Quần xã sinh vật là gì? Cho ví dụ quần xã sinh vật
Có thể thấy trên thực tế nơi ở của một quần thể thuộc một loài thường bao giờ cũng có nhiều loài sinh vật cùng sinh sống. Giữa các quần thể giữa các loài cùng sinh sống trên một khu vực nhất định có mối quan hệ nhất định. Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định được gọi là quần xã sinh vật. Vậy quần xã sinh vật là gì? Qua nội dung bài viết sau đây, chúng tôi xin giải đáp về vấn đề Quần xã sinh vật là gì? Cho ví dụ quần xã sinh vật để bạn đọc hình dung dễ hơn về vấn đề.
Quần xã sinh vật là gì?
Theo nội dung sách giáo khoa sinh học lớp 12 đưa ra giải thích về khái niệm quần xã sinh vật là gì như sau: “ Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định”.
Đặc trưng của quần xã sinh vật
Một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật gồm có:
– Thứ nhất: Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã:
Thành phần loài trong quần xã biểu thị qua số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài, loài ưu thế và loài đặc trưng.
Số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài đặc trưng biểu thị mức độ đa dạng của quần xã, quần xã có thành phần loài càng lớn thì độ đa dạng càng cao. Do nhiệt độ, lượng mưa cao và khá ổn định nên các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới thường có nhiều loài hơn so với các quần xã phân bố ở vùng ôn đới. Tuy nhiên, trong một sinh cảnh xác định khi số loài tăng lên, chúng phải chia xẻ nhau nguồn sống, do đó số lượng cá thể của mỗi loài phải giảm đi.
Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó, hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn và có vai trò quan trọng hơn loài khác (Ví dụ: Cây cọ là loài đặc trưng của quần xã vùng đồi Phú Thọ; Cá cóc – Tam Đảo; Tràm – U Minh,… ). Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt động mạnh của chúng (Ví dụ: Đối với quần xã trên cạn, thực vật có hạt thường là loài ưu thế vì chúng quyết định khí hậu của môi trường).
– Thứ hai: Đặc trưng về không gian phân bố:
Trong mỗi quần xã, do có sự khác nhau về điều kiện sinh thái và sự thích nghi của các loài với các điều kiện sinh thái khác nhau nên xảy ra sự phân bố khác nhau nên đã giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài và tăng khả năng sử dụng nguồn sống của môi trường.
Có các kiểu phân bố là phân bố theo chiều thẳng đứng và phân bố theo chiều ngang. Trong đó phân bố theo chiều thẳng đứng như sự phân thành nhiều tầng cây, phân tầng thẳng đứng giúp cho sinh vật thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau và bên cạnh đó sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật. Phân bố theo chiều ngang trên mặt đất như sự phân bố sinh vật từ chân núi đến sườn núi và đỉnh núi; phân bố sinh vật từ vùng đất ven bờ đến vùng ngập ven bờ và vùng khơi. Phân bố theo chiều ngang giúp sinh vật thường tập trung ở nơi có điều kiện sống thuận lợi.
– Thứ ba: Đặc trưng về quan hệ dinh dưỡng:
Quần xã sinh vật gồm nhiều nhóm có các quan hệ dinh dưỡng khác nhau:
+ Nhóm các sinh vật sản xuất bao gồm cây xanh có khả năng quang hợp và một số vi sinh vật tự dưỡng.
+ Nhóm các sinh vật tiêu thụ bao gồm các sinh vật ăn thịt các sinh vật khác như động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật.
+ Nhóm sinh vật phân giải là những sinh vật dị dưỡng, phân giải các chất hữu cơ có sẵn trong thiên nhiên. Thuộc nhóm này có nấm, vi khuẩn, một số động vật đất.
Ví dụ quần xã sinh vật
Để giúp bạn đọc dễ hình dung hơn về quần xã sinh vật là gì bài viết xin đưa ra ví dụ về quần xã sinh vật để bạn đọc dễ theo dõi. Cụ thể các quần thể sinh vật có trong rừng mưa nhiệt đới bao gồm:
+ Quần thể động vật: hổ, báo, cáo, thỏ, …
+ Quần thể thực vật: lim, chò, các loại cỏ, rêu, dương xỉ, …
+ Các quần thể nấm, vi sinh vật, …
+ Giữa các quần thể trên có sự tồn tại mối quan hệ cùng loài (hỗ trợ, cạnh tranh) với nhau và quan hệ khác loài (hỗ trợ, đối địch). Bên cạnh đó tập hợp các quần thể trên được gọi là quần xã sinh vật.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Quần xã sinh vật là gì? Cho ví dụ quần xã sinh vật. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.