm theo hồ sơ gốc để trả lại cho chủ xe mang về tỉnh khi làm thủ tục sang tên xe. Điều này có thể gây lo lắng khi chủ mới của xe lưu hành xe trong thời gian làm thủ tục mà không có đăng ký. Vì thế để không bị xem xét trách nhiệm, Chủ xe nên sử dụng Giấy biên nhận nộp hồ sơ để chứng minh xe đang trong thời hạn làm thủ tục.

Trong nhiều trường hợp, khi làm thủ tục rút hồ sơ gốc phải xuất trình chứng minh nhân dân và hộ khẩu bản gốc để đối chiếu. Vậy nên chủ xe phải chủ động các giấy tờ này để sẵn sàng cung cấp cho bên thực hiện dịch vụ.

Nhược điểm tự rút hồ sơ gốc

Qua tìm hiểu cách rút hồ sơ gốc ở trên, chúng tôi khuyên bạn không nên tự rút hồ sơ để tránh những khó khăn, sai sót, tốn kém với các lý do:

  1. Người mua và người bán phải luôn ở sát nhau khi ra công an rút hồ sơ, có khi mất cả ngày => Mệt mỏi, chờ đợi, có khi người mua phải ở lại qua đêm do khi thực hiện xong, có giấy hẹn thì đã trể
  2. Cavet + biển số tạm: tốn chi phí và bị giới hạn về thời gian
  3. Đợi khoảng 7 ngày làm việc, người mua phải chạy vào, cùng người bán lên công an 1 lần nữa lấy hồ sơ gốc: => Tốn thời gian, chi phí cho cả người mua và người bán
  4. Trong thời gian đợi lấy hồ sơ gốc, chiếc xe sẽ không đưa vào khai thác, sử dụng được

Sự lựa chọn thông minh để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí, bạn nên tới các dịch vụ uy tín như chúng tôi để đảm bảo việc rút hồ sơ được thành công. Tham khảo dịch vụ rút hồ sơ của chúng tôi!