Quy trình lập kế hoạch kinh doanh thành công cho doanh nghiệp – GoSELL

Nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là con đường chưa có ánh sáng, thì việc lập một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết chính là ngọn đèn giúp bạn có những bước đi vững chắc về sau. Trong bài viết này, GoSELL sẽ tổng hợp cụ thể hơn về quy trình lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp ngay bên dưới.

Quy trình lập kế hoạch kinh doanh thành công cho doanh nghiệp

Khái niệm về kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh (Business Plan) là một kế hoạch cơ bản mô tả quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trước khi bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh. Trong bản kế hoạch này, doanh nghiệp sẽ xác định được:

  • Đối tượng khách hàng mục tiêu.

  • Bối cảnh

    thị trường

    trọng tâm.

  • Tình hình kinh doanh trong thời điểm hiện tại.

  • Phân tích các đối thủ cạnh tranh.

  • Cuối cùng là định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Khái niệm về kế hoạch kinh doanh

Bản kế hoạch này sẽ mô tả quá trình kinh doanh trong một thời gian dài nhất định, bởi thực tế một doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại được lâu khi không có một bản kế hoạch hiệu quả. Mà một bản kế hoạch kinh doanh tuyệt vời sẽ phác thảo dự kiến chi phí, các tình huống phát sinh có thể xảy ra trong quá trình đưa ra quyết định của doanh nghiệp.

Thông thường, một bản kế hoạch hoàn chỉnh sẽ gồm có các nội dung: tóm tắt điều hành về doanh nghiệp, mô tả chi tiết các sản phẩm/dịch vụ và dự định mục tiêu của doanh nghiệp.

Vì sao doanh nghiệp nên lập kế hoạch kinh doanh?

Doanh nghiệp sẽ được hưởng trọn ba lợi ích sau khi lập kế hoạch kinh doanh:

Phát triển đúng hướng

Kế hoạch kinh doanh được xem là nền tảng ban đầu của doanh nghiệp, có thể chưa được hoàn hảo nhưng đây sẽ là kim chỉ nam giúp bạn đi đúng hướng, điều chỉnh mục tiêu kinh doanh phù hợp.

Quảng cáo và tiếp nhận tài trợ tài chính dễ dàng

Khi bạn muốn thu hút các nhà đầu tư, bạn cần phải thể hiện rõ rằng bạn đã có một chiến lược kinh doanh ổn định và mạnh mẽ về mặt tài chính. Tức trong bản kế hoạch kinh doanh, bạn phải nêu được các báo cáo dự kiến về tài chính, dự báo và giải thích về mô hình kinh doanh của bạn cho các nhà đầu tư tiềm năng được hiểu rõ.

Lưu ý phần giải thích mô hình kinh doanh, bạn nên giải thích dễ hiểu, đừng lan man. Vì sẽ không có nhà đầu tư nào đủ kiên nhẫn để lắng nghe các vấn đề không mấy trọng tâm.

Đưa ra quyết định chiến lược phù hợp

Kế hoạch kinh doanh càng cụ thể, bạn sẽ càng dễ dàng tung ra những quyết định đúng đắn, nhằm đạt được kết quả vượt ngoài mong đợi. Nhưng ngược lại, nếu bạn không có một kế hoạch rõ ràng thì khả năng cao có thể bạn sẽ đi sai hướng, không nắm được thời gian cũng như dự định bạn muốn hoàn thành.

Xem thêm: Các nguyên tắc xây dựng chiến lược kinh doanh nổi bật

Một số yếu tố cần lưu ý trước khi tiến hành lập kế hoạch kinh doanh

Để bản kế hoạch kinh doanh trông gọn gàng và chuyên nghiệp, bạn cũng nên lưu ý một số yếu tố sau:

Một số yếu tố cần lưu ý trước khi tiến hành lập kế hoạch kinh doanh

Không trình bày kế hoạch quá dài dòng

Khi trình bày bản kế hoạch, bạn nên lập thành một dàn ý súc tích, ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các thông tin cần thiết. Để người đọc có thể nhanh chóng hiểu được tổng quan về mô hình kinh doanh của bạn, mà chính bạn cũng có thể chỉnh sửa dễ dàng khi cần để theo dõi chúng một cách bao quát.

Sử dụng ngôn từ dễ hiểu

Chẳng hạn như doanh nghiệp của bạn đang phát triển một phần mềm công nghệ nhưng các nhà đầu tư lại không hiểu nhiều về từ ngữ chuyên ngành. Thì trong bản kế hoạch, bạn có thể tránh dùng các thuật ngữ chuyên ngành. Hoặc có thể giải thích các thuật ngữ chuyên ngành ở cuối phần mục lục để người đọc dễ hình dung.

Thiết lập mục tiêu

Để các thông tin trong bảng kế hoạch được trình bày rành mạch, bạn hãy xác định mục tiêu kinh doanh của bạn là gì, đối tượng khách hàng bạn muốn nhắm đến là ai. Đồng thời đặt ra các mục tiêu qua các cột mốc rồi lên kế hoạch để đạt các mục tiêu đã đề ra.

Đừng quá lo lắng khi lập kế hoạch

Một số thống kê cho thấy thường các chủ doanh nghiệp không phải là chuyên gia kinh doanh, mà họ cũng phải tự tìm kiếm công cụ hỗ trợ để doanh nghiệp của họ có thể thuận lợi phát triển. Xây dựng một bản kế hoạch không hề khó như bạn nghĩ, trong phần tiếp theo GoSELL sẽ gợi ý đến bạn các bước lập kế hoạch cụ thể.

Quy trình lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp

Khi bắt tay viết một bản kế hoạch kinh doanh, các thành tố mà bạn cần quan tâm và chuẩn bị là nội dung, mẫu viết bản kế hoạch sao cho thật chuyên nghiệp. Sau đây là 9 bước lập kế hoạch kinh doanh:

Đưa ra ý tưởng lập kế hoạch kinh doanh độc nhất

Khi bắt đầu lập bản kế hoạch, ý tưởng đóng vai trò rất quan trọng, bởi ý tưởng chính là nền tảng để bạn đi đến thành công cũng là mục tiêu để bạn cố gắng phấn đấu. Vì vậy, bước đầu tiên trước khi lập bản kế hoạch là xây dựng một ý tưởng thật độc đáo.

Song song đó, thay vì ngần ngại thì bạn hãy thoải mái nêu ra các ý tưởng của mình, bởi điều quan trọng là bạn hiện thực hóa ý tưởng đó như thế nào mà thôi. Chẳng hạn như: đâu có ai từng nghĩ rằng loài người có thể bay lên được bầu trời, cho đến khi anh em nhà Wright sáng tạo ra những chiếc máy bay đầu tiên.

Thế nên, bạn hãy mạnh dạn đưa ra ý tưởng kinh doanh thật sự tiềm năng và độc nhất vô nhị. Điều này sẽ quyết định đến 50% tỷ lệ thành công của bạn.

Đặt ra mục tiêu cần hoàn thành khi lên kế hoạch

Thực tế, muốn vẽ ra đường hướng thì cần phải có điểm xuất phát và điểm đích, tương tự như mục tiêu và kết quả mà bạn muốn đạt đến trong bản kế hoạch. Bạn hãy liệt kê các mục tiêu để việc lập bản kế hoạch được chính xác như bạn mong muốn.

Nghiên cứu và phân tích thị trường thật kỹ trước khi lập bản kế hoạch

Trên thương trường sẽ có đến hàng trăm, hàng nghìn đối thủ cạnh tranh. Nếu muốn vượt xa họ, bắt buộc bạn phải hiểu rõ môi trường xung quanh, khách hàng mục tiêu mà bạn nhắm đến.

Có như vậy, bạn mới nắm được xu hướng và nhu cầu của khách hàng là gì. Nhằm xây dựng bản kế hoạch vừa đi đúng hướng mà bạn định sẵn và vừa có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt nhất. Nhưng làm thế nào để xác định đâu là khách hàng mục tiêu?

Nghiên cứu và phân tích thị trường

Một trong những công cụ giúp bạn xác định được khách hàng mục tiêu hiệu quả, đó là công cụ CRM của GoSELL. Tại đây, bạn có thể:

Lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng chi tiết

CRM hỗ trợ lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng từ nhiều kênh như website, app bán hàng, cho đến các trang landing page, sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada… Đảm bảo không bỏ sót bất cứ thông tin khách hàng nào. Việc cập nhật, chỉnh sửa thông tin khách hàng bạn cũng có thể điều chỉnh linh hoạt.

Hỗ trợ phân nhóm khách hàng để thực hiện chiến dịch marketing

Sau khi thu thập thông tin khách hàng, tính năng sẽ hỗ trợ bạn phân nhóm khách hàng dựa theo các tiêu chí: sở thích, độ tuổi, giới tính, ngày sinh nhật… Dựa vào các thông tin thu thập được, bạn có thể dễ dàng lên kế hoạch chăm sóc khách hàng hoặc thực hiện chiến dịch marketing phù hợp bằng cách:

  • Thiết lập hình thức tích điểm cho khách hàng thành viên.

  • Cài đặt các ưu đãi, chiết khấu, giảm giá tương tưng với mỗi cấp bậc thành viên.

  • Tự động áp dụng chương trình phù hợp nếu khách hàng thỏa mãn các điều kiện mà bạn đã thiết lập.

Phân quyền cho nhân viên chăm sóc khách hàng

Song để đảm bảo mỗi khách hàng nhận được sự hỗ trợ tốt nhất, tính năng cũng cho phép bạn phân bổ nhân viên chịu trách nhiệm quản lý mỗi khách hàng. Toàn bộ lịch sử chăm sóc khách hàng của nhân viên sẽ được lưu trữ chi tiết để bạn theo dõi tiến độ công việc của nhân viên dễ dàng.

Lập biểu đồ SWOT

Biểu đồ SWOT sẽ giúp bạn nhận ra thế mạnh của bạn là gì để tiếp tục duy trì và phát huy thế mạnh đó, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường. Khi đã biết rõ thế mạnh của mình, việc lập bản kế hoạch cũng sẽ dễ dàng hơn, tránh những rủi ro không mong muốn xảy ra.

Để hiểu hơn về SWOT, bạn có thể xem thêm: Các bước xây dựng mô hình SWOT hiệu quả trong kinh doanh

Xác định mô hình kinh doanh

Hoàn tất 4 bước trên, lúc này bạn đã có một ý tưởng hay, hoạch định được kế hoạch to lớn nhưng chắc chắn bạn sẽ khó có thể làm được nếu chỉ có một mình. Vì vậy, bạn cần có những người đồng đội cùng chung chí hướng, những người đến từ các chuyên môn khác nhau.

Sau đó phân chia công việc hợp lý giữa các bộ phận, cùng nhau trao đổi và phối hợp thực hiện mục tiêu kinh doanh nhằm đưa ra kết quả khả thi nhất. Tạo ra những bước ngoặt mới giúp doanh nghiệp ngày càng vững bước trong quá trình kinh doanh.

Lập kế hoạch marketing để quảng bá cho thương hiệu

Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, bạn đừng quên thực hiện các chiến dịch marketing để tăng độ nhận diện cho thương hiệu. Đây cũng là bước quyết định trực tiếp đến khả năng sản phẩm/dịch vụ của bạn có được tiêu thụ nhiều hay không? Vậy có những công cụ giúp bạn thực hiện chiến dịch marketing hiệu quả?

Lập kế hoạch marketing để quảng bá cho thương hiệu

Các công cụ giúp thực hiện chiến dịch marketing

GoSELL đã tích hợp sẵn các tính năng giúp bạn thực hiện chiến dịch tiếp thị dễ dàng như:

  • Sử dụng email marketing để tạo các thông điệp gửi đến các đối tượng mục tiêu bạn muốn tiếp cận, nhắc nhở khách hàng nhớ đến thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của bạn lâu hơn.
  • Chương trình khách hàng thân thiết giúp bạn tạo nhiều cấp độ khách hàng thành viên và tích lũy điểm thưởng, kích thích hành vi mua sắm của khách hàng.

    giúp bạn tạo nhiều cấp độ khách hàng thành viên và tích lũy điểm thưởng, kích thích hành vi mua sắm của khách hàng.

  • Hoặc bạn có thể tạo mã giảm giá theo các hình thức như phần trăm giá trị sản phẩm, số tiền cố định hay miễn phí phí vận chuyển… nhằm tạo lý do khiến khách hàng quay lại doanh nghiệp.

  • Nếu bạn muốn thu hút khách hàng mua sản phẩm với số lượng lớn, tính năng tạo giá bán sỉ sẽ hỗ trợ bạn thiết lập giá bán sỉ kèm với điều kiện tương ứng cho sản phẩm/dịch vụ và cho phép phân nhóm khách hàng theo điều kiện sử dụng giá bán sỉ.

  • Tính năng Flash sale sẽ giúp bạn tung ra các ưu đãi hấp dẫn, bạn có thể tùy chỉnh số lượng sản phẩm sale nhằm đánh trúng tâm lý sợ bỏ lỡ của khách hàng. Từ đó, thôi thúc họ đưa ra quyết định mua sắm nhanh chóng.

  • Để mang đến khách hàng cái nhìn rõ nét hơn về sản phẩm bạn cung cấp, GoSELL cũng cho phép bạn thiết lập quảng cáo mua sắm trên Google với Google Smart Shopping. Đây là hình thức quảng cáo giúp thúc đẩy khách hàng click vào xem và tiếp cận đối tượng có khả năng mua hàng đúng nhất.

Các công cụ hỗ trợ phân tích hành vi khách hàng

  • Trên trang quản trị của GoSELL đã có tích hợp công cụ phân tích của Google – Google Analytics, giúp bạn nắm được toàn bộ dữ liệu khách hàng truy cập vào website/app bán hàng.
  • Google Tag Manager giúp doanh nghiệp đo lường và theo dõi hiệu suất hoạt động của website/app bán hàng một cách dễ dàng.

  • Hoặc nếu bạn đang triển khai Facebook Ads, GoSELL cũng tích hợp sẵn Facebook Pixel giúp bạn thu thập nhân khẩu học của khách hàng. Theo dõi số lượng khách hàng đã tương tác, mua hàng để đánh giá hiệu quả chạy quảng cáo.

Lên kế hoạch quản lý nhân sự phù hợp

Theo thời gian, việc kinh doanh của bạn sẽ ngày càng được mở rộng và số lượng nhân viên sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Bạn không thể quản lý từng người một theo cách truyền thống, mà cần có sự hỗ trợ của hệ thống chuyên môn. Giúp bạn dễ dàng thực hiện kế hoạch quản lý, đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên thuận tiện.

Tính năng quản lý nhân viên của GoSELL sẽ giúp bạn kiểm soát toàn bộ hoạt động, thời gian và năng suất làm việc của từng nhân viên. Thông qua đó, việc đánh giá hiệu quả công việc sẽ chính xác hơn. Tính năng cũng hỗ trợ cập nhật top nhân viên có doanh thu bán hàng tốt để bạn dễ dàng lập danh sách khen thưởng, khích lệ tinh thần làm việc của họ.

Lập kế hoạch quản lý tài chính

Quản lý tài chính cho doanh nghiệp là bước không thể thiếu, nếu không phân bổ chi phí hợp lý thì khả năng cao lãi không đủ để bù lỗ. Việc cần những khoản chi phí gì, khi nào thì chi, khi nào thì thu… đều phải được lưu trữ minh bạch để lên kế hoạch quản lý cụ thể.

Tính năng phân tích báo cáo của GoSELL giúp bạn dễ dàng theo dõi và đo lường hiệu quả kinh doanh của mình trong từng khoảng thời gian nhất định. Hỗ trợ báo cáo doanh thu trên đa kênh (Shopee, Lazada, GoMUA), trên đa nền tảng (từ cửa hàng, cho đến website, app bán hàng) và trên đa chi nhánh của doanh nghiệp.

Từ đó, bạn có thể dễ dàng dự đoán được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng và đưa ra các quyết định kinh doanh một cách chính xác nhất.

Thực hiện kế hoạch kinh doanh

Khi đã lập kế hoạch kinh doanh chi tiết, công việc tiếp theo là triển khai từng bước một và đảm bảo mọi thứ đều đi theo một quỹ đạo chung mà bạn đã hoạch định sẵn. Nếu có bất kỳ thay đổi gì thì bạn luôn phải dự trù trước để mọi thứ không bị rối loạn.

Vừa rồi là các thông tin về quy trình lập kế hoạch kinh doanh dành cho doanh nghiệp mà GoSELL tổng hợp đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn biết cách lên kế hoạch kinh doanh hiệu quả, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay đến đội ngũ của GoSELL để được tư vấn kỹ hơn.