Quy định về tiền nộp phạt vi phạm hành chính
Người vi phạm các quy định về quản lý hành chính nhà nước, sau khi nhận quyết định xử phạt có nội dung phạt tiền thì việc thực hiện nộp phạt được quy định như thế nào? Các trường hợp nộp chậm thì tiến chậm nộp tính ra sao và khi nào được miễn tiền phạt vi phạm ?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Cơ sở pháp lý:
Luật xử lý vi phạm hành 2012.
Văn bản hợp nhất 210/VBHN-BTP năm 2018 về hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật xử lý vi phạm hành chính do Bộ Tư pháp ban hành (Hợp nhất Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 97/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP).
Nội dung tư vấn:
Mục Lục
1. Thủ tục thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020, Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Bên cạnh đó, Điều 10 Văn bản hợp nhất 210/VBHN-BTP quy định, cá nhân hoặc tổ chức vi phạm sẽ thực hiện nộp tiền phạt theo một trong các phương thức sau:
– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt xử phạt vi phạm hành chính.
– Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56 (đây là trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản) và khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính (trường hợp tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt).
Nếu quá thời hạn thi hành, người vi phạm sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết đinhj xử phạt và mỗi ngày chậm nộp sẽ bị nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
2. Điều kiện hoãn thi hành quyết định phạt tiền
Theo quy định tại Điều 76 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Điều kiện để hoàn thi hành quyết định phạt tiền gồm:
– Cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc.
– Phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt.
Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn.
Theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung năm 2020 (đến 01/01/2022 mới có hiệu lực thi hành) thì điều kiện để được hoãn thi hành án phạt tiền được sửa đổi như sau, cụ thể: Việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền được áp dụng khi có đủ các điều kiện:
– Cá nhân bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, tổ chức bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng trở lên.
– Cá nhân đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên;
Tổ chức đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
– Cá nhân, tổ chức phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính kèm theo văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (10 ngàu kể từ ngày nhận quyết định) quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn.
3. Các trường hợp được giảm, miễn tiền phạt đối với cá nhân
Theo quy định tại Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính, trường hợp được giảm, miễn tiền phạt là trường hợp cá nhân thuộc trường hợp được hoãn thi hành quyết định xử phạt quy định tại Điều 76 nêu trên kèm theo các điều kiện sau:
– Cá nhân không có khả năng thi hành quyết định thì có thể được xem xét giảm, miễn phần còn lại tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt.
– Và phải có đơn đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt.
Theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung năm 2020 (đến 01/01/2022 mới có hiệu lực thi hành) các trường hợp giảm, miễn tiền phạt đối với cá nhân được sửa đổi, bổ sung như sau:
– Cá nhân đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền nhưng vẫn tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc => được giảm một phần tiền phạt ghi trong quyết định.
– Cá nhân đã được giảm một phần tiền phạt nêu trên mà mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn dẫn đến không có khả năng thi hành quyết định xử phạt và có xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc => được miễn phần tiền phạt còn lại.
– Cá nhân đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật XPVPHC nhưng gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên => được miễn phần tiền phạt còn lại.
– Cá nhân đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền nhưng tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc dẫn đến không có khả năng thi hành quyết định: => được miễn toàn bộ phần tiền phạt.
– Cá nhân bị hạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn dẫn đến không có khả năng thi hành quyết định xử phạt và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên => được miễn toàn bộ phần tiền phạt.
4. Các trường hợp được giảm, miễn tiền phạt đối với tổ chức
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 không quy định miễn, giảm tiền phạt đối với tổ chức nhưng theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung năm 2020 (đến 01/01/2022 mới có hiệu lực thi hành) các trường hợp giảm, miễn tiền phạt đối với tổ chức được bổ sung như sau:
Đối với tổ chức đã có đơn xin miễn, giảm tiền phạt:
– Đối với tổ chức đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền mà iếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp => được giảm một phần tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt.
– Đối với tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây sẽ được miễn phần tiền phạt còn lại:
+) Đã được giảm một phần tiền phạt nêu trên hoặc đã nộp phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ 2 trong trường hợp nộp phạt nhiều lần.
+) Đã thi hành xong các hình phạt bổ xung và biện pháp khắc phục hậu quả.
+) Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
– Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây sẽ được miễn toàn bộ tiền phạt:
+) Tổ chức đã được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định;
+) Đã thi hành xong các hình phạt bổ xung và biện pháp khắc phục hậu quả.
+) Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
5. Điều kiện nộp tiền phạt nhiều lần
Theo quy định tại Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chínhh năm 2012, người vi phạm được nộp tiền phạt nhiều lần khi đáp ứng các quy định sau:
– Cá nhân bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng trở lên và tổ chức bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng trở lên.
– Người vi phạm đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần.
Trong đó, đơn đề nghị của cá nhân phải được UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế; đối với đơn đề nghị của tổ chức phải được cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xác nhận.
Thời hạn nộp phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần với mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.
Theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung năm 2020 (đến 01/01/2022 mới có hiệu lực thi hành) điều kiện nộp phạt nhiều lần được sửa đổi như sau:
Điều 79. Nộp tiền phạt nhiều lần
1.Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;
Các điều kiện còn lại không thay đổi.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Các thông tin trên có giá trị tham khảo. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính – Công ty luật Minh Khuê