Quy định về tăng ca đối với nhân viên hành chính và những lưu ý đi kèm
Mục Lục
Tăng ca là một vấn đề được rất nhiều người lao động quan tâm, bởi đây là một cách tăng thu nhập giúp cuộc sống của họ ổn định hơn. Tuy nhiên để tránh tình trạng bị bóc lột sức lao động, thì người lao động cần phải hiểu rõ những quy định về tăng ca. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quy định này nhé!
I. Quy định về tăng ca đối với nhân viên hành chính
1. Quy định pháp luật về tăng ca
Căn cứ vào Điều 107 và Điều 108 của Bộ luật Lao động quy định về tăng ca đối với nhân viên hành chính như sau:
Người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của người lao động, thì mới có thể yêu cầu họ tăng ca. Ngoài ra, số giờ tăng ca trong một ngày được được quá 12 tiếng, trong một tháng không được quá 40 tiếng. Và trong một năm không được quá 200 giờ.
Với những ngành nghề đặc thù thì có thể sử dụng hơn 200 giờ trong một năm, nhưng không quá 300 giờ. Cụ thể là ngành dệt, may mặc, điện, nông lâm ngư nghiệp, cung cấp điện, cấp thoát nước,… Hay những công việc đột xuất, cần phải giải quyết ngay lập tức.
Và khi sử dụng lao động, thì các doanh nghiệp cần phải thông báo cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Việc thông báo này không được chậm hơn 15 ngày kể từ khi sử dụng lao động trên 200 giờ trong một năm.
2. Cách trả lương tăng ca
Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương theo thời gian làm việc của người lao động. Nếu họ làm việc được một tháng thì sẽ nhận lương tháng, làm việc một tuần thì sẽ nhận lương tuần và làm việc một giờ thì sẽ nhận lương giờ. Và tiền lương tăng ca sẽ được tính bằng cách lấy số tiền lương giờ làm thêm của ngày bình thường x hệ số x số giờ tăng ca. Hệ số là 150% nếu là ngày thường, 200% ngày thứ bảy chủ nhật và 300% ngày lễ Tết.
Trả lương theo sản phẩm là hình thức người lao động được nhận lương theo từng sản phẩm, phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của sản phẩm được hoàn thành. Nếu tăng ca vào ngày bình thường thì sẽ được cộng thêm 150% lương ngày thường, vào ngày thứ bảy và chủ nhật thì cộng thêm 200% lương thường và cộng thêm 300% nếu tăng ca vào ngày lễ Tết.
Trả lương khoán là hình thức người lao động được nhận lương khoán. Tiền lương sẽ phụ thuộc vào khối lượng công việc và thời gian mà người lao động hoàn thành công việc đó.
3. Khi nào được phép yêu cầu tăng ca
Người sử dụng lao động được phép yêu cầu tăng ca nếu như người lao động đồng ý. Bên cạnh đó số giờ tăng ca không được quá 12 tiếng trong một ngày, không được quá 40 tiếng trong một tháng và trong một năm không được quá 200 giờ.
Tuy nhiên đối với những trường hợp cấp bách, không lường trước được như thiếu nguyên vật liệu, dây chuyền sản xuất gặp sự cố, thời tiết khắc nghiệt,… Thì doanh nghiệp có thể yêu cầu tăng ca quá 200 giờ trong một năm, nhưng không được vượt quá 300 giờ trong một năm.
4. Các trường hợp không được phép yêu cầu tăng ca
Có 4 trường hợp mà người sử dụng lao động không được phép yêu cầu người lao động tăng ca đó là:
Thứ nhất, người lao động đang mang thai từ tháng thứ 6 trở lên. Tuyệt đối không được để họ làm tăng ca ở những nơi như vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới,…
Thứ hai, người lao động có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên nếu người lao động đồng ý thì có thể được yêu cầu tăng ca.
Thứ ba, không yêu cầu tăng ca với người chưa đủ 15 tuổi. Với trường hợp trên 15 tuổi nhưng dưới 18 tuổi, thì có thể tăng ca với một số công việc nhất định.
Thứ tư, người khuyết tật mất khả năng lao động từ 51% trở lên hay người bị khuyết tật nặng. Trừ trường hợp nếu họ đồng ý thì doanh nghiệp có thể yêu cầu tăng ca.
5. Thời gian nghỉ ngơi khi tăng ca
Khi người lao động đã tăng ca làm việc, thì họ sẽ được nghỉ ít nhất là 12 tiếng. Và sau đó tiếp tục chuyển sang ca làm việc mới. Nếu như doanh nghiệp nào cho nhân viên nghỉ ít hơn 12 tiếng, thì xem như họ đã vi phạm hợp đồng sử dụng lao động.
Việc làm, tuyển dụng nhân viên hành chính có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên đào tạo (kỹ năng mềm, kiến thức, coaching, văn hoá công ty)
– Nhân viên phòng lao động tiền lương (tính thưởng)
II. Ưu và nhược điểm của tăng ca
Ưu điểm
– Tăng thu nhập: đây là một trong những ưu điểm nổi bật của việc làm tăng ca, vì lương tăng ca thường rất cao so với lương ngày thường. Với những ngày lễ Tết thì lương tăng ca sẽ bằng 300% lương bình thường, và những ngày nghỉ hàng tuần sẽ bằng 200% lương bình thường.
– Tăng khả năng thăng tiến: nếu nhân viên luôn sẵn sàng tăng ca làm thêm giờ để hoàn thành hết công việc, thì sẽ được cấp trên ghi nhận những đóng góp tích cực vào công việc. Từ đó, sẽ có nhiều cơ hội để được tăng lương hay được thăng chức cao hơn.
– Tăng năng suất làm việc: khi thời gian tăng ca của nhân viên hành chính ngày càng nhiều, thì năng suất làm việc của doanh nghiệp cũng sẽ được tăng cao. Không những vừa đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, mà người lao động cũng sẽ có công việc ổn định.
– Tạo ấn tượng tốt với doanh nghiệp: các nhà quản trị doanh nghiệp luôn đề cao những ai có tinh thần làm việc chăm chỉ, nhiệt huyết. Do đó nếu nhân viên luôn sẵn sàng để tăng ca làm việc, thì doanh nghiệp sẽ chú ý với họ. Và trong tương lai sẽ có thể đề xuất nhân viên đó lên chức cao hơn.
Nhược điểm
– Không còn nhiều thời gian thư giãn: nếu như bạn dành quá nhiều thời gian để làm việc, thì thời gian mà bạn dành cho bản thân mình sẽ bị ngắn đi. Bạn sẽ không có thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi và nghiêm trọng hơn là bạn sẽ làm mất các mối quan hệ của mình.
– Ảnh hưởng tới sức khỏe: việc tăng ca thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người lao động. Và nếu như làm việc quá sức trong một thời gian dài, họ có thể căng thẳng, mất ngủ,… nặng hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
– Gây nhàm chán: mặc dù bạn yêu công việc của mình, nhưng nếu bạn dành quá nhiều thời gian để làm việc thì lâu dần bạn sẽ không còn năng lượng để làm việc. Điều này sẽ không những khiến cho bạn cảm thấy nhàm chán, mà còn làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của công ty.
III. Những lưu ý đi kèm khi tăng ca
1. Nên tự quyết định việc tăng ca
Việc quyết định có nên tăng ca hay không là do chính bản thân bạn lựa chọn. Nếu như bạn không có thời gian để tăng ca, hay bạn không muốn tăng ca thì bạn hoàn toàn có thể từ chối. Bởi vì điều này đã được quy định rõ ràng và chi tiết trong Luật Lao Động.
2. Đừng đánh đồng không tăng ca là không chăm chỉ
Nếu bạn là một người có năng lực làm việc hiệu quả, thì bạn có thể hoàn thành tốt những công việc được giao trong giờ làm hành chính của mình. Và công ty sẽ ghi nhận những đóng góp, nỗ lực mà bạn đã mang lại. Chứ không thể đánh giá sự chăm chỉ, nỗ lực của người khác bằng việc làm tăng ca.
3. Hiểu rõ khi nào cần tăng ca
Việc tăng ca không cần thiết phải thực hiện, điều này chỉ thực sự cần khi có việc đột xuất cần hoàn thành nhanh chóng. Cũng có thể đơn giản là vì bạn muốn ở lại công ty, để tìm cách cải thiện công việc hiện tại của mình. Và chắc chắn những nỗ lực của bạn sẽ được doanh nghiệp ghi nhận.
4. Người sử dụng lao động phải quy định cụ thể mức lương tăng ca cho người lao động
Người sử dụng lao động cần phải có quy định về tăng ca cụ thể cho người lao động. Cần đề cập rõ mức lương tăng ca ngày thường với mức lương tăng ca ngày lễ Tết như thế nào. Điều này sẽ tránh được trường hợp xảy ra xung đột, mâu thuẫn về lợi ích cá nhân hay tổ chức.
5. Sắp xếp cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi
Để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân, cũng như là làm mất các mối quan hệ xã hội, thì bạn cần nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi cho cân đối. Tốt nhất là sau giờ làm việc căng thẳng, mệt nhọc ở công ty, thì bạn nên dành một ít thời gian để nghỉ ngơi, đọc sách hay đi chơi với bạn bè, người thân của mình.
Xem thêm:
– Quy định về giờ làm hành chính mà nhân viên công sở cần biết
– Hành chính nhân sự là gì? Công việc của nhân viên hành chính nhân sự
– Mô tả công việc của nhân viên tuyển dụng và mức lương hiện nay
Bài viết trên đã chia sẻ những quy định về tăng ca đối với nhân viên hành chính, cũng như là những lưu ý đi kèm khi tăng ca. Hy vọng những nội dung trên có thể hữu ích đối với các bạn. Nếu như các bạn cảm thấy bài viết có giá trị, thì hãy chia sẻ cho bạn bè, người thân của mình cùng đọc với nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!