Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường
Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quan trắc môi trường.
Mục Lục
1. Khái niệm quan trắc môi trường
Quan trắc môi trường là hoạt động theo dõi, giám sát chất lượng môi trường định kỳ thông qua các chỉ tiêu về tính chất vật lý và hóa học của thành phần mồi trường. Quá trình đo lường sẽ cung cấp các đánh giá cần thiết về những tác động và chuyển biến của môi trường ở từng khoảng thời gian khác nhau. Mục đích của việc thực hiện quan trắc môi trường nhằm phân tích môi trường đang bị ảnh hưởng ở mức độ nào và hoạt động sản xuất kinh doanh có tác động như thế nào đến môi trường.
Trong đó trạm quan trắc môi trường được thực hiện ở nhiều không gian và các hình thức đa dạng khác nhau như quan trắc môi trường nước, quan trắc môi trường nước thải, quan trắc môi trường không khí xung quanh và quan trắc môi trường khí thải, từ đó đạt được những mục tiêu chung trong việc đánh giá những diễn biến của mọi khía cạnh môi trường trong phạm vi quốc gia hay nắm bắt tình hình cụ thể của từng môi trường để đưa ra những giải pháp cụ thể và có những cảnh báo kịp thời tới những diễn biến bất thường hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng tới thực trạng môi trường chung.
Hiện nay có 2 cách lắp đặt trạm quan trắc môi trường là quan trắc trực tiếp tại môi trường và sử dụng hệ thống quan trắc môi trường tự động (trạm quan trắc môi trường online). Trong đó ưu điểm vượt trội của quan trắc môi trường tự động (trạm quan trắc online) là có thể điều khiển hệ thống từ xa nhờ kết nối internet hay kịp thời phát hiện những chuyển biến xấu từ môi trường nhờ chức năng báo động, hệ thống vận hành đơn giản, không tốn nhiều thời gian và nguồn nhân lực, mà vẫn cho ra kết quả của trạm quan trắc đảm bảo tin cậy và nhanh chóng. Quan trắc môi trường tự động hiện nay đang được các chuyên gia tin tưởng và sử dụng nhiều nhất.
2. Vì sao phải thực hiện quan trắc môi trường?
Thực hiện lắp đặt trạm quan trắc để làm gì? Có thể thấy tầm ảnh hưởng của quan trắc môi trường trong đời sống hàng ngày rất quan trọng, cụ thể, khi lắp đặt trạm quan trắc môi trường có các ưu điểm sau:
– Kịp thời phát hiện những ảnh hưởng xấu: Cung cấp những thông tin về môi trường một cách định kỳ, tùy thuộc vào người dùng cài đặt, từ đó giúp cơ quan, đơn vị quản lý hiệu quả. Kịp thời phát hiện những ảnh hưởng xấu để có thể đánh giá chính xác mức độ ô nhiễm có thể gây ảnh hướng đến sức khỏe con người.
– Lợi ích về kinh tế: Lĩnh vực nuôi trồng thủy, hải sản là một lĩnh vực khá nhạy cảm đối với môi trường, vì vậy tram quan trac môi trường nước là phương pháp duy nhất giúp theo dõi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm cá và các sinh vật ở biển, sông, hồ, đặc biệt, vào thời điểm giao mùa, thời tiết có những chuyển biến xấu và ảnh hưởng đến tình trạng chung như chênh lệch nhiệt độ hay oxy hòa tan giữa ngày và đêm.
– Phát triển con người và xã hội: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày càng phát triển dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn xả thải nước thải và khí thải ngày càng gia tăng chính vì vậy chúng ta cần sinh trắc môi trường với tần suất theo quy định để có thể phần nào nắm bắt cũng như hạn chế được nguy cơ xấu có thể đe dọa đến sức khỏe của con người cũng như các loài sinh vật khác.
3. Thành phần môi trường và chất phát thải cần được quan trắc
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 25/2019/TT-BTNMT ngày 21/12/2019 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Điều 122 Thông tư này có quy định về thành phần môi trường và chất phát thải cần được quan trắc như sau:
“Điều 122. Thành phần môi trường và chất phát thải cần được quan trắc
1. Môi trường nước gồm nước mặt lục địa, nước dưới đất, nước biển.
2. Môi trường không khí gồm không khí trong nhà, không khí ngoài trời.
3. Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng.
4. Môi trường đất, trầm tích.
5. Phóng xạ.
6. Nước thải, khí thải, chất thải rắn.
7. Hóa chất nguy hại phát thải và tích tụ trong môi trường.
8. Đa dạng sinh học.”
4. Trách nhiệm quan trắc môi trường
Điều 125 Thông tư 25/2019/TT-BTNMT ngày 21/12/2019 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trườngnày có quy định về trách nhiệm quan trắc môi trường như sau:
Điều 125. Trách nhiệm quan trắc môi trường
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động quan trắc môi trường trên phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả quan trắc môi trường.
3. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện chương trình quan trắc phát thải và các thành phần môi trường; báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
5. Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường
Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quan trắc môi trường.
Thông tư này quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường, bao gồm:
– Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường đối với chất lượng không khí xung quanh, tiếng ồn và độ rung, nước mặt, nước dưới đất, nước biển, nước mưa, đất, trầm tích.
– Quy định về kỹ thuật quan trắc các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định của Công ước Stockholm và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa POP.
– Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường đối với nước thải, khí thải công nghiệp, bùn thải từ hệ thống xử lý nước.
– Quy định về bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.
– Quy định về các yêu cầu cơ bản và đặc tính kỹ thuật của trạm quan trắc chất lượng nước mặt và chất lượng không khí xung quanh tự động, liên tục.
– Quy định về các yêu cầu cơ bản và đặc tính kỹ thuật của hệ thống quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục.
– Yêu cầu về việc nhận, truyền và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường tự động, liên tục.
– Quản lý, cung cấp và chia sẻ thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường.
Theo Thông tư, việc áp dụng các phương pháp quan trắc môi trường phải tuân thủ theo các phương pháp được quy định tại Thông tư này và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về môi trường. Phương pháp tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc của quốc gia khác được chấp nhận áp dụng nếu có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn các phương pháp tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này. Các phương pháp quan trắc môi trường quy định tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các phương pháp mới. Chương trình quan trắc môi trường có các thông số chưa được quy định về kỹ thuật quan trắc tại Thông tư này thì phải áp dụng các phương pháp tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.
Thông tư cũng quy định chi tiết về kỹ thuật quan trắc chất lượng môi trường định kỳ. Trong đó, quy định về quan trắc chất lượng nước mặt như sau: Thông số quan trắc và phương pháp quan trắc chất lượng nước mặt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và các thông số khác theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hoặc theo yêu cầu của các chương trình quan trắc chất lượng môi trường. Đối với chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tối thiểu phải lựa chọn các thông số: pH, TSS, DO, COD, BOD5, NH4 + ; lựa chọn Tổng Nitơ hoặc NO3 – ; lựa chọn Tổng Phôtpho hoặc PO4 3- ; tổng Coliforms với tần suất quan trắc tối thiểu 02 tháng/đợt (06 đợt/năm). Tùy thuộc vào mục tiêu chương trình quan trắc, đặc điểm của vị trí quan trắc, lựa chọn thêm các thông số khác để đưa vào chương trình quan trắc với tần suất phù hợp.
Đối với quan trắc chất lượng nước dưới đất: Thông số quan trắc và phương pháp quan trắc chất lượng nước dưới đất quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và các thông số khác theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất hoặc theo yêu cầu của các chương trình quan trắc chất lượng môi trường. Đối với chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tối thiểu phải lựa chọn các thông số: pH, TDS, chỉ số pecmanganat, NH4 + , NO3 – , Fe, As với tần suất quan trắc tối thiểu 03 tháng/đợt (04 đợt/năm). Tùy thuộc vào mục tiêu chương trình quan trắc, đặc điểm của vị trí quan trắc, lựa chọn thêm các thông số khác để đưa vào chương trình quan trắc với tần suất phù hợp.
Đối với quan trắc chất lượng nước biển: Thông số quan trắc và phương pháp quan trắc chất lượng nước biển quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và các thông số khác theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển hoặc theo yêu cầu của các chương trình quan trắc chất lượng môi trường. Đối với chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tối thiểu phải lựa chọn các thông số: pH, DO, TSS, NH4 + , PO4 3- , dầu mỡ khoáng, với tần suất quan trắc chất lượng nước biển ven bờ tối thiểu 02 tháng/đợt (06 đợt/năm); các thông số pH, As, Cd, dầu mỡ khoáng cho nước biển gần bờ và nước biển xa bờ với tần suất tối thiểu 02 đợt/năm. Tùy thuộc vào mục tiêu chương trình quan trắc, đặc điểm của vị trí quan trắc, lựa chọn thêm các thông số khác để đưa vào chương trình quan trắc với tần suất phù hợp.
Đối với quan trắc nước mưa: Căn cứ vào mục tiêu quan trắc và yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định các thông số cần quan trắc. Tần suất và thời gian quan trắc như sau:
– Mẫu nước mưa theo trận: các mẫu nước mưa được lấy theo mỗi trận mưa và phải xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc mỗi trận mưa;
– Mẫu nước mưa theo ngày: trường hợp không thể thực hiện việc lấy và phân tích mẫu theo mỗi trận mưa thì lấy mẫu theo ngày (liên tục trong 24 giờ). Thời gian lấy mẫu của một ngày bắt đầu từ 8 giờ sáng và mẫu phải được giữ nguyên vẹn trong và sau khi lấy (được bảo quản lạnh hoặc thêm các hóa chất bảo quản thích hợp);
– Mẫu nước mưa theo tuần: trường hợp không thể thực hiện việc lấy và phân tích mẫu theo ngày thì có thể tiến hành lấy mẫu theo tuần (gộp các mẫu ngày lại trong vòng 01 tuần hoặc lấy liên tục trong 01 tuần khi mẫu được giữ nguyên vẹn trong và sau khi lấy, được bảo quản lạnh hoặc sử dụng các hóa chất bảo quản phù hợp).
Đối với quan trắc nước thải: Thông số quan trắc và phương pháp quan trắc nước thải quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và các thông số khác theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với nước thải hoặc theo yêu cầu của các chương trình quan trắc môi trường. Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về môi trường, loại hình sản xuất, quy mô, đặc điểm nguồn thải và yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định các thông số cần quan trắc và vị trí lấy mẫu quan trắc.
Đối với quan trắc nước thải từ hệ thống xử lý nước: Thông số quan trắc và phương pháp quan trắc nước thải quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và các thông số khác theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với nước thải hoặc theo yêu cầu của các chương trình quan trắc môi trường. Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về môi trường, loại hình sản xuất, quy mô, đặc điểm nguồn thải và yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định các thông số cần quan trắc và vị trí lấy mẫu quan trắc…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 8 năm 2021, trừ trường hợp quy định tại Chương III của Thông tư này (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022).
Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường và Chương III Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường hết hiệu lực thi hành kể từ khi Thông tư này có hiệu lực.
Về điều khoản chuyển tiếp, các phương pháp, kỹ thuật quan trắc đã được chứng nhận trong các Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được tiếp tục sử dụng cho tới khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực; khuyến khích các Tổ chức có Giấy chứng nhận còn hiệu lực đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận theo các phương pháp, kỹ thuật quan trắc quy định tại Thông tư này.
Các trạm quan trắc chất lượng không khí xung quanh tự động, liên tục quy định tại Khoản 1 Điều 29 Thông tư này, trạm quan trắc chất lượng nước mặt tự động, liên tục và các hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục đã được đầu tư, vận hành trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa đảm bảo đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật tại Thông tư này được tiếp tục sử dụng trong thời gian 24 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Sau 24 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các thiết bị này phải được nâng cấp, thay thế bởi các thiết bị đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Thông tư này.