Quy trình thiết kế sản phẩm có phức tạp lắm không?

Để thiết kế một sản phẩm thì cần có quy trình hay không? Chắc hẳn rất nhiều người tự đặt cho mình câu hỏi đó khi muốn thiết kế một sản phẩm. Chắc chắn rồi nó là cả một quá trình để thiết kế sản phẩm trước khi đi vào sản xuất.

1. Quy trình thiết kế sản phẩm là gì?

Để định nghĩa được quy trình thiết kế sản phẩm, ta phải đi xét hai quan điểm cơ bản được tranh luận xung quanh việc xác định rõ giới hạn của quy trình thiết kế sản phẩm. Trên thực tế thì có hai quan điểm cơ bản được đề cập là:

Quy trình thiết kế sản phẩm là gì? Quy trình thiết kế sản phẩm là gì?

Thứ nhất, quy trình thiết kế sản phẩm được bắt đầu từ khi có quyết định về việc thiết kế một sản phẩm và kết thúc ra sao khi có được bản vẽ và các tài liệu có liên quan về sản phẩm mới. Theo đó, quy trình thiết kế sản phẩm mới chỉ bao gồm một khoảng thời gian hoàn toàn xác định (thường là ngắn) trong quá trình chuẩn bị sản xuất chỉ là sự chuẩn bị cho việc đưa sản phẩm mới vào sản xuất. Nhiều doanh nghiệp chỉ coi đây là sự thiết kế sản phẩm theo nghĩa hẹp. Tuy nhiên, ở cách hiểu này nó thường tồn tại trong các cấp triển khai, thừa hành bởi nó đều đề cập tới những nội dung hoàn toàn xác định về mặt hành động, không gian và thời gian, nó là cơ sở xác thực để các tổ chức thực hiện, triển khai cụ thể các kế hoạch. Chỉ với cách hiểu cụ thể như vậy mà các ý đồ về sản phẩm mới mới có thể được triển khai, biến thành hiện thực.

Thứ hai, quy trình thiết kế sản phẩm bắt đầu từ khi hình thành ý tưởng về việc đổi mới các sản phẩm và chủ trương đưa sản phẩm mới ra thị trường, kết thúc khi sản phẩm mới được sản xuất chính thức. Theo quan niệm này, quy trình thiết kế sản phẩm là một quá trình lâu dài, chỉ kết thúc khi “sản phẩm cuối cùng” được hoàn thành, tức sản phẩm mới đã được đưa vào sản xuất, công nghệ mới đã được đưa vào khai thác và sử dụng. Thiết kế sản phẩm mới theo nghĩa này được hiểu rộng hơn, toàn diện hơn và ở cấp chiến lược, dài hạn.

Những khác nhau trong quan điểm về giới hạn quy trình thiết kế sản phẩm xuất phát từ những quan niệm khác nhau về nội dung (khác về sự phân chia nó thành các bước, các giai đoạn và ở chính bản thân quy trình thiết kế sản phẩm mới).

Thiết kế sản phẩm phải thực hiện trước khi đi vào sản xuất Thiết kế sản phẩm phải thực hiện trước khi đi vào sản xuất

Theo quan điểm đầu tiên, thiết kế sản phẩm mới là công việc có tính chất định kỳ, gián đoạn, được triển khai từ trên xuống dưới. Còn với quan điểm thứ hai, xuất phát từ việc người ta coi thiết kế sản phẩm mới và đưa chúng ra thị trường là những hoạt động được thực hiện thường xuyên, được thực hiện một cách liên tục, không đứt quãng và được thực hiện từ dưới lên trên là chủ yếu, đồng thời có kết hợp các quyết định từ trên xuống và sự phối hợp, hợp tác của các bộ phận chức năng với nhau (theo chiều ngang). Hiện nay cả hai quan điểm này đều đang được sử dụng trong các công ty thuộc nhiều quốc gia khác nhau, thậm chí ngay cả trong các công ty của cùng một nước. Sự khác biệt này có thể làm cho các số liệu về chi phí nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới của các công ty khó có thể so sánh được với nhau, hoặc làm cho sự so sánh trở nên khập khiễng, thiếu chính xác.

Việc làm thiết kế sản phẩm

2. Vì sao phải có quy trình thiết kế sản phẩm?

Khi nhắc tới quy trình thiết kế sản phẩm, nhiều người thường thắc mắc tại sao phải thiết kế sản phẩm. Lý giải cho nguyên nhân này, việc thiết kế các sản phẩm để qua đó thoả mãn các nhu cầu của khách hàng thì việc thiết kế dịch vụ cũng tương tự như vậy. Nếu sản phẩm tạo ra đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì đồng nghĩa với việc doanh thu đạt được sẽ cao hơn, tạo ra lợi ích lớn cho doanh nghiệp.

Thiết kế sản phẩm có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi sản phẩm Thiết kế sản phẩm có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi sản phẩm

Do đó, mỗi doanh nghiệp khi xây dựng và phát triển các sản phẩm dịch vụ khác nhau cần cân nhắc đến quá trình thiết kế. 

Việc làm Thiết kế – Mỹ thuật tại Hà Nội

3. Các bước trong quy trình thiết kế sản phẩm

Ý tưởng về sản phẩm => Thiết kế chi tiết sản phẩm => Sản xuất thử => Cải tiến, đa dạng hoá => Sản xuất hàng loạt

Tuy nhiên ứng với từng quy trình thực tế khác nhau mà thứ tự của các giai đoạn có thể được rút ngắn hoặc kéo dài hơn so với lý thuyết.

Trong giai đoạn đầu – việc hình thành các ý tưởng, ý đồ về sản phẩm – với mục tiêu chủ yếu là tìm kiếm các ý tưởng về sản phẩm và công nghệ có thể sử dụng và khai thác trong tương lai. Nó có thể bắt đầu ngay từ khi một sản phẩm mới khác được bắt đầu được nghiên cứu đưa ra thị trường, nhưng cũng có thể chỉ xuất hiện khi các sản phẩm đang được sử dụng đã tỏ rõ những ưu điểm và nhược điểm của chúng trước khi bán ra. Những ý tưởng mới có thể được thu thập qua công tác nghiên cứu của bản thân các doanh nghiệp, qua các thông tin chuyên ngành, qua các quan sát của các cán bộ, nhân viên công ty, thông qua các hoạt động nghiên cứu của các bộ phận có liên quan của doanh nghiệp và qua các nguồn thông tin từ nhiều nơi khác. Nhiều khi, các doanh nghiệp tổ chức các cuộc thi để tim ra cho mình các ý tưởng phù hợp.

Trong giai đoạn thiết kế chi tiết sản phẩm, các ý tưởng về sản phẩm mới sẽ lần lượt cụ thể hoá bằng các thiết kế cụ thể (về kiểu dáng, kết cấu, tính năng tác dụng, vật liệu, kỹ thuật sản xuất, khả năng ứng dụng, …) và kiểm định trên tất cả các mặt này. Nó không chỉ bao gồm công việc cụ thể hoá các ý đồ bằng các bản vẽ kĩ thuật, các bản hướng dẫn kĩ thuật mà còn có cả những đánh giá, kết luận về các phương án được đưa ra. Những đánh giá này đều được tập hợp, lưu trữ để có thể sử dụng lại sau này. Như vậy, các sản phẩm của giai đoạn này là một hệ thống gồm những bản vẽ, những bản thiết kế với các mức độ cụ thể và nội dung khác nhau liên quan tới toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và khai thác, sử dụng các sản phẩm đó. 

Trong nhiều trường hợp, việc thiết kế chỉ được coi là hoàn thành khi có mô hình mô phỏng sản phẩm mới. Nếu như việc hình thành ý tưởng với sản phẩm đòi hỏi phải có sự tham gia đông đảo của nhiều người thì những hoạt động thiết kế trong giai đoạn này lại thường được tập trung vào một số bộ phận có liên quan như phòng kỹ thuật hay trung tâm nghiên cứu … Chỉ sau khi đã có các bản thiết kế và mô hình sản phẩm mới người ta mới tổ chức đánh giá chúng và tập hợp ý kiến của những người có liên quan đến dự án. Nhiều doanh nghiệp phân chia các hoạt động thiết kế thành các loại hình khác nhau: Thiết kế tính năng, tác dụng của sản phẩm, … 

Mỗi hình thức như vậy phải đáp ứng những mục tiêu riêng biệt. Sự phân chia này có tính tương đối, cần thiết cho việc tổ chức sự phối hợp trong thiết kế, đặc biệt là khi sản phẩm phức tạp, có quy mô lớn. Sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật làm cho các quá trình thiết kế sản phẩm trở nên thuận lợi hơn, nhưng không làm mất đi tính phức tạp của nó.

Sau khi thiết kế xong phải đi vào sản xuất thử Sau khi thiết kế xong phải đi vào sản xuất thử

Sản xuất thử được xem là giai đoạn bắt buộc phải có trong hầu hết các hoạt động nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và các công nghệ mới. Và mục đích của việc này không chỉ là kiểm tra, đánh giá lại khả năng của sản xuất ra sản phẩm hoặc khả năng sử dụng, vận hành công nghệ qua đó nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc sản xuất hoặc sử dụng nó sử dụng đó mà nó giúp các nhà thiết kế phát hiện những bất hợp lý trong kết cấu của sản phẩm hay công nghệ đó. Đối với những sản phẩm có liên quan tới sức khoẻ của con người và sự an toàn lao động, sự kiểm nghiệm càng chặt chẽ thì vai trò của cả quá trình sản xuất thử càng quan trọng, việc thực hiện chúng có quy mô càng lớn và phức tạp hơn. Hầu hết các nước đều có những quy định cụ thể về việc kiểm nghiệm sản xuất thử như thế này. Giai đoạn này chỉ kết thúc khi có kết luận rõ ràng sản phẩm/công nghệ và được dự kiến đưa ra sản xuất được chấp nhận hoặc không thích hợp và các tài liệu thiết kế – đã được sửa đổi, điều chỉnh – được bàn giao cho bộ phận sản xuất.

Sau khi việc sản xuất thử đã có thể khẳng định tính ưu việt và hiệu quả của sản phẩm mới, chúng được chuyển sang sản xuất hàng loạt hoặc sử dụng một cách đại trà. Đây là giai đoạn khai thác kinh tế sản phẩm mới. Trong và sau quá trình sản xuất hàng loạt, có thể có những cải tiến cần thiết hoặc có sự đa dạng hoá sản phẩm trước khi đưa vào tiếp tục sản xuất sản phẩm. Các hoạt động này thường đan xen nhau, vừa cho phép kéo dài thời gian sản xuất và khai thác công nghệ trên thực tế. Điều quan trọng trong hai giai đoạn này là phải có chế độ đánh giá định kỳ việc sử dụng công nghệ sản xuất sản phẩm theo góc độ nghiên cứu – thiết kế để có sự cải tiến thích hợp. Mục tiêu của cả quá trình sử dụng công nghệ và sản xuất sản phẩm là làm sao để khai thác chúng càng nhiều càng tốt chứ không phải càng lâu càng tốt như bình thường.

Việc làm Thiết kế – Mỹ thuật tại Hồ Chí Minh

Mỗi giai đoạn trong một quá trình thiết kế sản phẩm đòi hỏi vào những chi phí khác nhau (về số lượng, về loại, về cơ cấu chi phí) và những kết quả khác nhau. Với việc thiết kế sản phẩm người ta thường phân biệt hai hình thức sau:

– Thiết kế sản phẩm trên cơ sở những module chức năng đã có sẵn. hình thức này thường được dựa vào các mô hình, kết cấu đã được đưa vào để khai thác và sử dụng. Những bộ phận mới của sản phẩm thường là những bộ phận chọn lọc, đang có những vấn đề hoặc những điểm hạn chế về một số điểm, làm cho việc khai thác chúng không đưa lại hiệu quả như mong muốn, hoặc có những tiến bộ mới mà người ta có thể cải tiến được nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hoặc sử dụng sản phẩm. Trên thực tế đây cũng là một phương pháp ưa dùng để đưa ra nhiều sản phẩm khác nhau, công nghệ mới một cách tiết kiệm hơn, nhanh chóng, đặc biệt là đối với các sản phẩm hữu hình trong điều kiện thị trường có sự thay đổi nhanh chóng về mẫu mã sản phẩm để đặc biệt hơn.

Thiết kế sản phẩm có nhiều hình thức triển khai khác nhau Thiết kế sản phẩm có nhiều hình thức triển khai khác nhau

– Thiết kế sản phẩm dưới hình thức những cải tiến, đổi mới các sản phẩm và công nghệ đang được khai thác sử dụng. Nếu như hình thức trên sẽ thường gắn với những đổi mới trên quy mô khá lớn và cơ bản thì hình thức này lại thường chỉ là sự cải tiến ở mức độ hạn chế hơn. Trong trường hợp này người ta thường xuất phát từ những ý tưởng hay sáng kiến về đổi mới, cải tiến sản phẩm và công nghệ để thiết kế chúng (trái với hình thức trên, xuất phát từ những bản thiết kế và ý tưởng thiết kế để quyết định) ở phiên bản tốt hơn.

Việc làm

Timviec365.vn đã chia sẻ cho bạn về tầm quan trọng của quy trình thiết kế sản phẩm và hướng dẫn bạn triển khai quy trình đó như thế nào. Và hãy theo dõi nhiều bài viết chất lượng hơn trên website này nhé. 

Cách chọn concept thiết kế cho sản phẩm

Sau khi đọc xong bài viết này bạn chỉ mới nắm được quy trình thiết kế sản phẩm nhưng chưa hiểu rõ về nó. Vậy thì mời bạn theo dõi bài hướng dẫn tìm concept phù hợp với sản phẩm của mình nhất ở link dưới đây. 

                                  Cách chọn concept thiết kế cho sản phẩm 

Chia sẻ: