Quy định về đầu tư, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

Quy định về đầu tư, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục?

 Giáo dục, đào tạo là một lĩnh vực đặc thù, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tất cả quốc gia, bởi “sản phẩm” của hoạt động giáo dục, đào tạo chính là đạo đức, năng lực, trình độ của con người và cũng chính là thước đo phản ánh “bản sắc, năng lực, trình độ” của một quốc gia. Do đó, đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo luôn được xác định là hoạt động đầu tư kinh doanh có điều kiện, và việc đầu tư, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục cung vậy.  Vậy đầu tư, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Quy định về đầu tư, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục”

 Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

 – Cơ sở pháp lý: Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

1. Quy định về đầu tư, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục.

– Thứ nhất, về chủ thể có thẩm quyền và hình thức quy định điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, tại Điều 10 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục quy định về thẩm quyền, thủ tục phê duyệt liên kết giáo dục, theo đó:  Thẩm quyền, thủ tục phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài là giám đốc sở giáo dục và đào tạo.

– Điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo là yêu cầu, đòi hỏi được Nhà nước đặt ra và quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Đây là điểm chung, giống như bất kỳ điều kiện đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực khác. Việc đặt ra các điều kiện đầu tư kinh doanh là một trong các biện pháp quản lý của nhà nước, có tác động đến quyền tự nhiên vốn có của mỗi cá nhân theo hướng “hạn chế quyền”. Theo đó, các hạn chế này phải được pháp luật quy định, là những quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

– Theo pháp luật Việt Nam hiện hành thì các ngành, nghề đầu tư kinh Danh mục doanh có điều kiện phải được quy định tại Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư; Quốc hội sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo thủ tục rút gọn trên cơ sở đề nghị của Chính phủ. Như vậy, Quốc hội là chủ thể duy nhất được đặt ra các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Đồng thời, pháp luật cũng quy định bên cạnh điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định.

– Tức là, chủ thể có thẩm quyền quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh chỉ bao gồm Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ. Các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác (như Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp…) không có hiệu lực thi hành. Như vậy, không phải chủ thể nào có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật đều có thẩm quyền đặt ra ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các ngành, nghề này.

Có thể thấy, tùy thuộc vào thời điểm, yêu cầu quản lý và phát triển kinh tế – xã hội thi Nhà nước đặt ra các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, điều kiện đầu tư kinh doanh khác nhau và cho phép chủ thể nhất định có thẩm quyền quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

– Theo đó, các điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo cũng phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, mà cụ thể là các nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo phải “có tên” trong Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư và các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các ngành, nghề này phải được quy định trong các luật, pháp lệnh hoặc nghị định.

Xem thêm: Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác

– Thứ hai, về phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo:  Điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo chỉ áp dụng đối với một số ngành, nghề nhất định. Điều kiện đầu tư kinh doanh luôn gắn với ngành, nghề đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ngành, nghề đầu tư kinh doanh nào cũng phải đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh mà chỉ những ngành, nghề cần phải quản lý để bảo đảm các vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo cũng vậy, điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo chỉ áp dụng đối với một số ngành, nghề nhất định.

– Theo Luật Đầu tư năm 2020 thì các ngành, nghề đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo phải đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh bao gồm: Hoạt động giáo dục nghề nghiệp; kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non; hoạt động của cơ sở giáo dục phổ thông; hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam, phân hiệu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; hoạt động của cơ sở giáo dục thường xuyên; hoạt động của trường chuyên biệt; hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài; kiểm định chất lượng giáo dục và kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Theo đó, có những hoạt động trước đây được xác định là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng hiện nay không thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như dịch vụ tổ chức dạy thêm, học thêm; hoạt động của trung tâm giáo dục Quốc phòng – An ninh sinh viên.

– Thứ ba, về hình thức của điều kiện đầu tư kinh doanh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

Điều kiện đầu tư kinh doanh nói chung được áp dụng theo các hình thức như giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, văn bản xác nhận, các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật; các điều kiện mà các chủ thể đầu tư kinh doanh phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản… Mỗi hình thức này có giá trị pháp lý khác nhau, được áp dụng theo từng trường hợp cụ thể.

Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, các điều kiện đầu tư kinh doanh được thể hiện dưới hình thức quyết định thành lập, cho phép thành lập; quyết định cho phép hoạt động; giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ.

– Thứ tư, về thời gian các chủ thể đầu tư kinh doanh, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo:  phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo Chủ thể đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Chủ thể đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được quyền kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo kể từ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà Nhà nước đặt ra. Việc đáp ứng các điều kiện này sẽ được các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, giám sát bằng cơ chế hậu kiểm. Nếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện hoạt động thì các chủ thể sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, có như vậy mới bảo đảm mục tiêu quản lý của nhà nước khi lựa chọn biện pháp điều kiện đầu tư kinh doanh để điều tiết nền kinh tế và quản lý xã hội, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực có thể gây ra từ hoạt động kinh doanh các ngành, nghề, đặc biệt trong lĩnh vực quan trọng hàng đầu như giáo dục, đào tạo.

– Thứ năm, về mục đích của điều kiện đầu tư kinh doanh, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo: Bản thân điều kiện đầu tư kinh doanh đã là những giới hạn quyền tự do kinh doanh của chủ thể kinh doanh và là cơ sở để quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh. Theo đó, điều kiện đầu tư kinh doanh trong một lĩnh vực cụ the sẽ giới hạn quyền tự do kinh doanh của chủ thể kinh doanh và là cơ sở quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực đó.

Quyền tự do kinh doanh vốn gắn với quyền con người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tổ chức, cá nhân có thể bị Nhà nước hạn chế vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo là những giới hạn quyền tự do kinh doanh của chủ thể kinh doanh và là cơ sở để quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo cũng như định hướng sự phát triển của nền giáo dục, đào tạo theo quan điểm, chủ trương, chính sách của mỗi quốc gia.

Xem thêm: Hỏi về việc huy động vốn đối với hợp tác xã

– Thứ sáu, lĩnh vực giáo dục được phép hợp tác, đầu tư: tại Điều 3 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục quy định về lĩnh vực giáo dục được phép hợp tác, đầu tư bao gồm những lĩnh vực sau:  (1) Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên theo quy định của pháp luật, (2) Tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép hợp tác, đầu tư các ngành đào tạo theo quy định hiện hành trừ các ngành về an ninh, quốc phòng, chính trị và tôn giáo