Quy định năm 2022, đi xem đánh nhau có bị phạt không?
Trong thực tế có những trường hợp không tham gia đánh nhau mà chỉ vì tính tò mò ngồi xem đánh nhau, nhưng khi công an bắt giữ thì sẽ gồm cả những người có liên quan đến vụ đánh nhau. Theo quy định năm 2022, đi xem đánh nhau có bị phạt không? Để biết được câu trả lời này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X.
Mục Lục
Căn cứ pháp lý
Quy định năm 2022, đi xem đánh nhau có bị phạt không?
Hành vi đánh người khác, hành vi đánh nhau theo Nghị định 144 có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định, cụ thể:
Hành viMức phạtCó cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khácPhạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồngTổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồngMang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khácPhạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
Căn cứ vào các quy định trên, người chỉ đứng/ngồi xem đánh nhau mà không tham gia đánh nhau thì sẽ không bị xử lý. Tuy nhiên, trong trường hợp bị cơ quan công an bắt giữ, người xem đánh nhau phải chứng minh được việc mình chỉ xem mà không tham gia đánh nhau.
Quy định năm 2022, đi xem đánh nhau có bị phạt không
Đánh nhau sử dụng vũ khí thì có chịu trách nhiệm hình sự?
Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì:
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
- Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
- Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
- Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
- Có tính chất côn đồ;
- Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Đồng nghiệp đánh nhau tại công ty có bị sa thải không?
Theo Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 thì hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Học sinh đánh nhau trong lớp thì xếp loại hạnh kiểm gì?
Căn cứ Điểm d Khoản 4 Điều 4 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT quy định về tiêu chí xếp loại hạnh kiểm như sau:
4. Loại yếu:
Chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau đây:
a) Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;
b) Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác;
c) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi;
d) Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; vi phạm an toàn giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về; “Quy định năm 2022, đi xem đánh nhau có bị phạt không?”. Hi vọng sẽ cung cấp được những kiến thức bổ ích cho quý khách. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về dò mã số thuế cá nhân, đăng ký mã số thuế cá nhân, miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, hồ sơ quyết toán thuế, báo cáo tài chính…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Câu hỏi thường gặp
Đi xem đánh nhau có bị lập biên bản hay không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 56, Khoản 1 Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Hành vi đánh nhau thì phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
trường họwp này không bị xử phạt vì vậy sẽ không bị lập biên bản
Có bị phạt tiền nếu xúi giục người khác đánh nhau không?
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Bỏ tiền ra thuê người khác đánh nhau bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Khoản 3e Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện
Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;
Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác.
5/5 – (1 bình chọn)