Quy định về giải trình đối với hành vi vi phạm hành chính
Quy định về giải trình đối với hành vi vi phạm hành chính
Quy định về giải trình đối với hành vi vi phạm hành chính: Căn cứ theo điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về giải trình đối với hành…
QUY ĐỊNH VỀ GIẢI TRÌNH ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Kiến thức của bạn:
Quy định về giải trình đối với hành vi vi phạm hành chính trong xử lý vi phạm hành chính?
Câu trả lời của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
-
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
-
Nghị định 81/2013/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung được quy định trong luật xử lý vi phạm hành chính.
Nội dung tư vấn :
Căn cứ theo điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về giải trình đối với hành vi vi phạm hành chính quy định:
Theo quy định tại điều 2 Luật Đất đai 2013:
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
1. Các trường hợp phải giải trình đối với hành vi vi phạm hành chính:
-
Áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
-
Áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản.
Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trước khi ra quyết định xử phạt.
Với hình thức phạt tiền được quy định chi tiết tại điều 23 và điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính, cụ thể bạn có thể tham khảo bài viết: Quy định về hình thức phạt tiền trong vi phạm hành chính để biết rõ hơn về áp dụng mức phạt tiền với hành vi vi phạm hành chính.
2. Giải trình đối với hành vi vi phạm hành chính bằng văn bản.
+ Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
+ Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền có thể gia hạn thêm không quá 05 ngày theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm. Cách xác minh tình tiết của vụ án căn cứ theo điều 59 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
Điều 59. Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính
“Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết sau đây:
a) Có hay không có vi phạm hành chính;
b) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính;
c) Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
d) Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
đ) Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này;
e) Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt.
Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.
Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản.”
+ Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp của mình thực hiện việc giải trình bằng văn bản.
3. Giải trình đối với hành vi vi phạm hành chính bằng hình thức trực tiếp.
+ Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
+ Người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm.
+ Người có thẩm quyền xử phạt tổ chức phiên giải trình trực tiếp và có trách nhiệm nêu căn cứ pháp lý và tình tiết, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên giải trình và đưa ra ý kiến, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
+ Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì các bên phải ký vào từng tờ biên bản. Biên bản này phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ 01 bản.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực theo quy định của pháp luật
Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hành chính miễn phí 24/7 :19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua Email: [email protected]úng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn!
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!
Trân trọng ./.
Liên kết tham khảo:
3.7
/
5
(
3
bình chọn
)