Quy định về quản lí địa giới đất đai theo Luật đất đai
Việc xác lập địa giới hành chính là tiền đề cho quá trình quản lí đấbt đai hiệu quả. Vì vậy, quản lí địa giới đóng vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai. Sau đây, Luật Thành Công thông tin đến bạn đọc các quy định về quản lí địa giới đất đai. Bản đồ địa giới
Khái niệm về địa giới hành chính
Địa giới hành chính là đường ranh giới phân chia các đơn vị hành chính được đánh dấu bởi các mốc địa giới, là cơ sở pháp lí phân định phạm vi thẩm quyền của bộ máy hành chính nhà nước các cấp trong việc quản lí dân cư, đất đai, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở địa phương.
Mốc địa giới hành chính được đặt tại những nơi dễ thấy trên thực địa và được biểu thị trên bản đồ địa giới hành chính.
Sự ổn định của địa giới hành chính là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo sự ổn định của bộ máy nhà nước. Để xác định địa giới hành chính thường dựa trên: diện tích đất, dân số, các mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, dân tộc, lịch sử, truyền thống, tập quán và tình cảm của dân cư địa phương.
Các quy định về quản lí địa giới
Đất đai là bề mặt bao trùm toàn bộ chủ quyền quốc gia trên đất liền và các hải đảo. Vì vậy, quản lí địa giới hành chính nhà nước cũng là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai và được quy định cụ thể tại Chương III Luật Đất đai 2013.
Từ trước đó trên cơ sở Nghị định của Chính phủ số 119/CP ngày 16/9/1994 ban hành quy định về việc quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp, Luật đất đai năm 2013 đã luật hoá trách nhiệm của Chính phủ, Bộ nội vụ, Bộ tài nguyên và môi trường, UBND các cấp trong việc xác định địa giới hành chính các cấp, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
Cụ thể, Điều 29 Luật đất đai năm 2013 quy định:
Cha ông ta thường nói “Tất đất đất vàng”, thật vậy việc xây dựng bản đồ địa giới không chỉ bắt đầu từ cấp cao nhất mà đi từ cấp thấp nhất là xã, phường rồi tới quận, huyện rồi tỉnh, thành phố. Từ cái riêng thành cái chung lớn là chủ quyền của quốc gia. Trong những năm qua nước ta cũng đã nỗ lực để cắm mốc phân định ranh giới giữa các nước láng giềng như Campuchia, Thái Lan, Lào, Trung Quốc. Nhưng thực tế vẫn còn nhiều nơi trải qua nhiều vòng đàm phán nhưng vẫn chưa thương lượng được.
Như hiện nay biên giới Việt Nam – Campuchia vẫn chưa hoàn thành xong, mới hoàn thành 84%, còn 16% còn lại vẫn đang trong quá trình đàm phán
Bên cạnh đó, một số tỉnh có những vướng mắc về địa giới cần quan tâm giải quyết, ví dụ như các tồn tại về ranh giới đất đai giữa tỉnh Bình Thuận với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chồng lấn về phía Bình Thuận hơn 2500 ha nhiều năm qua chưa được giải quyết triệt để.
Mặt khác, hiện nay có những xã quá rộng cần chia tách như xã Tân Minh diện tích khoảng 23.242 ha, xã Tân Thắng huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận với diện tích khoảng 22.289 ha rộng gần bằng 1/3 tỉnh Bắc Ninh.
Qua những thực tế nêu trên, để quản lý đất đai có hiệu quả thì việc xác lập hồ sơ địa giới hành chính và bản đồ hành chính là rất cần thiết không những ảnh hưởng đến việc quản lý hành chính trong nước mà còn chủ quyền quốc gia.
Điều tra cơ bản về đất đai
Dân số đang ngày càng tăng lên, trị giá đất cũng tăng thêm không ngừng. Nên việc quản lý hành chính về đất đai cũng ngày càng yêu cầu tính chính xác, trung thực, khách quan ngày càng cao.
Nếu bạn đang thắc mắc về việc quản lý hành chính đất đai hiện nay cũng như các giải pháp tăng cường? Tìm hiểu ngay đánh giá quản lý đất đai
Do đó, việc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính cũng yêu cần khá nghiêm ngặt tại Điều 31 Luật đất đai 2013.
- Bên cạnh mục đích của điều tra về đất đai không chỉ là nắm thông tin và tình hình đất tại địa phương để điều chỉnh sự sai lệch, mà nhờ đó mà xây dựng các kế hoạch, quy hoạch về việc sử dụng đất trong tương lai.
- Điều tra về những nguồn lực chưa được khai thác, phát huy về những nguồn lực đã có và ngày càng tốt hơn nữa.
- Ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về đất đai.
- Đảm bảo về mặt cần bằng giữa người dân và Nhà nước trong việc thu hồi, bồi thường, tái định cư,…
- Tình trạng ô nhiễm môi trường đất, thoái hóa đất đang ngày càng diễn ra ở nhiều nơi và diễn biến phức tạp.
- Đảm bảo giá đất đúng với giá trị của đất mang lại.
Bởi những giá trị đất đai mang lại là quá lớn, nên việc điều tra về đất đai cần được thực hiện một cách quán triệt, nhất quán từ trung ương đến địa phương. Dưới sự lãnh đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban các cấp cũng không thể lơ là trách nhiệm quản lý, đồng thời cũng phối hợp với các cơ quan ban ngành khác để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng tránh đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.