Quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
Về phân chia cấp học trong giáo dục phổ thông? Giáo dục tiểu học? Giáo dục trung học cơ sở? Giáo dục trung học phổ thông?
Giáo dục ra đời và phát triển cùng với xã hội loài người, trở thành một chức năng sinh hoạt không thể thiếu được và không bao giờ mất đi ở mọi giai đoạn phát triển của xã hội. Hoạt động giáo dục của con người bắt đầu từ khi con người ra đời và theo đến suốt cuộc đời. Hiện nay, Việt Nam đã và đang thực hiện chế độ giáo dục phổ thông được phân chia thành các cấp học khác nhau tương ứng với từng độ tuổi. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về các cấp học và độ tuổi tương ứng của cấp học trong giáo dục phổ thông.
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Về phân chia cấp học trong giáo dục phổ thông
Giáo dục phổ thông là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, với
những mục tiêu nhất định. Tại Luật Giáo dục năm 2019 quy định tại Khoản 2 Điều 6 như sau:
“2. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
d) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.”
Như vậy, giáo dục phổ thông là một bộ phận cấu thành trong hệ thống
giáo dục quốc dân. Và tại Khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục năm 2019 quy định:
Xem thêm: Giới hạn độ tuổi lái xe ô tô? Bao nhiêu tuổi thì không được lái xe ô tô nữa?
“1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
Như vậy, có thể hiểu Theo đó giáo dục phổ thông là một bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở và giáp dục trung học phổ thông với mục đích giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích về cấp học cũng như độ tuổi tương ứng của từng cấp học.
2. Giáo dục tiểu học
Giáo dục tiểu học hay còn gọi là Cấp tiểu học hoặc cấp I, bắt đầu năm 6 tuổi đến hết năm 10 tuổi. Cấp I là một cấp học phổ cập, gồm có 5 trình độ, từ lớp 1 đến lớp 5. Đây là cấp học bắt buộc đối với mọi công dân. Chương trình được triển khai học tại bậc tiểu học là chương trình quốc gia, được ban hành và thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Các trường tiểu học theo quy định được bố trí tại từng xã, phường, thị trấn để tạo điều kiện cho trẻ em tiếp cận dễ dàng bậc học này.
Học sinh phải học các môn sau: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, 2, và 3), Khoa học (lớp 4 và 5), Lịch sử (lớp 4 và 5), Địa lý (lớp 4 và 5), Âm nhạc, Mỹ thuật, Đạo đức, Thể dục, Tin học (tự chọn), Tiếng Anh (lớp 3, 4, 5, một số trường cho học sinh học tiếng Anh bắt đầu từ năm lớp 1, lớp 2). Để kết thúc bậc tiểu học, học sinh được xét tốt nghiệp bằng các thành tích được tích luỹ trong 5 năm.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học được xem là nền tảng, là nơi bắt đầu hình thành nhân cách, tính cách học sinh và có ảnh hưởng quan trọng tới việc phát triển con người trong các giai đoạn tiếp theo. Giáo dục sẽ kế thừa và phát huy những kết quả đạt được của giáo dục mầm non và giúp cho trẻ em có được những năng lực, sức khoẻ và phẩm chất để có thể học lên bậc học trung học cơ sở và tham gia các hoạt động xã hội vừa sức với các em. Đây là bậc học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, thời gian hình thành nhân cách và năng lực (trí tuệ và thể chất). Từ lứa tuổi này, học sinh sẽ có những nhận thức; như ấn tượng về thầy cô giáo – đối tượng để
học sinh học tập và noi theo, qua đó trở thành người công dân có ích cho xã hội. Coi giáo dục tiểu học là nền tảng vì ở giai đoạn này, trẻ em được học số, học chữ- nền tảng của tri thức, từ cơ sở đó dần dần tăng khả năng tiếp thu tri thức, phát triển trí tuệ.
Xem thêm: Độ tuổi được cấp thẻ căn cước công dân? Bao nhiêu tuổi được làm CCCD?
3. Giáo dục trung học cơ sở
Trung học cơ sở là một bậc trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam (trước kia được gọi là cấp II) trên Tiểu học và dưới Trung học phổ thông. Trung học cơ sở kéo dài 4 năm (từ lớp 6 đến lớp 9). Thông thường, độ tuổi học sinh ở trường Trung học cơ sở là từ 11 tuổi đến 15 tuổi. Đây cũng là một cấp học phổ cập, một cấp học bắt buộc để công dân có thể có một nghề nghiệp nhất định (tốt nghiệp cấp II có thể học nghề hay trung cấp chuyên nghiệp mà không cần học tiếp bậc Trung học phổ thông). Hiện nay, tương tự như trường tiểu học, trường Trung học cơ sở được bố trí tại từng xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có một số xã không có trường Trung học cơ sở chủ yếu là ở các xã ở vùng sâu, vùng xa hoặc hải đảo.
Học sinh đến trường phải học các môn sau: Toán, Vật lý, Hoá học (lớp 8 và 9), Sinh học, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật), Thể dục, Âm nhạc và Mỹ thuật (nửa học kỳ của lớp 9), Tin học (tự chọn). Ngoài ra học sinh có thêm một số tiết bắt buộc như: giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp (lớp 9), … Trước khi lên cấp Trung học phổ thông, học sinh phải thi qua một kỳ thi xét tốt nghiệp.
Giai đoạn từ 11 tuổi đến 15 tuổi là bước nhảy vọt cả về thể chất lẫn tinh thần của học sinh, tri thức giúp học sinh thêm hiểu biết về nhiều mặt khác nhau của cuộc sống. Trong thời điểm này những cơ sở, phương hướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành, chúng sẽ tiếp tục phát triển trong tuổi thiếu niên.
Giáo dục trung học cơ sở bao gồm những kiến thức cơ bản hiện đại để xây dựng, định hình, phát triển toàn diện cho mỗi cá nhân, cộng đồng và xã hội theo đúng mục tiêu đề ra. Giáo dục trung học cơ sở là quá trình trang bị và hình thành nhân cách cho thế hệ trong độ tuổi những kiến thức và kỹ năng phổ thông cơ bản về khoa học, văn hóa, nghệ thuật, hướng nghiệp, để tạo tiền đề tiếp tục lên cao hơn, học nghề, đi vào cuộc sống lao động sản xuất… Giáo dục trung học cơ sở là chính là giai đoạn kế thừa kết quả của giáo dục tiểu học, và cũng là tiền đề của giáo dục trung học phổ thông. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn quan trọng để hình thành thế giới quan và bồi dưỡng về kiến thức, kĩ năng sống, phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội; biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng; có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
4. Giáo dục trung học phổ thông
Giáo dục trung học phổ thông, hay còn được gọi là cấp III, là cấp học cuối cùng trong hệ thống giáo dục phổ thông. Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 3 năm từ lớp 10 đến lớp 12; học sinh vào học lớp 10 phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi. Về cơ bản, khối lượng kiến thức ở giai đoạn này khá lớn, học sinh phải tham gia rất nhiều môn học, bao gồm: Toán, Văn, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Thể dục và Giáo dục quốc phòng.
Trong giai đoạn này, ở học sinh thế giới quan đã được hình thành, định hướng để chuẩn bị nghề nghiệp và kèm theo đó là khát vọng thành đạt, thích thí nghiệm, thích khám phá năng lực của bản thân. Hoạt động mà học sinh tham gia nhiều nhất là hoạt động học tập và xã hội. Học sinh đã phát triển nhân cách với tư cách là thành viên của xã hội. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.