Quy cách hàng hóa là gì và một số vấn đề xoay quanh ít ai biết
Để đảm bảo một sản phẩm chất lượng hoàn hảo tới tay khách hàng thì bên cạnh chất lượng sản xuất, doanh nghiệp cần hết sức chú trọng tới quy cách hàng hoá.
Vậy quy cách hàng hoá là gì? Những quy định mà doanh nghiệp không thể bỏ qua khi xác định quy cách hàng hoá bạn đã nắm rõ? Tham khảo bài viết sau đây để có thêm thông tin hữu ích về vấn đề này nhé!
Việc làm chuyên viên xuất nhập khẩu
1. Tìm hiểu “quy cách hàng hoá là gì?”
Quy cách hàng hoá là được hiểu là các tiêu chuẩn cần phải đạt được đối với từng mặt hàng cụ thể. Trong đó mỗi sản phẩm cần phải đảm bảo về mặt kỹ thuật, kích thước, màu sắc, mẫu mã, kiểu dáng theo thiết kế, độ bền, độ bóng, độ mượt, độ ấm và cả size số cho phép.
Tất cả những tiêu chuẩn này sẽ có vai trò vô cùng quan trọng đối với công tác kiểm nghiệm hàng hóa.
Thông thường tiêu chuẩn sẽ do Nhà nước quy định, cụ thể là do sở giao dịch hàng hoá, cũng có thể là do khách hàng yêu cầu hoặc là do cả 2 bên cùng thỏa thuận sau đó thống nhất lại với nhau và ràng buộc bởi hợp đồng kinh tế.
Tìm hiểu “quy cách hàng hoá là gì?”
Đối với văn bản xác định quy cách hàng hóa sẽ được coi như một văn bản pháp luật, trong đó các bên tham gia cần phải có nghĩa vụ thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh.
Ở thời buổi hàng hoá lên ngôi như hiện nay, việc ban hành một văn bản về quy cách hàng hoá cũng như biên bản bàn giao hàng hoá rất được ưa chuộng. Theo đó các bên tham gia sẽ đảm bảo được quyền lợi và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình để có những sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.
Bạn đã hiểu quy cách hàng hoá là gì rồi chứ? Vậy có những quy định nào về quy cách hàng hóa mà doanh nghiệp bạn cần ghi nhớ? Hãy tiếp tục cùng timviec365.vn khám phá những nội dung được chia sẻ bên dưới nhé.
Tham khảo: Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
2. Những quy định đáng chú ý về quy cách hàng hoá
Đừng lầm tưởng quy cách hàng hoá là quy cách đóng gói bạn nhé, trên thực tế có rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 phạm trù này. Quy cách hàng hoá sẽ bao gồm rất nhiều thứ mà tôi vừa nêu trên và được đánh giá dựa theo các quy định cụ thể sau đây:
2.1. Quy định về tên của hàng hoá
Khi đặt tên hàng hoá, doanh nghiệp cần phải chú ý về vấn đề biểu đạt rõ ràng và yếu tố cụ thể. Có nghĩa là trong tên hàng hoá cần phải có những từ ngữ khiến người nhìn, người nghe hay đọc có thể hình dung dễ dàng bất kể là loại hàng hoá gì.
Miêu tả về hàng hoá cần kết hợp với khả năng thực hiện với thực tế, hạn chế việc sử dụng những câu từ xáo rỗng phi thực tế để đặt tên hàng hoá.
Quy định về tên của hàng hoá
Doanh nghiệp cần lưu ý rằng tên hàng hoá phải được đặt theo tên gọi quốc tế, tuyệt đối không được gọi với các tên địa phương khiến người khác không hiểu.
Có thể bạn chưa biết rằng các tên hàng hoá khác nhau cũng sẽ khiến mức thuế mà doanh nghiệp phải nộp là khác nhau, kèm theo chi phí vận chuyển, ship hàng cũng khác nhau.
2.2. Quy định về chất lượng hàng hoá
Chất lượng hàng hoá là yếu tố quan trọng không chỉ doanh nghiệp quan tâm mà khách hàng của bạn cũng hết mực chú ý. Trên thực tế, các doanh nghiệp thường sử dụng sản phẩm mẫu hoặc các thuyết minh hàng hóa để xác định chuẩn xác nhất chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các tiêu chuẩn của quốc gia nhập khẩu để làm tiêu chí chất lượng đánh giá hàng hoá của mình. Hãy chắc chắn quy cách chất lượng hàng hóa phải đạt được tiêu chí sau đây:
Quy định về chất lượng hàng hoá
– Các điều khoản về chất lượng cần phải cụ thể, chính xác và rõ ràng. Tuyệt đối không được sử dụng những câu nói mơ hồ, không rõ nghĩa.
– Trong điều khoản về quy cách chất lượng hàng hoá, cần trích dẫn những điều luật có liên quan tới vấn đề này để các bên liên quan dễ dàng quan sát và thực hiện theo.
– Trong kinh doanh, đôi khi sẽ có những quy định mềm dẻo mà các bên tự thỏa thuận và thống nhất với nhau, chẳng hạn như: Chất lượng hàng giao tương đương hoặc gần giống như hàng mẫu, đưa ra những sai số ở mức cho phép,…
Tìm hiểu: Coa là gì?
2.3. Quy định về số lượng hàng hoá
Bất kể là hợp đồng mua bán hàng hoá, purchase order nào thì số lượng sản phẩm cũng là yếu tố quan trọng và phải được thể hiện rõ ràng. Chính vì vậy, các điều khoản trong quy định về số lượng hàng hoá cần phải thực hiện như sau:
– Số lượng hàng hoá cần phải được xác định cụ thể, rõ ràng và chính xác về đơn vị đo lường, tuyệt đối không sử dụng những từ ngữ mang tính tương đối như “Khoảng”, “trên” hoặc “dưới”,… mà không kèm theo những con số hoặc tỉ lệ cụ thể nào.
Quy định về số lượng hàng hoá
– Đối với một số loại hàng hoá có tính tiêu hao trong quá trình bảo quản và vận chuyển thì cả 2 bên cần phải có thỏa thuận rõ ràng về độ co giãn, thường là thể hiện bằng tỷ lệ %. Với quy định này thì sẽ có lợi cho bên bán nhưng cũng không hề thiệt thòi cho bên mua bởi vì tỷ lệ hao hụt cũng không đáng kể.
>> Xem thêm:
2.4. Quy định về đóng gói hàng hoá
Có 2 loại bao bì mà hàng hoá thường sử dụng đó là bao bì vận chuyển và bao bì lưu thông. Không chỉ là bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển mà nhiều khi bao bì còn là yêu cầu bắt buộc của pháp luật, nhất là bao bì lưu thông.
Vì nó có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cho nên các bên tham gia mua bán hoặc trao đổi hàng hoá cần phải trao đổi, thỏa thuận thật kỹ về vấn đề đóng gói bao bì cho sản phẩm.
Thông thường, điều khoản quy định về đóng gói sản phẩm được thể hiện như sau:
– Xét theo đặc tính vật lý và đặc tính hoá học của bao bì đóng gói:
Đặc tính vật lý và đặc tính hoá học của bao bì đóng gói sẽ phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính của hàng hóa cùng với phương thức vận chuyển. Do đó để đảm bảo an toàn về chất lượng sản phẩm thì các bên cần phải tìm ra một loại bao bì phù hợp nhất để áp dụng đóng gói.
– Quy định về quy cách của bao bì được sử dụng:
Quy định về đóng gói hàng hoá
Tất cả các chi tiết liên quan tới sản phẩm hay quy cách hàng hóa đều phải được quy định rõ ràng. Những sản phẩm phải tuân theo quy định của Pháp luật của nước nhập khẩu thì cần phải trích dẫn quy định cụ liên quan.
– Chi phí của bao bì sẽ được quy định như thế nào?
Bên nào sẽ phải chịu chi phí bao bì? Đây là vấn đề buộc các bên tham gia phải làm rõ với nhau nếu không sẽ rất khó để có cuộc giao dịch thuận lợi. Nếu chưa rõ, bạn có thể tham khảo những cách thức sau đây:
+) Bên bán sẽ chịu chi phí bao bì và cung cấp bao bì liền với hàng hoá khi giao hàng cho đối tác.
+) Bên bán sẽ cung cấp bao bì cùng với sản phẩm nhưng sau khi giao hàng thành công họ sẽ tiến hành thu lại toàn bộ bao bì đó để tiếp tục tái sử dụng. Tất nhiên các bên cũng cần làm rõ khoản chi phí trả lại bao bì cho bên bán đấy nhé.
+) Bên mua sẽ chịu chi phí bao bì, tuy nhiên trong trường hợp này thì cần phải làm rõ thời gian cung cấp bao bì chính xác và các trách nhiệm đối với rủi ro do bao bì gây ra.
Xem thêm: Những quy định mới nhất về hợp đồng mua bán hàng hóa tại đây!
2.5. Quy định về kiểm định hàng hoá
Kiểm định hàng hóa cũng là yếu tố quan trọng để sản phẩm sau sản xuất được đảm bảo an toàn khi đến tay khách hàng. Bên cạnh những quy cách về chất lượng, số lượng hàng hoá hay chi phí bao bì thì các bên tham gia cũng nên đặt ra cơ chế kiểm định hàng hoá một cách rõ ràng nhất.
Quy định về kiểm định hàng hoá
Ví dụ: Thời gian và địa điểm kiểm nghiệm hàng hoá, tổ chức kiểm nghiệm hàng hóa được thực hiện như thế nào? Chi phí kiểm nghiệm hàng hóa là bao nhiêu? Giấy chứng nhận kiểm nghiệm cần đạt những yêu cầu gì?…
Vậy là bạn cùng tôi vừa tìm hiểu những thông tin hữu ích về quy cách hàng hoá, hy vọng sau bài viết, tất cả chúng ta sẽ hiểu rõ bản chất quy cách hàng hoá là gì và những quy định liên quan tới nó.
Bạn hiểu nhãn hàng hoá là gì?
Bạn hiểu nhãn hàng hoá là gì? Kiến thức này có thể sẽ giúp bạn nắm bắt vững vàng hơn về quy cách hàng hoá đấy. Vậy nên hãy tham khảo bài viết mà timviec365.vn đưa ra sau đây để khám phá sâu hơn về vấn đề mà bạn đang quan tâm nhé!
Nhãn hàng hoá là gì?
Chia sẻ: