Quy Trình Chăm Sóc Cây Măng Cụt Giai Đoạn Kinh Doanh

Loading…

 

Măng cụt là loại trái cây khá phổ biến ở các nước Châu Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và cả Việt Nam. Ở nước ta măng cụt được trồng khá nhiều ở miền Nam tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đông nam bộ. Măng cụt là loại cây ăn trái tương đối dễ trồng, cho năng suất cao nên được bà con nơi đây trồng rộng rãi. Người tiêu dùng thì bình chọn đây là nữ hoàng của cây ăn trái nhiệt đới vì hương vị thơm ngon giàu dinh dưỡng.

Đặc điểm của giống cây măng cụt là loại cây thân gỗ khá to. Chiều cao cây có thể lên tới hơn 20m, tán khá rộng, lá dày hình thuôn dài màu xanh sẫm. Cây măng cụt hiện đang là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế rất cao, thời gian khai thác khá dài 30 – 50 năm hoặc có thể cao hơn tuỳ thuộc vào chăm sóc, càng về sau năng suất của cây càng tăng theo độ tuổi cây.

Trong kỹ thuật chăm sóc cây măng cụt thì kinh nghiệm bón phân là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến phẩm chất trái. Chế độ chăm sóc hợp lý thì khắc phục rất nhiều được tình trạng trái bị xì mủ, sượng, ghẻ, nứt trái, nám trái, nám lá trên cây măng cụt. Thông thường trong thực tế sản xuất tỷ lệ trái bị xì mủ, sượng chiếm tỷ lệ khá lớn khoảng 30% năng suất.

Cây măng cụt thường trồng bằng hạt nên thời gian cho thu hoạch trái tương đối lâu khoảng 8-10 năm mới cho trái và là cây trồng ưa bóng trong giai đoạn đầu lúc cây còn nhỏ. Vì vậy bố trí trồng xen một số loại cây trồng khác để tăng thu nhập trên 1 đơn vị diện tích thông thường bà con nông dân hay trồng xen với cây sầu riêng, bơ, chuối…

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu tài liệu tham khảo quy trình chăm sóc cây măng cụt giai đoạn kinh doanh đang được áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, tỷ lệ xì mủ, sượng trái, nám trái, nám lá được khắc phục.

1.  Chế độ nước tưới: Cây măng cụt giai đoạn kinh doanh rất cần chế độ nước tưới đầy đủ để cây sinh trưởng phát triển, bộ lá không bị táp nắng. Nhất là trong giai đoạn cây ra hoa, thiếu nước hạt phấn yếu và hoa, trái non dễ bị rụng.

2.  Chăm sóc cây giai đoạn sau đậu trái: Giai đoạn này chế độ dinh dưỡng, phân bón là rất quan trọng quyết định đến năng suất và phẩm chất trái.

  • Liều lượng phân bón giai đoạn kinh doanh đối vưới vườn cây >10 năm tuổi: chia làm 5 lần bón chính.

Thời kỳ bón

Loại phân bón

Liều lượng bón (kg/cây)

Lần 1: Sau khi thu hoạch trái ( tháng10 )

 

Phân hữu cơ gà nhật

20

 

Lân Văn Điển

3

 

Vôi Dolomit

3

 

NPK 30-10-10

3

 

K2SO4 (Kali sulphate)

0,6

 

Trung vi lượng (MgO + Bo)

1

Lần 2: Sau khi lá non (cơi đọt 2) đã thành thục (bón đón hoa)

 

NPK 8-24-24

4 – 5

 

K2SO4 (Kali sulphate)

1,5

Kết hợp phun MKP ( 2 kg) + Canxi + Bo (1 lít): phuy 200 lít phun đều tán cây

Lần 3: Sau khi đậu trái (đường kính trái đạt 1-2cm)

 

NPK 15-9-20 + MgO 1,8% + S: 3,8 % ( hoặc NPK 16-16-16)  

4

Lần 4: Sau khi đậu trái 02 tháng ( cách lần bón thứ 3 một tháng)

 

NPK: 13-9-16 – 4 MgO+7 S (hoặc NPK 16-16-16)

3 – 4

Lần 5:  Trước thu hoạch 1 tháng

 

K2SO4 (Kali sulphate)

2

Kết hợp phun phân bón lá có chứa thành phần Kali, Canxi cao

 

  • Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc cây măng cụt trong giai đoạn mang trái:

Trong giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa đến khi cây đậu trái không nên bón nhiều phân đạm vì sẽ kích thích ra lá mới làm chậm quá trình ra hoa. Tưới đủ ẩm để hạt phấn khoẻ mạnh giúp tăng tỷ lệ đậu trái.

Giai đoạn trái gần thu hoạch bón tăng lượng Kali, điều chỉnh lượng nước tưới nhằm tránh hiện tượng mủ trái sẽ chảy ngược vào trong trái, đặc biệt là không bón các loại phân (phân gốc, phân bón lá) có chứa thành phần Magiê (Mg) cao, Auxin, Cytokinin…

Nếu thời tiết mưa nhiều, mưa kéo dài 3 – 5 ngày cần bón bổ sung thêm một lần phân bón Kali sulphate (K2SO4) liều lượng bón 2 kg/cây hoặc có thể kết hợp phun trên lá liều lượng 2-3 kg K2SO4  + Canxi (1 lít) /phuy 200 lít nước.

Thường xuyên sử dụng phân bón lá trong giai đoạn cây mang trái nhằm bổ dung dinh dưỡng qua lá cây nhanh hấp thu. Đặc biệt là các loại phân bón lá có hàm lượng Kali cao, trung vi lượng canxi cao, lưu huỳnh, Bo, Cu, Zn..

Chú ý phòng trừ nấm bệnh.

 

3.  Phòng trừ sâu bệnh hại:

3.1 Sâu hại chính trên cây măng cụt chủ yếu là sâu vẽ bùa, bọ trị, nhện đỏ

Phòng trị: dùng các loại thuốc để phòng trị như: Sherzol 205EC, Saliphos 35EC, Confidor, Applaud, Dầu DC-Tron plus vào giai đoạn ra lá non theo liều lượng khuyến cáo.

3.2  Bệnh hại:

– Bệnh đốm rong (do tảo Cephaleuros virescens): Bệnh xảy ra trên lá, thân, nhánh. Rong tấn công trên thân nhánh tạo thành các đốm đồng tiền hay loang lổ màu xám xanh hoặc vàng.

Phòng trị: bằng cách phun các hỗn hợp thuốc chứa gốc đồng, có thể dùng vôi bôi lên thân cây.

– Bệnh đốm lá (do nấm Pestalotia sp.): Bệnh này khá quan trọng trên măng cụt. Bệnh nặng có thể làm rụng lá và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Triệu chứng: Đốm bệnh ban đầu thường có màu vàng cam sau lan nhanh và chuyển sang màu nâu đỏ xung quanh vết bệnh có viền nâu sậm. Vết bệnh thường không có hình dạng nhất định. Kích thước vết bệnh có thể rất lớn hoặc nhiều vết bệnh nối liền với nhau làm cho lá bị khô và cháy.

Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc như: Dipomate 80WP, Mexyl MZ 72WP, Mancozeb, Oxychloride đồng (Kasuran) để phòng trị bệnh đốm lá trên măng cụt.

– Bệnh chết nhánh (do nấm Pastaliotopsis sp.): Nấm tấn công gây cháy lá và làm chết từng nhánh nhỏ trên cây, bệnh có thể lây lan rất nhanh trong điều kiện ẩm độ cao, lúc mưa nhiều.

Phòng trị: Tỉa bỏ các cành trong tán cho cây thông thoáng, có thể dùng các loại sau thuốc để phòng trị như: Carbenzim, Metalaxy, Hexaconazol, Validacin, Benomyl, Rovral, Derosal theo liều lượng khuyến cáo.

4.  Thu hoạch và bảo quản: Hái trái lúc trái có màu hồng, khi hái phải dùng dụng cụ chuyên dùng tránh sự va chạm mạnh, nhằm giảm đến mức thấp nhất sự xây xát, dập vỏ trái làm giảm giá trị thương phẩm trái măng cụt.

(NHT – Phòng Thị Trường)