Quy định về bão lãnh vi phạm hành chính – Văn Phòng Luật Sư Tô Đình Huy

Quy định về bão lãnh vi phạm hành chính

Câu hỏi:

Bảo lãnh hành chính được quy định như thế nào và khác gì so với bảo lãnh do Bộ luật tố tụng hình sự quy định?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 50 Pháp lệnh xử lý VPHC 2002 quy định: “Bảo lãnh hành chính là việc giao cho gia đình, tổ chức xã hội nhận quản lý, giám sát người có hành vi VPPL thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trong thời gian cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xem xét quyết định việc áp dụng biện pháp này nếu người đó có nơi cư trú nhất định”.
Bản chất của bảo lãnh hành chính là chủ tịch UBND cấp huyện quyết định giao việc bảo lãnh cho gia đình, tổ chức xã hội. Các đối tượng có nơi cư trú nhất định đã có hành vi VPPL thuộc diện đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong thời gian làm thủ tục xem xét áp dụng một trong các biện pháp đó. Đối tượng bảo lãnh hành chính bao gồm:
Nhóm 1: Những đối tượng đang được làm thủ tục đưa vào trường giáo dưỡng:
– Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
– Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biên pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
– Người từ  đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
  Nhóm 2: bao gồm những đối tượng đang được làm thủ tục đưa vào cơ sở giáo dục từ 18 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ và 18 tuổi đến 60 tuổi đối với nam.  Nhóm đối tượng này bao gồm những người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài, tài sản, sức khoẻ, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài, vi phạm trật tự an toàn xã hội có tính chất thường xuyên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,  phường, thị trấn.
Nhóm 3: Bao gồm các đối tượng đang được làm thủ tục đưa vào cơ sở chữa bệnh như người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 16 tuổi trở nên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Thẩm quyền ra quyết  định bảo lãnh hành chính thuộc Chủ tịch UBND cấp huyện.
Bảo lĩnh do Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự quy định hoàn toàn khác bảo lãnh hành chính về căn cứ, đối tượng và thẩm quyền áp dụng.
Căn cứ áp dụng bảo lĩnh về TTHS là kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc có đầy đủ tin tức khẳng định rằng bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc cần bảo đảm thi hành bản án.
Đối tượng bị áp dụng bảo lĩnh theo quy định của bộ luật TTHS là bị can, bị cáo.
Thẩm quyền áp dụng bảo lĩnh về TTHS thuộc cơ quan tiến hành tố tụng: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án.
Quy định về bảo lãnh hành chính là quy định mới, phù hợp với yêu cầu sử lý VPHC về các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa váo cơ sở chữa bệnh nhằm quản lý chặt chẽ các đối tượng, trong khi cơ quan có thẩm quyền đang hoàn tất thủ tục, xem xét, ra quyết định áp dụng các biện pháp này, có tác dụng ngăn chặn đối tượng tiếp tục vi phạm pháp luật hoặc bỏ trốn. Bảo lãnh hành chính hoàn toàn khác với bảo lĩnh về tố tụng hình sự về căn cứ, đối tượng, thẩm quyền áp dụng.

Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 1900 6279 để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Tags : bão lãnh hành chính