Quy định về trang phục công sở – người đi làm không thể bỏ qua! | Luật Lao Động

Công sở luôn là môi trường được nhiều bạn trẻ, người lao động hướng đến sau khi ra trường, học việc,…Mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau về quy định trang phục. Sau đây là bài viết về quy định của trang phục công sở – người đi làm không thể bỏ qua!

quy định trang phục công sở

Trang phục công sở là gì?

Trang phục công sở là những bộ trang phục mà nhân viên dùng để mặc khi đến nơi làm việc, công sở. Quan niệm về một bộ trang phục công sở phù hợp có sự khác nhau giữa các công ty và thậm chí là tùy theo từng ngành nghề.

Chẳng hạn nghề nghiệp của bạn là một nhà thiết kế đồ họa cho một công ty cỡ vừa, bạn có thể chỉ cần mặc các trang phục bình thường hoặc hơi công sở một chút. Như một chiếc áo len hoặc áo sơ mi, quần âu, giày da,… sẽ là phù hợp. Tuy nhiên, nếu bạn làm ở các cơ quan nhà nước cấp cao, thì trang phục sẽ có yêu cầu về sự nghiêm chỉnh, lịch sự cao hơn, đó là áo sơ mi quần âu, bộ vest,….

Ý nghĩa trang phục công sở

Như đã đề câp trên, quy định về trang phục công sở có sự khác nhau ở mỗi nơi làm việc, công ty,… Tuy nhiên, chung lại thì việc mặc trang phục một cách đồng bộ đều mang lại những ý nghĩa nhất định.

Thứ nhất, thể hiện tinh thần đồng nghiệp

Khi các nhân viên trong công ty mặc trang phục giống nhau, họ sẽ có cảm giác thân thiện và quý mến nhau hơn. Dễ dàng chia sẻ với nhau nhiều vấn đề trong cuộc sống hơn là quan tâm, chú trọng đến phong cách ăn mặc cá nhân của mỗi người. Điều này sẽ thúc đẩy tinh thần đoàn kết của các cá nhân trong công ty.

Thứ hai, tạo cảm giác bình đẳng

Trang phục công sở thường là những món đồ thời trang có phong cách tương đồng và có thể giống hệt nhau. Sự khác biệt cơ bản là về kích thước cho nên chúng giúp các nhân viên ttrong công ty trở nên đồng bộ, giữa họ không còn ranh giới, sự khác biệt giàu nghèo, giai tầng xã hội. Từ đó việc đối xử giữa mọi người trong công ty là như nhau, chỉ khác biệt nhỏ về năng lực, điều này sẽ giúp cho nhân viên cố gắng làm việc để chứng minh năng lực bản thân hơn.

Thứ ba, tạo cảm giác tự tin, thể hiện sự chuyên nghiệp

Ngày nay, các loại trang phục công sở được may theo kiểu dáng thời trang, trẻ trung và đẹp mắt hơn. Vì vậy, nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng và tự tin hơn khi khoác trên người những bộ trang phục công sở đó. Đặc biệt là những người làm việc trong các ngành dịch vụ, thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng thì những bộ đồng phục công sở đẹp sẽ giúp nhân viên có cảm giác tự tin khi gặp gỡ khách hàng, đồng thời giúp cho khách hàng có cái nhìn đầy thiện cảm đối với công ty.

Thứ tư, trang phục công sở giúp quảng bá hình ảnh của công ty, doanh nghiệp

Đây là một trong những phương thức quảng bá hình ảnh, thương hiệu được nhiều công ty lựa chọn. Quần áo công sở cũng là một trong những bộ nhận diện thương hiệu của công ty, bởi chúng có màu sắc, kiểu dáng gần như tương đồng, và mang những dấu hiệu nhận diện công ty. Và mỗi người nhân viên khoác trên người bộ đồng phục công sở sẽ làm nhiệm vụ cao cả là giúp hình ảnh của công ty đi khắp mọi nơi, tiếp xúc với nhiều người, xây dựng nên thương hiệu cá nhân công ty.

Xem thêm nội dung:Môi trường làm việc

Quy định về trang phục công sở phổ biến hiện nay

Mỗi công ty thường có những quy định riêng biệt, khác nhau về cách chuẩn mực chung, quy cách đối với loại trang phục công sở của mình. Dưới đây là một số quy định về trang phục công sở phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo.

Trang phục công sở là đồng phục

Các công ty có quy định trang phục công sở thường là những công ty chuyên về sản xuất, dịch vụ, công nghiệp hoặc công ty xây dựng hay công ty cổ phần nhà nước. Họ thường yêu cầu nhân viên mặc trang phục công sở đồng bộ dạng đồng phục theo quy định chung của công ty.

Theo đó, đồng phục của nhân viên thường sẽ có cùng một kiểu áo được in logo hoặc slogan của công ty lên trên áo và được đặt mẫu thiết kế, may đo đồng loạt tại các công ty, xưởng sản xuất chuyên về đồng phục công sở.

Hiện nay rất nhiều công ty lựa chọn trang phục công sở dạng đồng phục. Bởi nó tạo nên hình ảnh, dấu ấn của doanh nghiệp, giúp truyền tải thông điệp và quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả nhất.

Quy định về trang phục công sở - người đi làm không thể bỏ qua!

Mặc đồng phục song song với trang phục tự do

Không chỉ riêng áo quần công sở là đồng phục mà ngay cả những trang phục tự do cũng có thể trở thành trang phục công sở.

Thay vì quy định việc mặc đồng phục đi làm cả tuần, nhiều công ty, doanh nghiệp lựa chọn việc xen kẽ trang phục tự do và đồng phục. Thường đồng phục công ty sẽ mặc vào những ngày như thứ hai thứ tư thứ sáu hoặc những ngày như thứ ba, thứ năm, thứ bảy. Việc xen kẻ trên sẽ giúp cho nhân viên bớt nhàm chán, tạo điều kiện cho nhân viên có thể mặc thêm những bộ đồ mà mình yêu thích.

 Tự do lựa chọn trang phục nơi công sở

Với phong cách truyền thống như nhiều công ty tại Việt Nam việc lựa chọn trang phục công sở không được thoáng và thậm chí một số công ty không quan tâm mấy đến điều này. Điều này dễ gây nhàm chán cho nhân viên.

Để giải quyết vấn đề trên, một số công ty hiện nay đã cho nhân viên mặc tự do, tuy nhiên lại khắt khe trong một khuôn mẫu nhất định với một vài kiểu lặp đi lặp lại.

Tuy là là tự do về trang phục công sở nhưng sựu tự do ấy vẫn bị bó buộc trong một mức nhất định.

Quy định về trang phục công sở - người đi làm không thể bỏ qua!

Một số trang phục công sở đặc thù

Trang phục công sở ngành thuế

Thuế là một nghành khá đặc thù, vì vậy nên trang phục phải được nghiêm chỉnh thực hiện theo quy định. Quy định trên được thể hiện bằng văn bản pháp luật. Cụ thể, Điều 11 Nghị định số 02/2021/NĐ-CP  quy định về phù hiệu, biển tên, trang phục, chứng minh hải quan Việt Nam như sau:

Thứ nhất, về lễ phục

(i) Màu sắc: Màu ghi hồng.

(ii) Với áo lễ phục: các quy định về áo lễ phục được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định trên như: cổ áo phải là cổ bẻ, hai ve chữ “K”, trên vai áo mỗi bên có hai đỉa vai để cài cấp hiệu, tay áo phải là dài tay, cúc áo bằng kim loại màu vàng, có hình nổi lá chắn ở giữa,…

Thứ hai, về trang phục xuân – hè

(i) Màu sắc: Xanh đen.

(ii) Quy định:  trang phục xuân hè có thể là áo ngắn tay hoặc dài tay,… theo những quy chuẩn được quy định chi tiết tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định trên, có thể kể đến như

Thứ ba, trang phục thu – đông

(i)  Màu sắc: Xanh đen.

(ii) Quy định về áo thu – đông: kiểu dáng giống như áo lễ phục nhưng cổ áo may kiểu cổ bẻ, hai ve hình chữ “V”, quần là quần âu phục cho cả nam và nữ.

Thứ tư, về áo sơ mi mặc trong lễ phục, đồng phục thu đông

Áo sơ mi màu trắng, dài tay, cổ đứng đê thắt cà vạt dùng cho cả nam và nữ.

Thứ năm, trang phục chống buôn lậu

Quy định về loại trang phục này bao gồm các quy định về áo dài tay, áo ngắn tay, quần, áo gió,.. Được quy định chi tiết tại Khoản 5 Điều 11 Nghị định trên.

Bên cạnh đó, ngành thuế còn có nhiều yêu cầu, quy định cụ thể về một số phụ kiện khác vơi trang phục như: mũ, cà vạt, áo mưa, giày, thắt lưng,… được quy định từ Khoản 6 đến Khoản 11 Điều 11 Nghị định trên.

Trang phục công sở ngân hàng

Tùy mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có những quy định về màu sắc, kiểu dáng khác nhau

Quy định về trang phục công sở - người đi làm không thể bỏ qua!

Như với ngân hàng Saccombank, màu sắc chủ đạo được ngân hàng này lwujc chọn là màu đỏ và đen. Vào mỗi thứ hai, nhân viên nữ sẽ mặc áo dài đỏ đi làm, còn thường ngày học sẽ mặc vest khoác và chan váy. Trong khi đó, nhân viên nam có sự đơn giản hơn khi mặc áo sơ mi tắng kèm quần tây đen và cà vạt. Tất cả tạo nên một tổng thể sang trọng và chuyên nghiệp, mang màu sắc ngân hàng này.

Còn với BIDV, bộ đồng phục của ngân hàng này cũng lịch sự nhưng không kém phần sang trọng với màu xanh nhã nhặn. Vào mùa đông, ngân hàng lựa chọn mẫu vest cổ điển nhưng không kém phần hiện đại.

Màu xanh lá lại là màu đặc trưng mang tới vẻ sang chảnh mà vẫn vô cùng thân thiện cho ngân hàng Vietcombank. Mặc dù chiếc áo chỉ là màu trắng đơn giản như bao chiếc sơ mi khác, nhưng điếm nhấn quan trọng nhất nằm ở phần phụ kiện đi kèm. Với nhân viên nam, đó là chiếc cà vạt xanh thân thiện, còn với các nhân viễn nữ, phụ kiên đi kèm là chiếc nơ xanh lá thân thiện.

Ngoài ra, bạn đọc có thể xem thêm một số bài viết liên quan tại Luật Lao động