Quy trình kỹ thuật trồng cây gai xanh
Quy trình kỹ thuật trồng cây Gai xanh triển cây gai xanh
Cây gai xanh là cây ưa ẩm, nhưng không chịu được úng; khi non hơi chịu bóng; sinh trưởng và phát triển nhanh trong mùa mưa ẩm, đến mùa đông có hiện tượng rụng lá, hơi tàn lụi.
Cây gai xanh đòi hỏi loại đất thoát nước tốt, có độ pH từ 5,5 đến 6,5. Cây rất mẫn cảm với việc thiếu nước, nhưng cũng không chịu được ngập nước lâu. Sau khi trồng 5 đến 20 ngày, thân rễ bắt đầu sinh trưởng. Sau khi trồng 70 đến 75 ngày là có thể thu hoạch lần 1. Trong điều kiện chăm sóc tốt cứ 40 đến 45 ngày cho thu hoạch lứa tiếp theo.
Cây gai cho thu hoạch từ 4 đến 6 lứa trong năm, Số lần thu phụ thuộc vào chân đất, lượng mưa ẩm và điều kiện chăm sóc. Thu hoạch khi thân gai có 2/3 chuyển màu nâu hoặc 40 đến 50 ngày là cho thu hoạch.
Năng suất thân gai tươi thường 40 đến 60 tấn/ha, cho từ 1 đến 1 phẩy 6 tấn sợi khô, tương đương 50 đến 80 kg sợi khô trên sào 500 m2
Mục Lục
Cách trồng và chăm sóc: Lên luống hoặc rạch hàng
Bề mặt luống rộng 50 đến 60 cm, cao 10 cm, giữa hai luống cách nhau 40 đến 50 cm làm lối đi và nơi cung cấp nước và bón phân sau khi trồng. Đối với đất dốc thì luống nên bố trí theo đường đồng mức. Đối với đất bãi bằng thì cày rãnh song song, cứ cách từ 5 đến 7 hàng gai để rãnh thoát nước.
Cuốc hố cách hố từ 30 đến 40 cm. Hố được bón lót bằng phân chuồng hoai mục. Thời vụ trồng rất tốt nhất là vụ xuân từ tháng 1 đến tháng 4, tỷ lệ sống của cây gai con sẽ cao đến 98%.
Khi cây đã bén rễ bón bổ sung chất dinh dưỡng chủ yếu là đạm, lân, kali, là cơ sở để cây gai sinh trưởng và phát triển.
Tiến hành Chăm sóc, bón phân, làm cỏ cho Cây gai để cây sinh trưởng phát triển tốt. Càng về sau lá gai phát triển che hết ánh sáng nên cỏ dưới gốc cây gai không phát triển được nữa.
Thu hoạch: Sau khi cây phát triển tốt, khoảng 50 đến 60 ngày quan sát cây gai đã phát triển, thân đã mập và thẳng, quan sát gốc gai có biến đổi màu thì thu hoạch đợt 1. Tuy nhiên, để đảm bảo năng suất, lứa đầu tiên khi gai phát triển đủ thân sẽ phát bỏ để gai đẻ nhiều nhánh, năng suất sẽ cao hơn. Sau 40 đến 45 ngày nếu thời tiết thuận lợi thì có thể thu hoạch đợt 2; đợt 3 và đợt 4 cũng tương tự như vậy.
Lá gai là loại lá thịt không có độc nên là thức ăn cho rất nhiều loại côn trùng ăn lá. Mức độ hại của từng loại côn trùng ở những vùng khác nhau không giống nhau.
Bệnh hại thường gặp: Bệnh lở cổ rễ, Bệnh cháy lá xoăn lá, Bệnh thán thư đốm lá, Bệnh do virus khảm vàng.
+ Cần phải chăm sóc, bón phân, làm cỏ kịp thời để gai chống chịu tốt với dịch hại. Sau khi trồng chừng 10 đến 20 ngày cần chú ý làm cỏ trên luống gai. Càng về sau lá gai phát triển che hết ánh sáng nên cỏ dưới gốc cây gai không phát triển được nữa; đồng thời nếu bón đủ phân, gai sẽ phát tiển nhanh, cứng cây khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn.
Bón phân bổ sung, tăng cường độ ẩm cho đất: Sau khi thu hoạch cần bón phân bổ sung. Phân bón có thể hòa vào nước rồi tưới đều trên bề mặt luống. Không nên cuốc xới nhiều vì rễ phụ và thân ngầm đã ken dày khắp mặt luống.