Quy chuẩn về thương hiệu – Học viện Tiki

Để đăng bán sản phẩm trên Tiki, Nhà Bán cần nắm rõ các quy định về việc lựa chọn thương hiệu cho sản phẩm. Tùy vào từng thương hiệu và tình trạng thực tế của thương hiệu mà Nhà Bán sẽ có các thao tác khác nhau khi thực hiện đăng bán sản phẩm.

1. Phân loại thương hiệu dựa trên tình trạng được bảo hộ

Phân loại thương hiệu

Giải thích

Lưu ý khi đăng bán

Thương hiệu được Việt Nam bảo hộ

Là thương hiệu đã đăng ký và được cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng bảo hộ:

Website Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

Website Wipo VN

Để được hiển thị thương hiệu đã được bảo hộ trong tên/nội dung sản phẩm, Nhà Bán cần đảm bảo chứng minh được quyền phân phối/sở hữu thương hiệu.

Thương hiệu được bảo hộ toàn cầu

Là thương hiệu đã đăng ký và được WIPO cấp bằng bảo hộ:

Website Wipo

Thương hiệu chưa được bảo hộ

Không có thương hiệu

Thương hiệu đã đăng ký nhưng chưa bảo hộ hoặc từ chối bảo hộ

OEM

Tiki không có yêu cầu cụ thể cho loại thương hiệu này. Tuy nhiên, Nhà Bán chấp nhận rủi ro các Nhà Bán khác cùng bán thương hiệu này với nguồn gốc xuất xứ/chất lượng sản phẩm có thể không tương đương.

 2. Quy định về nội dung sản phẩm đối với từng loại thương hiệu

2.1 Đối với thương hiệu đã được bảo hộ

  • Nhà Bán cần chọn thông tin thương hiệu tại trường thuộc tính

    Thương hiệu

    đúng với thương hiệu in trên sản phẩm và đã đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Thuộc tính thương hiệu trên trang tạo sản phẩm

Ví dụ về thương hiệu đã đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

  • Thương hiệu của sản phẩm phải đảm bảo trùng khớp với

    hình ảnh/nội dung và các thuộc tính

    khác của sản phẩm.

Thương hiệu của sản phẩm phải đảm bảo trùng khớp với hình ảnh/nội dung và các thuộc tính khác của sản phẩm.

 

2.2 Đối với thương hiệu chưa được bảo hộ/chưa đăng ký bảo hộ

Các sản phẩm có thương hiệu chưa đăng ký bảo hộ, ở trường thông tin Thương hiệu, Nhà Bán chọn OEM.

  • Lý do từ chối thường gặp:

    • Tên thương hiệu đề cập trong tên/mô tả sản phẩm không khớp với thương hiệu của sản phẩm.

    • Hình ảnh sản phẩm đăng bán có thương hiệu không khớp với thương hiệu mà sản phẩm đăng bán.

    • Thương hiệu chưa được đăng ký bảo hộ, vui lòng chuyển về OEM.

2.3 Thương hiệu chuỗi

  • Đối với chuỗi thương hiệu cùng thuộc 1 tập đoàn, Nhà Bán vui lòng chọn đúng thương hiệu được đăng ký với dòng sản phẩm đó.

Ví dụ: Thương hiệu Vaseline thuộc tập đoàn Unilever. Khi đăng sản phẩm, Nhà Bán cần chọn thương hiệu: Vaseline (đúng với nhãn hiệu in trên sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ) chứ không chọn Unilever.

3. Các trường hợp bị từ chối duyệt

Các trường hợp bị từ chối duyệt

Ví dụ minh họa

Trường hợp 1: Nhà Bán chọn thương hiệu OEM tại trường thuộc tính thương hiệu của sản phẩm, tuy nhiên hình ảnh sản phẩm đăng bán có chứa hình ảnh nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ.

Sản phẩm để thương hiệu OEM, nhưng hình ảnh sản phẩm có chứa logo thương hiệu MISUKO (đã được đăng ký bảo hộ tại Wipo). Sản phẩm sẽ bị từ chối duyệt do hình ảnh sản phẩm đăng bán có thương hiệu không khớp với thương hiệu mà sản phẩm đăng bán.

Trường hợp 2: Nhà Bán chọn thương hiệu chưa được bảo hộ tại trường thuộc tính thương hiệu của sản phẩm, tuy nhiên hình ảnh sản phẩm đăng bán có chứa logo nhãn hiệu khác đã được đăng ký bảo hộ.

Sản phẩm để thương hiệu VHL (chưa được bảo hộ), nhưng hình ảnh sản phẩm có chứa logo thương hiệu Adidas (đã được bảo hộ). Sản phẩm sẽ bị từ chối duyệt do hình ảnh sản phẩm đăng bán có thương hiệu không khớp với thương hiệu mà sản phẩm đăng bán; và thương hiệu chưa được đăng ký bảo hộ.

Trường hợp 3: Nhà Bán chọn thương hiệu đã đăng ký bảo hộ tại trường thuộc tính thương hiệu của sản phẩm, tuy nhiên hình ảnh sản phẩm là một thương hiệu khác đã được đăng ký bảo hộ.

Sản phẩm để thương hiệu Gumac (đã được bảo hộ), nhưng hình ảnh sản phẩm lại chứa logo thương hiệu Yummy (đã được bảo hộ). Sản phẩm sẽ bị từ chối duyệt do hình ảnh sản phẩm đăng bán có thương hiệu không khớp với thương hiệu mà sản phẩm đăng bán; và tên thương hiệu đề cập trong tên/mô tả sản phẩm không khớp với thương hiệu của sản phẩm.