Quy định của pháp luật về thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường ?
Thưa luật sư,Xin Công ty luật Minh Khuê. Mong được quý cơ quan tư vấn giúp đỡ về thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp tôi là doanh nghiệp xây dựng tại Hải Phòng, hiện nay có ký được hợp đồng bơm cát san lấp trên địa bàn Quảng Ninh.
Vậy giờ mỗi tháng doanh nghiệp kê khai và nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường tại Quảng Ninh hay Hải Phòng và mức thuế suất, giá tính thuế, phí là bao nhiêu ?
Rất mong nhận được sự tư vấn, giúp đỡ từ Qúy cơ quan!
>> Tư vấn pháp luật về thuế tài nguyên, phí tại nguyên gọi: 1900.6162
Trả lời
Căn cứ quy định: Luật thuế tài nguyên năm 2009; Biểu mức thuế suất tài nguyên, Ban hành kèm theo Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 ngày 16 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Nghị định số 74/2011/NĐ-CP của Chính phủ : Về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
Mục Lục
1. Đối tượng nào phải chịu thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu, đây là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nói cách khác, thuế tài nguyên là một loại thuế điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
Luật Thuế tài nguyên 2009 và Thông tư 152/2015/TT-BTC quy định các đối tượng chịu thuế tài nguyên là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, bao gồm:
– Khoáng sản kim loại
– Khoáng sản không kim loại
– Sản phẩm của rừng tự nhiên; trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ
– Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật
– Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất; trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy
– Yến sào thiên nhiên; trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác
– Tài nguyên thiên nhiên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
Như vậy, cá nhân, tổ chức nào tiến hành hoạt động khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên trên thì phải chịu thuế tài nguyên.
2. Giải quyết tình huống
Câu hỏi của quý công ty chúng tôi xin trả lời như sau:
Mức thuế suất.
Theo biểu mức thuế suất tài nguyên, Ban hành kèm theo Nghị quyết số 712/2013/UBVQH13 ngày 16 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hộị với cát chịu mức thế suât là 11%.
2.1. Giá tính thuế
Theo quy định tại Điều 6 luật thuế tài nguyên thì giá trình thuế được quy định:
1. Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
2. Trường hợp tài nguyên chưa xác định được giá bán thì giá tính thuế tài nguyên được xác định theo một trong những căn cứ sau:
a) Giá bán thực tế trên thị trường khu vực của đơn vị sản phẩm tài nguyên cùng loại nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quy định;
b) Trường hợp tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế xác định theo giá bán đơn vị của từng chất và hàm lượng của từng chất trong tài nguyên khai thác nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
3. Giá tính thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
a) Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện là giá bán điện thương phẩm bình quân;
b) Đối với gỗ là giá bán tại bãi giao; trường hợp chưa xác định được giá bán tại bãi giao thì giá tính thuế được xác định căn cứ vào giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
c) Đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là giá xuất khẩu;
d) Đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là giá bán tại điểm giao nhận. Điểm giao nhận là điểm được thoả thuận trong hợp đồng dầu khí mà ở đó dầu thô, khí thiên nhiên, khí than được chuyển giao quyền sở hữu cho các bên tham gia hợp đồng dầu khí.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể giá tính thuế đối với tài nguyên chưa xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên, trừ dầu thô, khí thiên nhiên, khí than và nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện.
2.2. Phí bảo vệ môi trường
Theo điều 4 Nghị định 74/2011/NĐ- CP có quy định mức phí bảo vệ môt trường với cát là từ 5000-7000 vnd /m3
Nơi nộp thuế.
Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Trường hợp đơn vị thu mua tài nguyên đăng ký nộp thuế tài nguyờn thay cho đơn vị khai thác tài nguyên thỡ nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên cho chi cục thuế quản lý địa phương có tài nguyên khai thác.
Như vậy, thì công ty phải nộp thuế tại cơ quan quản lý thuế tại QUẢNG NINH.
3. Ai là người nộp thuế tài nguyên ?
Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên.
Theo Điều 3 Luật Thuế Tài nguyên: “Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên.
2. Người nộp thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
a) Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế;
b) Bên Việt Nam và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác tài nguyên thì trách nhiệm nộp thuế của các bên phải được xác định cụ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;
c) Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp thuế thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.”
Người nộp thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
Người nộp thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
– Đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản:
Đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản thì người nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
Trường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, được phép hợp tác với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên và có quy định riêng về người nộp thuế thì người nộp thuế tài nguyên được xác định theo văn bản đó.
Trường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, sau đó có văn bản giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện khai thác tài nguyên thì mỗi đơn vị khai thác là người nộp thuế tài nguyên.
– Đối với doanh nghiệp khai thác là doanh nghiệp liên doanh:
Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế.
Trường hợp Bên Việt Nam và bên nước ngoài cùng tham gia thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác tài nguyên thì trách nhiệm nộp thuế của các bên phải được xác định cụ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Nếu trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không xác định cụ thể bên có trách nhiệm nộp thuế tài nguyên thì các bên tham gia hợp đồng đều phải kê khai nộp thuế tài nguyên hoặc phải cử ra người đại diện nộp thuế tài nguyên của hợp đồng hợp tác kinh doanh.
– Đối với tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công mà trong quá trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên:
Tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công công trình trong quá trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên mà được phép của cơ quan quản lý nhà nước hoặc không trái quy định của pháp luật về quản lý khai thác tài nguyên khi thực hiện khai thác sử dụng hoặc tiêu thụ thì phải khai, nộp thuế tài nguyên với cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh tài nguyên khai thác.
– Đối với tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng nước từ công trình thủy lợi:
Tổ chức, cá nhân sử dụng nước từ công trình thủy lợi để phát điện là người nộp thuế tài nguyên, không phân biệt nguồn vốn đầu tư công trình thủy lợi.
Trường hợp tổ chức quản lý công trình thủy lợi cung cấp nước cho tổ chức, cá nhân khác để sản xuất nước sinh hoạt hoặc sử dụng vào các mục đích khác (trừ trường hợp sử dụng nước để phát điện) thì tổ chức quản lý công trình thủy lợi là người nộp thuế.
– Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ:
Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên và được phép bán ra thì tổ chức được giao bán phải khai, nộp thuế tài nguyên theo từng lần phát sinh.
4. Khai phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
-Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp hồ sơ khai phí bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý trực tiếp cùng nơi kê khai nộp thuế tài nguyên. Trường hợp tổ chức thu mua gom khoáng sản phải đăng ký nộp thay người khai thác thì tổ chức đó có trách nhiệm nộp hồ sơ khai phí bảo vệ môi trường với cơ quan thuế quản lý cơ sở thu mua khoáng sản
Bước 2. Cơ quan thuế tiếp nhận:
+ Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
+ Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
– Cách thức thực hiện:
+ Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế;
+ Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ gồm: Tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo tháng là tờ khai theo mẫu số 01/BVMT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ
– Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không phải trả kết quả cho người nộp thuế.
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục thuế.
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hồ sơ gửi đến cơ quan thuế không có kết quả giải quyết.
– Phí, lệ phí (nếu có): Không có
– Tên mẫu đơn, tờ khai: Tờ khai phí bảo vệ môi trường theo mẫu số 01/BVMT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH12 ngày 20 tháng 11 năm 2012
+ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
+ Điều 19 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật thuế – Công ty luật Minh Khuê