Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất – Học viện Masterskills

Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm, từ đó đưa ra các quyết định chiến lược, giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Trong sản xuất cần có một quy trình quản lý chất lượng sản phẩm tốt để đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm không có lỗi và đáp ứng được nhu cầu của họ. Khi quá trình này diễn ra không đúng, nó có thể khiến việc tiêu thụ hàng hóa bị tổn thất nặng nề.

Khái niệm quy trình quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất

quy trình quản lý chất lượng sản phẩm

Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng sản phẩm nói chung bao gồm lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng” (ISO 9000:2000).

Quản lý chất lượng sản phẩm là các hoạt động phối hợp để định hướng và kiểm soát chất lượng của sản phẩm, bao gồm: lập chính sách chất lượng sản phẩm, hoạch định chất lượng sản phẩm, kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm và cải tiến chất lượng sản phẩm.

Theo đó, chúng ta có thể hiểu quy trình quản lý chất lượng sản phẩm là quy trình các bước hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng.

Lợi ích của việc thiết lập quy trình quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất

quy trinh quan ly chat luong san pham

Khách hàng mong đợi và yêu cầu các sản phẩm chất lượng cao. Khi khách hàng nhận được các sản phẩm chất lượng, doanh nghiệp sẽ có được những lợi ích sau:

  • Gia tăng sự trung thành của khách hàng
  • Duy trì nguồn khách hàng thường xuyên
  • Được giới thiệu thêm nguồn khách hàng mới
  • Duy trì hoặc cải thiện vị thế của bạn trên thị trường
  • Cải thiện độ an toàn
  • Giảm rủi ro nợ
  • Góp phần xây dựng thương hiệu tích cực cho sản phẩm của bạn

Các nhà sản xuất có quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm tại chỗ ít có khả năng phải đối mặt với việc thu hồi sản phẩm hoặc khiến nguồn hàng bị rủi ro từ các sản phẩm không được sản xuất.

Chi phí liên quan đến những lần thu hồi này có thể cao. Minh chứng rõ ràng nhất là việc thu hồi xe Takata, ước tính chi phí khoảng 7 đến 24 tỷ đô la.

Một số công nghệ sản xuất tinh gọn như TPM sẽ giúp các nhà quản lý sản xuất nâng cao chất lượng, cải thiện chất lượng, loại bỏ khiếm khuyết (lỗi) sản phẩm; từ đó gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Các bước trong quy trình quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất

quy trình quản lý chất lượng sản phẩm

Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm là một tập hợp các giai đoạn được tuân thủ để đảm bảo rằng các sản phẩm được cung cấp bởi một nhóm là “phù hợp với mục đích”. Quy trình bao gồm các giai đoạn:

quy trình quản lý chất lượng sản phẩm

1. Lập kế hoạch chất lượng (Quality Planning)

  • Xác định các tiêu chuẩn áp dụng cho dự án và cách thức đạt được tiêu chuẩn đó, tập trung vào thiết lập yêu cầu khách hàng, thiết kế sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng những yêu cầu đó
  • Thiết lập các mục tiêu chất lượng, định nghĩa các quy trình và thiết lập các biện pháp kiểm soát dùng trong giám sát các quy trình.

2. Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance)

  • Thường xuyên đánh giá một cách có hệ thống chất lượng tổng thể của dự án trong quá trình thực hiện, đảm bảo dự án sẽ đạt được những tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra, cũng như các tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc gia.
  • Đảm bảo chất lượng là hoạt động theo hướng phòng ngừa.

3. Kiểm soát chất lượng (Quality Control)

Đây là một trong những phần quan trọng của quy trình chất lượng sản phẩm.

Quy trình này sẽ tập trung chủ yếu thực hiện các yêu cầu kiểm tra, rà soát chất lượng hàng hóa, sản phẩm.

Ngoài ra đây còn là quy trình kiểm soát các quá trình tạo, sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, công ty, doanh nghiệp thông qua việc kiểm soát, kiểm tra về các yếu tố như:

  • môi trường làm việc
  • con người
  • máy móc
  • nguyên vật liệu
  • phương pháp sản xuất
  • thông tin quy trình sản xuất.

Trong đó yếu tố là chính nguyên vật liệu đầu vào, đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng hóa, sản phẩm.

Vì để hàng hóa, sản phẩm đầu ra đảm bảo được chất lượng theo yêu cầu thì trước tiên nguyên vật liệu đầu vào phải yếu tố đảm bảo được chất lượng trước đã.

Bên cạnh yếu tố nguyên vật liệu đầu vào thì các thiết bị sản xuất và công nghệ chế biến chính là yếu tố có tầm quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành kiểu dáng cũng như chất lượng sản phẩm.

Kiểm soát chất lượng gồm các việc: Kiểm soát con người, kiểm soát thiết bị và kiểm soát môi trường. Trong đó, cụ thể như sau:

* Kiểm soát con người:

  • Có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản.
  • Có kỹ năng sử dụng máy móc, thực hiện trong quá trình sản xuất.
  • Nắm được thông tin về công việc, nhiệm vụ được giao.
  • Được trang bị đủ các tài liệu, hướng dẫn cần thiết trong công việc.
  • Đáp ứng đủ điều kiện và phương tiện làm việc.

* Kiểm soát phương pháp và quá trình, bao gồm:

  • Lập quy trình giám sát sản xuất, phương pháp thao tác sản xuất, vận hành sản xuất
  • Theo dõi và kiểm tra quá trình sản xuất.

* Kiểm soát đầu vào:

  • Tuyển chọn kỹ càng người cung cấp, nguồn cung cấp.
  • Có đầy đủ thông tin, dữ liệu mua hàng đầy đủ.
  • Các sản phẩm, hàng hóa được nhập vào phải được kiểm soát, rà soát kỹ càng.

* Kiểm soát thiết bị. Thiết bị phải:

  • Phù hợp với yêu cầu trong quy trình sản xuất.
  • Được thay thế, sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên.

* Kiểm soát môi trường:

  • Chú ý nhiệt độ, ánh sáng môi trường có ảnh hưởng gì đến quy trình sản xuất không
  • Môi trường sản xuất sạch sẽ, đáp ứng điều kiện an toàn, vệ sinh.

Cách tiếp cận để thực hiện kiểm soát chất lượng sản phẩm trong sản xuất

quy trình quản lý chất lượng sản phẩm

Để thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm hiệu quả, đầu tiên hãy tạo và ghi lại cách tiếp cận để kiểm soát chất lượng.

Bao gồm:

  • Xác định tiêu chuẩn chất lượng cho từng sản phẩm.
  • Chọn phương pháp kiểm soát chất lượng
  • Xác định số lượng sản phẩm / lô hàng sẽ được kiểm tra
  • Xây dựng và đào tạo nhân viên để kiểm soát chất lượng
  • Tạo ra một hệ thống thông tin báo cáo các khuyết tật hoặc các vấn đề tiềm ẩn.

Tiếp theo, bạn sẽ cần phải tạo ra các tiến trình để xử lý lỗi.

Xem xét những điều sau đây:

  • Sẽ loại bỏ hàng loạt các sản phẩm bị lỗi hay không?
  • Sẽ có nhiều thử nghiệm và sửa chữa những vấn đề tiềm tàng không?
  • Liệu sản xuất có bị dừng lại để đảm bảo rằng không có sản phẩm bị lỗi nào được tạo ra?
  • Các phiên bản sản phẩm mới sẽ được xử lý như thế nào?

Cuối cùng, sử dụng một phương pháp như 5-whys để xác định nguyên nhân gốc rễ của lỗi chất lượng, kịp thời thực hiện thay đổi cần thiết và đảm bảo sản phẩm không bị lỗi.

Lợi ích của việc áp dụng quy trình quản lý chất lượng chuẩn trong sản xuất

quy trình quản lý chất lượng sản phẩm

Khách hàng mong đợi và yêu cầu các sản phẩm chất lượng cao. Khi khách hàng nhận được các sản phẩm chất lượng, doanh nghiệp sẽ có được những lợi ích sau:

  • Gia tăng sự trung thành của khách hàng
  • Duy trì nguồn khách hàng thường xuyên
  • Được giới thiệu thêm nguồn khách hàng mới
  • Duy trì hoặc cải thiện vị thế của bạn trên thị trường
  • Cải thiện độ an toàn
  • Giảm rủi ro nợ
  • Góp phần xây dựng thương hiệu tích cực cho sản phẩm của bạn

Các nhà sản xuất có quy trình kiểm soát chất lượng tại chỗ ít có khả năng phải đối mặt với việc thu hồi sản phẩm hoặc khiến nguồn hàng bị rủi ro từ các sản phẩm không được sản xuất.

Chi phí liên quan đến những lần thu hồi này có thể cao. Minh chứng rõ ràng nhất là khiếm khuyết gần đây tìm thấy trong túi khí Takata dẫn đến việc thu hồi ô tô lớn nhất trong lịch sử.

Việc thu hồi này bao gồm gần 69 triệu máy lọc không khí Tổn thất việc thu hồi xe Takata, ước tính chi phí khoảng 7 đến 24 tỷ đô la.

Việc thu hồi sẽ kéo dài cho đến cuối năm 2019 và phải mất đến năm 2020 mới có thể giải quyết xong. Những vấn đề nêu trên đã có thể ngăn ngừa được thông qua kiểm soát chất lượng trong từng quy trình sản xuất.

Các công cụ quản lý chất lượng sản phẩm

quy trình quản lý chất lượng sản phẩm

Kiểm soát quy trình bằng thống kê (SPC):

Đây là việc sử dụng các kỹ thuật thống kê trong thu thập, phân loại, xử lý và phản ánh các dữ liệu chất lượng thu được từ kết quả của một quá trình hoạt động dưới những hình thức nhất định giúp nhận biết được những thực trạng và sự biến động của quá trình đó.

6 sigma:

Là một hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh và quản lý chất lượng bằng cách dựa trên thống kê để tìm ra lỗi (khiếm khuyết), xác định nguyên nhân của lỗi và xử lý lỗi nhằm làm tăng độ chính xác của quy trình. Chữ Sigma (σ) theo ký tự Hy Lạp đã được dùng thể hiện độ lệch chuẩn trong toán thống kê, do vậy 6 Sigma đồng nghĩa với 6 đơn vị lệch chuẩn.

7 Tools:

là những công cụ dùng để giải quyết các vấn đề trong doanh nghiệp giúp doanh nghiệp sẽ chủ động hơn, hiệu quả hơn trong việc nhận diện các vấn đề của mình (ví dụ: các lãng phí, kém hiệu quả trong quá trình; các nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm; các cơ hội cải tiến…)

TPM:

Mục tiêu là tạo ra một môi trường sản xuất không có sự cố cơ học và xáo trộn kỹ thuật bằng cách liên quan đến mọi người trong nhiệm vụ bảo trì mà không phụ thuộc nhiều vào cơ khí hoặc kỹ sư.
Kaizen: Kaizen là một thuật ngữ trong tiếng Nhật, có ý nghĩa là “sự cải tiến liên tục”. Trong kinh doanh, kaizen được hiểu là những hoạt động cải tiến liên tục đối trong công việc của mọi nhân viên, dù là CEO hay là các công nhân trong chuỗi lắp ráp.

5S:

5S là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng xuất phát từ quan điểm: Nếu làm việc trong một môi trường lành mạnh, sạch đẹp, thoáng đãng, tiện lợi thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động sẽ cao hơn và có điều kiện để việc áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả hơn.