Quy định về địa điểm đăng ký kinh doanh hiện nay ra sao?
Các yêu cầu về tên địa điểm kinh doanh như thế nào?
Giáo viên có được đăng ký kinh doanh không?
Chào Luật sư, tôi muốn đăng ký kinh doanh bán quán ăn và cà phê sáng cho dân văn phòng. Không biết hiện nay Luật quy định như thế nào đối với vấn đề này? Địa điểm đăng ký kinh doanh có được tự do lựa chọn hay không? Địa điểm kinh doanh có vai trò như thế nào đối với việc đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật? Quy định về địa điểm đăng ký kinh doanh hiện nay ra sao? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Mục Lục
Khái niệm địa điểm kinh doanh là gì?
Địa điểm kinh doanh là cơ sở để diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó gồm cơ sở cung cấp tạm thời hàng hóa và dịch vụ (theo Nghị định số 01/2021/NĐ-CP).
Chẳng hạn như Công ty A có trụ sở chính ở quận Đống Đa, Hà Nội và chuỗi cửa hàng trên các quận, huyện khác trên địa bàn Hà Nội. Như vậy theo quy định, ngoài nơi làm trụ sở chính, công ty A còn được thành lập thêm các địa điểm kinh doanh khác (có giấy phép đăng ký kinh doanh).
Quy định về địa điểm đăng ký kinh doanh mới
Quy định về địa điểm đăng ký kinh doanh hiện nay ra sao?
Các doanh nghiệp có ý định thành lập địa điểm kinh doanh cần biết rõ những quy định sau:
Quy định về tên của địa điểm kinh doanh
Theo quy định tại Nghị định 01/2021 thì tên địa điểm kinh doanh như sau:
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W, chữ số, các ký hiệu.
- Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
- Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
Quy định về nơi đặt địa điểm kinh doanh
Để đáp ứng yêu cầu về nơi đăng ký địa điểm kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, quy định đưa ra đã được chỉnh đổi để phù hợp hơn:
- Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.
- Trước đây, theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Hiện nay, theo nghị định 01/2021/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt ở tỉnh thành cùng hoặc khác với trụ sở chính.
Quy định về phạm vi ngành nghề tại địa điểm kinh doanh
Ngành nghề nào tại địa điểm kinh doanh là do doanh nghiệp quyết định. Do đó, không có quy định nào về phạm vi ngành nghề đối với địa điểm kinh doanh (điều này không thể hiện trong giấy phép đăng ký địa điểm kinh doanh).
Quy định về địa điểm đăng ký kinh doanh như thế nào?
Các bước làm thủ tục thành lập đăng ký địa điểm kinh doanh
Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh bao gồm 2 bước cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ như:
- Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh
- Chứng minh thư hoặc hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh (có dấu công chứng)
- Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ
- Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh.
Giáo viên có được đăng ký kinh doanh không?
Các tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020. Bao gồm:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
Các yêu cầu về tên địa điểm kinh doanh như thế nào?
Theo Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
– Tên địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:
+ Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
+ Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”
+ Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
– Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
– Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
– Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức.
Trình tự thông báo lập địa điểm kinh doanh như thế nào?
Bước 1: Gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
– Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Quy định về địa điểm đăng ký kinh doanh như thế nào 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Quy định về địa điểm đăng ký kinh doanh hiện nay ra sao?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh; hợp thức hóa lãnh sự, đăng ký bảo hộ logo, giấy phép bay flycam của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
Mời bạn xem thêm
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh tại đâu?
Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh ở nhiều địa bàn khác nhau so với trụ sở chính của công ty:
Thành lập địa điểm kinh doanh cùng phường với trụ sở công ty;
Thành lập địa điểm kinh doanh cùng quận với trụ sở công ty;
Thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở công ty;
Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở công ty.
Địa điểm kinh doanh có phải nộp thuế môn bài không?
Vì được phát sinh hoạt động kinh doanh nên địa điểm kinh doanh phải nộp thuế môn bài với mức thuế là: 1.000.000 đồng/năm. Năm đầu thành lập địa điểm kinh doanh được miễn thuế môn bài nếu công ty hoặc chi nhánh chủ quản đang được miễn thuế môn bài.
Địa điểm kinh doanh có được phát sinh hoạt động kinh doanh không?
Có, địa điểm kinh doanh hoàn toàn có thể được quyền phát sinh hoạt động kinh doanh
5/5 – (1 bình chọn)