Quy trình 4 bước xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống
Hiện nay, các quy định về hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống được ban hành, sửa đổi và cập nhật liên tục. Do đó, không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng hoang mang trong việc xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống. Ở bài viết này, NewCA sẽ hướng dẫn đơn vị quy trình xuất hóa đơn nhanh chóng, chính xác và theo đúng trình tự pháp luật yêu cầu.
Tổng hợp những quy định về hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống
Đối với hóa đơn điện tử thì nội dung trên hóa đơn phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 6, Thông tư số 32/2011/TT-BTC.
- Trên hóa đơn điện tử phải thể hiện đầy đủ các danh mục hàng hóa bán ra đảm bảo nguyên tắc thông tin chứa trong hóa đơn điện tử. Bên cạnh đó, loại hóa đơn này phải truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
- Tùy thuộc vào hình thức bán hàng, loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho người mua để doanh nghiệp ghi tên hàng hóa, dịch vụ ăn uống cho phù hợp.
- Trường hợp phục vụ ăn tại chỗ, khách hàng đặt ăn thì doanh nghiệp ghi rõ tên các món ăn như: Cá rán, thịt nướng, tôm hấp, rau cải luộc,…; đồ uống: nước ngọt, bia rượu,… kèm theo các dịch vụ phát sinh (nếu có)
- Đơn vị tính tùy theo phương thức xác định số lượng thực tế như: đĩa, chén, bát, xoong nồi, kg… Đối với suất ăn, cơm hộp, cơm văn phòng thì tên hàng hóa, dịch vụ ghi đơn vị tính là suất, hộp, đĩa, khay,…
Lập, xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống cần bảng kê không?
Về bản chất, hóa đơn điện tử không bị giới hạn về số dòng trên một tờ hóa đơn. Vì vậy, doanh nghiệp không được lập bảng kê kèm theo (theo Khoản 3 tại Điều 3 được quy định trong Thông tư 32/2011/TT-BTC) dịch vụ bản giấy với mục đích đảm bảo nguyên tắc nhất quán, hệ thống.
Khi xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, doanh nghiệp phải viết chi tiết “Tên món ăn, số lượng (đĩa, khay, hộp, suất..), đơn giá như thế nào, tổng thanh toán…”
Hướng dẫn doanh nghiệp xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống mới nhất
Hướng dẫn doanh nghiệp xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống mới nhất
Để xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, doanh nghiệp thực hiện các bước sau:
Bước 1: Doanh nghiệp truy cập vào hệ thống phần mềm điện tử. Sau đó click vào nút “Phát hành hóa đơn”. Doanh nghiệp chọn mẫu hóa đơn có mã và nhấp “Tạo mới hóa đơn”.
Lưu ý: hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 có phần mẫu số ký hiệu gồm 7 chữ số.
Bước 2: Điền đầy đủ thông tin vào mẫu xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống. Bao gồm: tên và địa chỉ khách hàng, phương thức thanh toán, tên món ăn, số lượng món ăn, đơn giá bán,…. Đơn vị nhớ chọn đúng phần tính chất dịch vụ ăn uống. Tiếp theo, chọn thuế suất giá trị gia tăng và click vào ô “Lưu dữ liệu hóa đơn”.
Bước 3: Hoàn thành những bước trên thì hóa đơn điện tử vẫn ở trong trạng thái mới tạo lập và chưa được phát hành. Doanh nghiệp nhấp chọn phát hành hóa đơn.
Bước 4: Lúc này, hệ thống phần mềm hóa đơn điện tử sẽ tự động gửi hóa đơn điện tử này lên cơ quan Thuế. Trạng thái kết quả trả về máy là “Đang kiểm tra”, cơ quan Thuế gửi lại mã hóa đơn cho doanh nghiệp (trong vòng 5 phút).
Hóa đơn được cấp mã số của cơ quan Thuế thì mới được xem là hợp lệ. Lúc này, doanh nghiệp mới được phép xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống cho khách hàng và ngược lại. Sau khi được chấp nhận, đơn vị hãy chọn gửi hóa đơn, nhập địa chỉ email khách hàng và nhấn nút gửi.
Lưu ý: Việc xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống khá đặc biệt. Nếu doanh nghiệp báo giá và tính tiền cho khách hàng theo các loại món ăn được giảm xuống 8% thì đối với đối với đồ uống bia rượu, con số này là 10% và phải viết hóa đơn riêng. Doanh nghiệp lưu ý để tránh nhầm lẫn và xảy ra sai sót.
Doanh nghiệp xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống sai mức thuế GTGT có bị phạt không?
Câu trả lời là có.
Pháp luật nước ta quy định, nếu doanh nghiệp xuất hóa đơn sai mức thuế, doanh nghiệp phải xử lý trường hợp này bằng cách điều chỉnh hoặc thay thế hóa đơn điện tử.
Việc doanh nghiệp “cố tình” xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống sai mức thuế suất và không thực hiện điều chỉnh hóa đơn xuất sai sẽ dẫn đến quá trình kê khai thuế sai sót.
Theo điều 12 tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt hành vi doanh nghiệp khai sai: Doanh nghiệp khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế không dẫn đến tình trạng thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc không dẫn đến tăng số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm. Doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 5.000.000 đến 8.000.000 với hành vi xuất hóa đơn điện tử sai mức thuế.
NewCA – Cung cấp giải pháp hiệu quả đánh bay nỗi lo về hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp
Ngày nay, để thuận tiện và giảm bớt căng thẳng cho bộ phận kế toán, nhiều doanh nghiệp lựa chọn dịch vụ hóa đơn điện tử do Công ty cổ phần NewCA cung cấp.
Với ưu điểm vượt trội, tính chính xác cao, thanh toán an toàn và bảo mật tuyệt đối, chúng tôi tin rằng mỗi sản phẩm dịch vụ của NewCA đều sẽ làm hài lòng tất cả khách hàng, kể cả những vị khách khó tính nhất. Tính đến thời điểm hiện tại, NewCA là đơn vị phân phối phần mềm hóa đơn điện tử CyberBill và EasyInvoice
Tóm tắt bài viết
4 bước xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống
Bước 1: Truy cập vào hệ thống phần mềm điện tử, click “Phát hành hóa đơn”, chọn mẫu hóa đơn có mã và “Tạo mới hóa đơn”.
Bước 2: Điền đầy đủ thông tin vào hóa đơn, chọn thuế suất giá trị gia tăng và click “Lưu dữ liệu hóa đơn”.
Bước 3: Chọn phát hành hóa đơn.
Bước 4: Hệ thống phần mềm hóa đơn điện tử sẽ tự động gửi hóa đơn điện tử lên cơ quan Thuế và nhận lại mã hóa đơn (trong vòng 5 phút).
Doanh nghiệp xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống sai mức thuế GTGT có bị phạt không?
Có. Pháp luật quy định nếu doanh nghiệp xuất hóa đơn sai mức thuế sẽ bị xử lý bằng cách điều chỉnh hoặc thay thế hóa đơn điện tử.
Trên đây là toàn bộ thông tin về quy trình xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh và lập báo cáo tài chính. Theo dõi NewCA để cập nhật thông tin về hóa đơn điện tử nhanh nhất.
Công ty Cổ phần NewCA
- Tổng đài CSKH: 1900 2066
- Hotline: 0936 208 068
- Website: https://newca.vn/