Quy định về trang phục giáo viên

Vn đ trang phc ca giáo viên (GV) khi lên lp nhìn chung không phi là vn đ “ni cm” trong ngành giáo dc. Khi lên lp thy cô nào cũng c gng có trang phc đp, nghiêm chnh, tươm tt th hin phong cách nhà giáo khi tiếp xúc vi hc sinh (HS). Tuy nhiên không phi là không có vn đ cn phi đưc nhìn nhn mt cách nghiêm túc đ lúc nào trong mt HS thy cô luôn là mt tm gương sáng.

Xem thêm: Quy định về trang phục giáo viên

Trang phục áo dài luôn là nét đẹp của giáo viên nữ

Cách ăn mặc cũng là một trong những nội dung thuộc quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước. Trong Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục ở điều 4 quy định về quy tắc ứng xử chung có mục 4. Cán bộ quản lý, GV, nhân viên phải sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường và hoạt động giáo dục, tính chất công việc… Mục 5. Không sử dụng trang phục gây phản cảm. Đây là một hình thức quy định chuẩn mực phù hợp trong trường học. Hiện nay vấn đề là trang phục của nhà giáo trong các trường phổ thông còn chưa thống nhất.

Xem tiếp: Quy định bố trí bình chữa cháy

Phù hp vi môi trưng hot đng giáo dc

Ở cấp học phổ thông tất cả HS đều trong lứa tuổi vị thành niên (tại Việt Nam vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi), là lứa tuổi có những thay đổi lớn về mặt sinh lý và thay đổi nhiều về mặt tâm lý, các hành vi ứng xử được thể hiện qua các hành động và thái độ đòi hỏi “độc lập tự do” và luôn muốn học làm người lớn, nên nhiều “người lớn” có thể trở thành “thần tượng” trước mắt các em và cũng từ các hành vi “vương đạo” hay “bá đạo” của các “thần tượng” này cũng đều được các em bắt chước. GV có thể trở thành một “thần tượng” như thế và điều HS dễ bắt chước nhất là trang phục.

Người xưa có câu “Y phục xứng kỳ đức” nghĩa là “ăn mặc tương xứng với địa vị xã hội, đức độ của người mặc”, nhìn vào cách ăn mặc, người ta dễ dàng đánh giá được nhiều thứ về con người ấy, trong đó phần quan trọng là tư cách, phẩm giá. Áo quần nói riêng và trang phục nói chung không chỉ là thứ che thân, đó còn có tác dụng làm đẹp và trang phục không chỉ là thời trang mà còn nói lên văn hóa của người mặc, đó là văn hóa ăn mặc. Biết rằng “chiếc áo không làm nên thầy tu” nhưng trong ngành giáo dục chiếc áo sẽ làm nên một nhà giáo nghiêm túc. Địa vị xã hội của nhà giáo, của người được HS và phụ huynh HS gọi là “thầy” khiến GV không thể tùy tiện trong cách ăn mặc, ngoài ra sự chuẩn mực trước đám đông (dù là HS nhỏ tuổi) còn là sự tôn trọng cần thiết, phép lịch sự tối thiểu…

Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT không quy định đến mức chi tiết trang phục của GV khi đến trường và đặc biệt khi lên lớp nhưng có yêu cầu “phù hợp với môi trường và hoạt động giáo dục”. Áp dụng tinh thần này, ở các trường cũng đều có các quy định riêng phù hợp với đặc điểm vùng miền và phong tục tập quán của địa phương. Nhìn chung quy định là đối với thầy thì quần tây, áo sơmi (có thể có cà vạt) hoặc bộ comple; đối với cô là áo dài truyền thống hoặc bộ comple nữ, còn màu sắc thì “tùy nghi” là phổ biến nhất. Tuy nhiên có nơi việc quy định chừng như còn do cảm tính chủ quan của nhà quản lý giáo dục sở tại. Có nơi quy định GV phải mặc đồng phục khi lên lớp nhằm mục đích xây dựng hình ảnh, nét văn hóa riêng nhà trường. Điều này chưa chắc là giải pháp hay vì sẽ “công chức hóa GV”, biến ngôi trường thành “đồng phục từ GV đến HS (đương nhiên)” với một gam màu đơn điệu chắc không thật hấp dẫn và đôi khi khiến GV cảm thấy không đẹp, mất tự tin và kết quả là sẽ không muốn sử dụng đồng phục. Có văn bản cấm nữ GV mặc váy lên lớp (đã gây tranh cãi mà phần lớn là không đồng tình)…

Chng mc vi trang sc và y phc

Tham khảo thêm: Quy định trình bày văn bản

Những vấn đề về trang phục của GV khi lên lớp cũng có không ít điều chưa được sự đồng thuận của xã hội, tuy không vi phạm quy tắc ứng xử nhưng có phần chưa phù hợp tâm lý số đông (nhiều khi là định kiến). Như trước đây có GV đã từng có sự “cách tân” (có quá đáng không?) khi mặc quần short giảng dạy (chỉ một tiết, dù đang giảng về đề tài “tư duy sáng tạo” nhưng cũng dẫn đến nhiều tranh luận). Đối với GV nam, vấn đề trang phục tương đối không có nhiều “sự cố”, tuy vậy quần jeans, áo thun (như đi tiệc tùng, vui chơi, dã ngoại), mang dép lê hoặc ăn mặc tuềnh toàng… khi lên lớp cũng không phải là vấn đề “phải phép”.

Đối với GV nữ, do đặc điểm về giới, các cô có “trang sức” và “y phục”. Trong các nhà trường (nhất là ở các đô thị) nhiều cô sơn móng tay, móng chân cũng không phải là chuyện lạ (thậm chí là nhuộm tóc). Đây là quyền tự do cá nhân. Thế nhưng, nội quy trong các trường thì đây là những việc HS không được làm. Việc không đồng bộ giữa GV và HS khiến phụ huynh không đồng tình và HS có nhiều “thắc mắc”. Ngoài ra việc trang điểm của GV nữ cũng có tác động không ít đến HS, có nhiều cô khi lên lớp luôn trang điểm “như diễn viên phim truyền hình Ấn Độ” gây “lóa mắt” HS và có thể khiến HS đòi hỏi “kinh phí” từ cha mẹ để làm theo. Thiết nghĩ trong một lớp học cả cô và trò đều trang điểm “sặc sỡ”, nước hoa nồng nặc không biết “sân khấu” lớp học sẽ được biểu diễn như thế nào? Nói đến nước hoa thì việc sử dụng là điều không cấm nhưng phải có chừng mực đừng để HS phải “ngộp thở” cô giáo “quá thơm”, khiến phân tâm trong giờ học. Hiện tượng GV nữ trang phục quá “mô-đen”, GV lên lớp như trên một sàn diễn thời trang tạo tâm lý xa cách, thiếu thân thiện với HS như là “hàng dễ vỡ xin…”. Ngoài ra sự lạm dụng trang sức và “phụ kiện” (như thể hiện sự giàu có, xa hoa) nhiều khi “quá hớp” HS (kể cả đồng nghiệp) thì chất lượng giáo dục nhất định gặp phải “ép-phê” ngược không đáng có khi HS quá bị “thu hút” bởi trang sức của cô trong giờ học. Ngoài ra các cô cũng nên đặc biệt chú ý đến độ dày mỏng, màu sắc và độ kín của trang phục. Đây chưa chắc là chuyện nhỏ trong môi trường sư phạm mà đối tượng chính là HS (“thành phần” được xếp hạng cùng “nhất quỷ, nhì ma…), những người cần được giáo dục nhân cách một cách chuẩn mực nhất.

Một bộ trang phục thoải mái nhưng chỉnh tề và lịch lãm có tác dụng làm cho GV trở nên thân thiện và gần gũi HS hơn. Có lẽ nên để GV từ nhận thức cá nhân sẽ chọn cho mình một bộ trang phục thẩm mỹ phù hợp với không gian sư phạm đặc thù, phong tục tập quán và bản sắc văn hóa vùng miền là giải pháp khả thi nhất để người thầy có hình ảnh trọn vẹn nhất trong mắt HS.

Trn Đăng Huy(TP.Cần Thơ)

Tìm hiểu thêm: Quy định nghỉ phép trong công ty