Quy trình phát triển sản phẩm mới: Hướng dẫn 8 bước xây dựng quy trình

Việc phát triển sản phẩm mới được các doanh nghiệp áp dụng ngày càng phổ biến. Đây là hoạt động giúp bạn có thể đứng vững trước sự biến đổi của thị trường và thu hút ngày càng nhiều tệp khách hàng tiềm năng. Và để hoạt động này thật sự hiệu quả, bạn cần một quy trình tối ưu. Điều này chính là nguyên nhân cho sự ra đời của quy trình phát triển sản phẩm mới.

Quy trình này thường cần sự phối hợp ăn ý giữa các bộ phận như: R&D (Research & Development), Design, Sales, Branding nói riêng và Marketing nói chung.

Vậy quy trình phát triển sản phẩm mới gồm có bao nhiêu bước? Các rủi ro bạn cần tránh khi triển khai là gì? Điểm khác biệt của quy trình phát triển sản phẩm giữa một công ty startup và doanh nghiệp như thế nào? Và đâu là phương pháp hữu hiệu để các Junior có thể tăng kỹ năng phát triển sản phẩm của mình?

Tất cả sẽ được mình là Triangle Head thông tin đến bạn trong nội dung bài viết sau đây. Hãy cùng mình theo dõi bạn nhé!

Tại sao cần phát triển sản phẩm mới? Sau đây, mình sẽ chia sẻ đến bạn một số nguyên nhân cốt lõi mà hầu hết doanh nghiệp nào cũng gặp phải.

Để có thể giúp công việc kinh doanh của bạn phát triển, bạn cần hiểu được người dùng họ đang cần và mong muốn những điều gì. Từ đó, bạn sẽ tạo sản phẩm của mình để tương thích, phù hợp với nhu cầu của người dùng. Nếu bạn không làm tốt điều này thì bạn đã nhường cơ hội bán hàng cho đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bạn.

Mình ví dụ cho bạn dễ hiểu như thương hiệu Coca đã kịp thời nhận ra rằng người dùng rất quan tâm đến một lối sống lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Thế là thương hiệu này đã cho ra đời một sản phẩm mới, tối ưu được nhu cầu đó. Sản phẩm mang tên Coca-Cola Zero, giúp người dùng có thể thỏa thích uống mà không gây hại đến sức khỏe bởi trong sản phẩm này không chứa đường.

Mỗi ngành hàng đều có đối thủ cạnh tranh nhất định. Nhất là lĩnh vực công nghệ, chú trọng những tính năng tiện ích cho người dùng. Vì thế, bạn cần tạo những sản phẩm vượt trội hơn so với đối thủ để có thể đứng vững trên thị trường và mang lại nguồn doanh thu cho doanh nghiệp của bạn.

Giai đoạn Maturity (Trưởng thành) là thời điểm mà bạn có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Và lúc này bạn cần điều chỉnh một số tính năng, công dụng và cũng có thể thiết kế sản phẩm lại để có thể thu hút người dùng, kích thích doanh số tăng.

Bạn có thể thấy ở thương hiệu Nintendo, một công ty kinh doanh về hàng tiêu dùng điện tử, trò chơi điện tử đã ở Nhật Bản có bước đột phá khí thay thế bảng điều khiển DSi bằng 3DS. Bảng điều khiển mới này đã giúp sản phẩm có thêm tính năng tiện dụng như cảm biến chuyển động, có camera phụ để quay,… Từ đó, nó cũng hỗ trợ cho Nintendo đứng vững trên thị trường và có nhiều doanh thu hơn.

Để tìm hiểu kỹ hơn Maturity Stage là gì bạn có thể tham khảo tại bài viết vòng đời sản phẩm nhé!

Sau khi biết được tại sao cần xây dựng quy trình phát triển sản phẩm mới thì mình sẽ đi đến nội dung chính của bài viết này. Đó là mình sẽ hướng dẫn bạn quy trình phát triển một sản phẩm mới chỉ vỏn vẹn trong 8 bước.

Bước đầu tiên trong các bước phát triển sản phẩm mới là phác thảo ý tưởng. Bạn có thể lên hàng trăm, hàng nghìn ý tưởng khác nhau cho sản phẩm mới của mình. Tuy nhiên, trong số những ý tưởng đó, bạn nên chọn ra một vài ý tưởng vượt trội, có khả năng thực thi và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bạn cũng có thể ứng dụng phương pháp SCAMPER để tạo được một ý tưởng sản phẩm tuyệt vời, cụ thể:

Bước 2 trong quá trình phát triển sản phẩm mới là bạn sẽ tiến hành đánh giá và sàng lọc ý tưởng sau khi phác thảo. Việc đánh giá, sàng lọc sẽ giúp bạn có được ý tưởng tốt nhất trong tất cả các ý tưởng đề ra. Bởi nếu bạn triển khai tất cả các ý tưởng vạch ra thì bạn đang giết chết cơ hội thành công của mình. 

Và lọc bớt ý tưởng cũng sẽ giúp bạn giảm thiểu ngân sách triển khai. Mình chia sẻ đến bạn một số bí quyết lọc ý tưởng hiệu quả như:

Ý tưởng của bạn được chi tiết, cụ thể hóa nhờ vào concept. Đây là một trong các bước phát triển sản phẩm mới quan trọng. Ở bước này, bạn sẽ bắt đầu tạo, thử nghiệm concept. Một số thông tin bạn có thể tham khảo để triển khai tốt bước này như sau:

Tạo, phát triển concept

Mình lấy một ví dụ cho bạn dễ hình dung là giả sử một hãng ô tô qua quá trình sàng lọc đã chọn ý tưởng phát triển ô tô chạy hoàn toàn bằng điện. Và lúc này, một nhà tiếp thị cần làm nhiệm vụ quan trọng là khái quát ý tưởng sản phẩm thành những khái niệm thay thế.

Đối với trường hợp chiếc ô tô chạy bằng điện, bạn có thể tạo các khái niệm thành một số concept như:

Thử nghiệm concept

Các concept cần đưa vào thử nghiệm với từng nhóm đối tượng người tiêu dùng để xác định được tính hiệu quả của nó. Bạn có thể thực hiện thử nghiệm thông qua phỏng vấn hoặc khảo sát định lượng để thu thập được những thông tin cần thiết nhất cho tiến trình phát triển sản phẩm mới của mình.

Việc xây dựng một kế Product Branding cụ thể để có thể giới thiệu sản phẩm đến tay người dùng là một trong những khâu quan trọng trong quy trình phát triển sản phẩm mới. Bởi có kế hoạch bạn mới biết được mình sẽ làm gì tiếp theo, nếu không sẽ dễ xảy ra vấn đề trong quá trình triển khai.

Mình gợi ý cho bạn cách xây dựng kế hoạch Product Branding từng bước như sau:

Sau khi đã hình thành được khái niệm sản phẩm cũng như kế hoạch marketing chi tiết thì việc tiếp theo bạn cần quan tâm là sức hấp dẫn của nó đối với người dùng. Đặc biệt là sản phẩm này có mang lại lợi nhuận cao và phù hợp với tài chính của doanh nghiệp bạn hay không.

Các chỉ số bạn nên lưu ý ở bước này là chi phí bỏ ra (R&D, marketing,…), dự báo doanh số cùng lợi nhuận thu về. Đây là 3 yếu tố bạn có thể phân tích để có quyết định sáng suốt nhất.

Ngoài ra, đối với dự báo doanh số, bạn có thể xem lại lịch sử bán hàng của những sản phẩm tương tự trước đó hoặc khảo sát thị trường. Cách làm này sẽ hỗ trợ bạn trong việc phân tích doanh số tối đa và tối thiểu để biết được độ rủi ro của nó.

Sức hấp dẫn của sản phẩm mới là điều kiện quan trọng để sản phẩm đó có đi đến bước tiếp theo được hay không.

Đây là giai đoạn rất quan trọng, quyết định sự thành bại của sản phẩm trước khi tung ra thị trường. Sau khi bạn đã phân tích tài chính và có đủ nguồn lực triển khai, bước này bạn sẽ bắt đầu tạo mẫu với nhiều phiên bản vật lý dựa trên khái niệm của sản phẩm đã lập ra trước đó.

Với nhiều mẫu khác nhau, bạn cần loại bỏ những mẫu chưa đạt yêu cầu, cải thiện dần để tạo được mẫu cuối cùng khiến bạn hài lòng nhất. Tùy vào sản phẩm bạn đang phát triển mà thời gian nghiên cứu có thể là một hai tuần, một hai tháng hoặc trong nhiều năm liền.

Mẫu sản phẩm của bạn trong quá trình phát triển cũng cần thường xuyên kiểm tra đi, kiểm tra lại để đảm bảo được yếu tố an toàn, hiệu quả. Và nếu tốt hơn thì bạn nên để người dùng đánh giá nguyên mẫu sản phẩm của mình để có được những thông tin giúp bạn cải thiện sản phẩm tốt hơn.

Bạn đang băn khoăn, không chắc chắn về độ hiệu quả của sản phẩm cũng như kế hoạch tiếp thị của mình. Ngay lúc này, bạn có thể sử dụng phương án thử nghiệm trên thị trường giả lập. 

Điều này sẽ giúp bạn có cơ hội thử nghiệm các yếu tố có liên quan trước khi quyết định đầu tư sản phẩm một cách đầy đủ. Một số yếu tố có thể nhìn thấy như đóng gói, phân phối, quảng cáo,…

Bước cuối cùng trong quá trình phát triển sản phẩm mới sẽ là thương mại hóa sản phẩm, tức là tung ra thị trường để tiếp cận người dùng. Một số phương pháp tiếp cận người dùng được đánh giá hiệu quả có thể nhắc đến như quảng cáo, nỗ lực tiếp thị, xúc tiến bán hàng,…

Trước khi bạn tung sản phẩm ra thị trường, bạn cần xác định 2 yếu tố quan trọng:

Thế là mình đã điểm qua các bước trong quy trình phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên, khi tiến hành phát triển chúng, bạn sẽ gặp không ít rủi ro. Vậy những rủi ro đó là gì? Hãy cùng mình theo dõi ngay bạn nhé.

Nếu sản phẩm của bạn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của người dùng thì rất có khả năng chúng sẽ nhanh chóng bị lạc hậu, đào thải khỏi thị trường.

Hoặc sản phẩm mới của bạn bị đối thủ sao chép và cải thiện tốt hơn để cạnh tranh cùng một thị trường với bạn. Điều này cũng sẽ khiến doanh nghiệp của bạn giảm doanh thu, lợi nhuận cho sản phẩm mới.

Nội bộ doanh nghiệp