Quy định về đào tạo liên tục CME – Các chương trình đào tạo liên tục
Theo thông tư 07/2008 TT-BYT, Tất cả cán bộ y tế đang hoạt động trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam phải được đào tạo cập nhật về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Thời gian được đào tạo mỗi năm tối thiểu là 24 giờ thực học. Trong 5 năm mỗi cán bộ y tế phải tham gia học tập và tích luỹ đủ thời gian đào tạo liên tục ít nhất là 120 giờ thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ đang hành nghề.
Mục Lục
Các khóa Đào tạo y khoa liên tục
THÔNG BÁO: Để góp phần phòng, chống dịch COVID-19, các lớp CME và bồi dưỡng CDNN sẽ được tổ chức online, tạo điều kiện học tập thuận lợi cho đội ngũ cán bộ y tế.
Đào tạo y khoa liên tục là gì?
Đào tạo y khoa liên tục (Continuing Medical Education, viết tắt là CME) là các khoá ngắn hạn bao gồm đào tạo bồi dưỡng để cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhận; đào tạo lại, đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, đào tạo chuyển giao kỹ thuật và những khoá đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác của ngành y tế mà không thuộc hệ thống bằng cấp quốc gia.
Trách nhiệm việc tham gia CME
1. Cán bộ y tế làm việc trong các cơ sở y tế phải có nghĩa vụ tham gia các khóa CME nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhiệm.
2. Việc thực hiện nghĩa vụ CME là một trong những tiêu chí để thủ trưởng đơn vị đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và quá trình phát triển nghề nghiệp của cán bộ y tế.
3. Cán bộ y tế là người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không thực hiện đủ nghĩa vụ đào tạo trong 2 năm liên tiếp theo quy định tại Thông tư này còn bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
4. Cán bộ y tế đang tham gia các khóa đào tạo dài hạn trong và ngoài nước liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận không phải thực hiện nghĩa vụ CME theo Thông tư này.
5. Người đứng đầu cơ sở y tế có trách nhiệm tạo điều kiện để cán bộ y tế được tham gia các khóa CME.
Thời gian tham gia CME
1. Cán bộ y tế đã được cấp chứng chỉ hành nghề và đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia CME tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp.
2. Cán bộ y tế không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này có nghĩa vụ tham gia CME tối thiểu 120 tiết học trong 5 năm liên tiếp, trong đó mỗi năm tối thiểu 12 tiết học.
3. Cán bộ y tế tham gia các hình thức CME khác nhau được cộng dồn để tính thời gian tham gia CME.
Nên tham gia CME như thế nào?
Hoạt động CME tối ưu và đạt hiệu quả tốt nhất khi từng cá nhân có chương trình, phương pháp và tài liệu học tập phù hợp với nhu cầu, nhiệm vụ và định hướng phát triển của mình.
Mục tiêu nhằm liên tục cải thiện kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để đảm bảo nhiệm vụ chuyên môn mà mình đảm trách.
Bên cạnh đó, các hoạt động của CME phải giúp đỡ bác sĩ một cách hiệu quả trong việc khái quát hóa, diễn giải, đánh giá và ứng dụng các kiến thức mới vào chăm sóc sức khỏe nhằm cung cấp cho bệnh nhân một dịch vụ chăm sóc chất lượng, hiệu quả và chi phí phù hợp.
Chứng chỉ, chứng nhận CME
Theo quy định tại Thông tư 26/2020/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế, có 2 hình thức xác nhận tham gia CME sau:
Tham khảo bài viết: Những sửa đổi của thông tư 26/2020/TT-BYT đối với thông tư 22/2020/TT-BYT
– Chứng chỉ CME được cơ sở đào tạo cấp cho người học theo hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 26/2020/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế khi đáp ứng được các yêu cầu của khóa học. Các khóa đào tạo để cấp chứng chỉ CME phải có chương trình và tài liệu đào tạo được xây dựng, thẩm định và ban hành theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;
– Giấy chứng nhận CME được cơ sở đào tạo cấp cho người học tham gia khóa đào tạo theo hình thức quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều 6 Thông tư 26/2020/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2020 khi đáp ứng được các yêu cầu của khóa học.