Quy trình kỹ thuật canh tác chuối mốc (chuối sứ)
Cây chuối mốc (chuối sứ) là một loại chuối địa phương vùng Nam Trung Bộ, loại chuối này có thể trồng trên nhiều địa hình khác nhau: đồi núi, đồng bằng, vườn nhà… với quy mô hộ gia đình hoặc trang trai và được trồng quanh năm. Đặc biệt, khu vực đồi núi nằm ở phía Tây duyên hải Nam Trung Bộ có độ cao từ 200-600m so với mặt nước biển, do ảnh hưởng điều kiện địa hình và là vùng giao thoa giữa Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, nên đặc điểm khí hậu ở vùng này có phần khác hơn so với cả vùng, cụ thể: Nhiệt độ trung bình năm từ 24-250C thấp hơn so với cả vùng từ 1-20C, lượng mưa trung bình qua nhiều năm từ 1.800-2.000mm/năm (tương đương với lượng mưa trung bình tháng từ 150-170mm/tháng), lượng mưa từ tháng 4 đã đạt khoảng 50mm/tháng và từ tháng 5 đến tháng 12 lượng mưa luôn đạt trên 100mm/tháng. Với điều kiện nhiệt độ, lượng mưa và phân bố lượng mưa giữa các tháng trong năm như vậy nên khu vực đồi núi này phù hợp cho cây chuối sinh trưởng và phát triển.
Chính vì vậy, trong tổng số trên dưới 13.000ha chuối của vùng thì diện tích chuối ở khu vực này chiếm trên 70%. Ngoài ra, do đặc điểm sinh vật học của cây chuối mốc có khả năng chịu hạn tốt và sinh trưởng khỏe, bên cạnh đó phong tục tập quán của người dân vùng duyên hải Nam Trung Bộ (sử dụng chuối mốc trong việc thờ cúng) nên trên 905 diện tích chuối ở khu vực đồi núi vùng duyên hải Nam Trung Bộ đều sử dụng giống chuối mốc để gây trồng.
Mục Lục
I. Điều kiện ngoại cảnh
1. Nhiệt độ thích hợp: 25-350C.
2. Ánh sáng: trên 2.000lux
3. Ẩm độ: 50-90%
II. Chuẩn bị trồng
1. Đất trồng
– Đất đồi, nương rẫy, đất phù sa… thích hợp nhất là đất có nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước.
– Đất có pH thích hợp từ 5-7.
2. Hố trồng
– Hố trồng có kích thước 40x40x40cm, trộn lớp đất mặt với 5-7kg phân hữu cơ + 0,5kg lân + 10g Furadan 3H.
– Riêng đối với trường hợp 2 cây/hố thì kích thước hố là 80x80x40cm, lượng phân bón sẽ tăng gấp đôi.
3. Cây giống
– Cây con tách từ cây mẹ: cao 0,6-1m, có 3-5 lá và cây không bị sâu bệnh.
– Cây chuối cấy mô: cao khoảng 40-50cm, có từ 3 -5 lá.
4. Thời vụ trồng
– Trồng quanh năm.
III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1. Mật độ trồng
– Trồng 1 cây/hố: 2×2,5m
– Trồng 2 cây/hố: trồng mật độ 3,5x3m và khoảng cách giữa 2 cây trong hố 0,5-0,6m
2. Cách trồng
– Trồng theo hình chữ nhật hoặc nanh sấu. Đặt cây con thấp hơn hố trồng từ 10-15cm, sau đó lấp đất đầy hố trồng.
– Nếu trồng vào mùa nắng dùng rơm rạ phủ gốc để giữ ẩm cho cây.
3. Tưới nước
– Mùa nắng ở giaid doạn cây con cần tưới 2 ngày/lần, cây trưởng thành 2 lần/tuần.
– Mùa mwqa cần có biện pháp thoát nước tốt, tránh ngập úng vườn.
4. Bón phân
– Bón lót: sau khi thu hoạc cần bón bổ sung 5-7kg phân hữu cơ + 0,5kg lân
– Bón thúc: 300g ure + 300g kali/cây/vụ. Lượng phân này chia ra bón trong 6 lần.
+ 10-20 ngày sau khi trồng 10g ure /cây
+ 30 ngày sau khi trồng 10g ure + 10g kali/cây
+ 60 ngày sau khi trồng 40g ure + 40g kali/cây
+ 120 ngày sau khi trồng 90g ure + 70g kali/cây
+ 180 ngày sau khi trồng 100g ure + 70g kali/hố
+ Trước khi trổ buồng (khi cây ra lá non) 50g ure + 100g kali/hố
5. Chăm sóc
– Tỉa chồi: thường xuyên tỉa chồi, chỉ giữ 2 chồi/cây và tuổi chồi cách nhau 4 tháng
– Bẻ bắp và chống quày: sau khi xuất hiện 1-2 nải trung tính, tiến hành bẻ bắp. Dùng cây chống quày tránh đổ ngã
– Thường xuyên cắt bỏ lá úa vàng
– Đốn bỏ cây mẹ đã thu buồng, đào bỏ củ, cắt bỏ lá khô, sâu bệnh, bẹ khô và chuyển ra khỏi vườn
6. Phòng trị sâu bệnh hại
– Sùng đục: dùng Furadan hay Basudin rải trên cổ gốc chuối, hoặc dùng bả mồi là những khúc thân chuối bổ đôi úp quanh gốc để bắt thành trùng như sùng đục củ.
– Sâu đục lá: phun Polytrin, Dimecron, Decis.
– Bù lạch: phun thuốc Decis hoặc Sherpa ở giai đoạn mới trổ và trái còn nhỏ.
– Tuyến trùng hại rễ: rải Basudin hay Furadan vào hố trồng.
– Bệnh đốm lá: phun Bordeaux hay Benomyl.
– Bệnh héo rũ Pnama: tiêu hủy cây bệnh, khử đất đối với vôi hoặc Bordeaux.
– Bệnh chùn đọt: loại bỏ cây bệnh khỏi vườn.
Nguồn: Kỹ thuật chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho cây chuối