Quy định về việc thuyên chuyển công tác đối với giáo viên

Quy định về việc thuyên chuyển công tác đối với giáo viên

Viên chức có được thực hiện hình thức luân chuyển đơn vị công tác hay không? Có cần phải chấm dứt hợp đồng làm việc để giao kết hợp đồng mới hay không? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn Luật Viên chức

Theo quy định của pháp luật viên chức hiện hành, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Trong quá trình công tác, viên chức có hai hình thức thay đổi nơi làm việc là biệt phái hoặc thay đổi vị trí việc làm. Mỗi hình thức có điều kiện áp dụng và trình tự, thủ tục áp dụng khác nhau. Vì vậy, nếu bạn đang có vướng mắc liên quan đến vấn đề này thì bạn cần tìm hiểu kỹ các quy định của Luật Viên chức hoặc văn bản hướng dẫn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến chuyển công tác của viên chức, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Quy định về thuyên chuyển công tác đối với giáo việ

Nội dung tư vấn như sau: Xin chào công ty luật Minh Gia. Tôi là một giáo viên cấp 3, vừa qua tôi có xin thuyên chuyển công tác về đơn vị mới (đơn vị mới đã chấp nhận tiếp nhận) trong khi đó hiệu trưởng đơn vị cũ của tôi chấp nhận cho đi nhưng có 1 yêu cầu đó là buộc tôi phải làm một bản cam kết chấm dứt hợp đồng.

Trong trường hợp tôi gửi hồ sở về sở giáo dục và không được sở chấp nhận thuyên chuyển thì tôi sẽ không được công tác ở đơn vị cũ nữa. Theo tôi được biết trước tôi vài tuần thì đơn vị cũ của tôi cũng chấp nhận thuyên chuyển cho 3 giáo viên khác (một người là con của trưởng ban tuyên giáo huyện ủy mà trường tôi lại nằm trên địa bàn của huyện đó, một người là có quan hệ rộng với sở giáo dục, một người là con cháu của phó giám đốc sở giáo dục) mà hiệu trưởng đơn vị cũ của tôi không yêu cầu 3 giáo viên này làm cam kết chấm dứt hợp đồng khi họ thuyên chuyển (nếu hồ sơ có gặp trục trặc thì vẫn được về lại đơn vị cũ tiếp tục công tác) vậy công ty cho mình hỏi hiệu trưởng đơn vị cũ của tôi làm như thế có đúng không nếu đúng thì văn bản nào đang hiện hành áp dụng ạ. Tôi xin giấu tên và địa chỉ. Mong hồi âm sớm của công ty qua mail cá nhân của tôi. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn chị đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của chị, chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ tại khoản 4 Điều 28 Luật viên chức 2010 về việc thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc như sau:

“4. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật”.

Ngoài ra, tại Điều 14 Thông tư 15/2012/TT-BNV quy định cụ thể về việc chấm dứt hợp đồng làm việc trong trường hợp viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác:

“1. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập đang làm việc. 

2. Việc chấm dứt hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng làm việc. Văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản”.

Với trường hợp chị muốn xin thuyên chuyển công tác về đơn vị mới thì chị phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị mà chị đang công tác. Việc chấm dứt hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng làm việc. 

Để chuyển công tác đến nơi làm việc mới, chị cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

– Đơn xin chuyển công tác

– Bản tự kiểm điểm cá nhân (có ý kiến nhận xét của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý).

– Sơ yếu lý lịch theo mẫu.

– Văn bản đồng ý cho chuyển công tác của cơ quan, đơn vị chị đang công tác.

– Văn bản đồng ý tiếp nhận của cơ quan, đơn vị mới.

– Phiếu nhận xét đánh giá viên chức.

Trường hợp của chị bắt buộc phải có văn bản đồng ý tiếp nhận của Sở Nội vụ hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền nơi mà chị chuyển đến.

Về thẩm quyền giải quyết: Hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ.

Như vậy, để thực hiện việc thuyên chuyển công tác về đơn vị mới, chị chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, được sự đồng ý cho chuyển công tác của cơ quan, đơn vị chị đang công tác và phải có văn bản đồng ý tiếp nhận của Sở Nội vụ hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền nơi mà chị chuyển đến.

Trường hợp hiệu trưởng đơn vị cũ của chị chấp nhận cho đi nhưng lại yêu cầu chị phải làm một bản cam kết chấm dứt hợp đồng trong trường hợp chị gửi hồ sơ về Sở và không được Sở chấp nhận thuyên chuyển thì chị sẽ không được công tác ở đơn vị cũ nữa, yêu cầu đó là không có căn cứ pháp lý. 

>> Tư vấn thắc mắc về thuyên chuyển công tác, gọi: 1900.6169

—————

Câu hỏi thứ 2 – Viên chức sau khi hết thời hạn biệt phái có được trở về đơn vị cũ?

Chào luật sư! Em đang nuôi con nhò 26 tháng tuổi , em công tác tai  Trạm y tế A cách nhà khoảng 17km (có quyết định điều đông ,tăng cường từ ngày 01/09/2016 đến ngày 31/12/2016 thời gian là 4 tháng ) về Trạm y tế B cách nhà khoang 10km. Đến nay chỉ còn 4 ngày nửa la hết thời gian mà trưởng phòng tổ chức vẫn k goi em lên để làm việc hoặc hỏi ý kiến em mà tung tin là sẽ để em ở lại Trạm y tế B thêm thời gian nửa. Như vay có đúng k thưa luật sư.Nhưng em thì k muốn ở lai nơi tăng cường , như vay có được k thưa luat sư. nếu em muốn xin về Trạm y tế C cách nhà 500m vì ở dây đang thiếu thì em sẽ làm gì , mong luật sư chỉ dẫn.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây: 

>> Ưu tiên của viên chức nữ trong quy định về biệt phái viên chức

Theo thông tin chị cung cấp thì chị là viên chức được điều động, tăng cường đến một đơn vị khác làm việc trong thời gian 4 tháng, Luật viên chức không có khái niệm về việc điều động viên chức, chỉ có các quy định về việc thay đổi vị trí việc làm và biệt phái đối với viên chức. Trường hợp của chị được cử đến làm việc tại trạm y tế B thời gian 4 tháng có thể hiểu chị được biệt phái theo quy định của luật viên chức.

Căn cứ Điều 36 Luật viên chức 2010:

“1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.

2. Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.

3. Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.

4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.

5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.

7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi”.

Như vậy, khi hết thời hạn biệt phái theo quyết định biệt phái thì chị có thể trở về đơn vị cũ công tác. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho chị sau khi hết thời hạn biệt phái.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.