Quần xã sinh vật là gì?
Sự tập hợp các loài sinh vật sống cùng một môi trường sống và lời gian sống giống nhau được khái quát chung gọi là quàn xã sinh vật. Việc sống trong một quần xã sẽ mang đến nhiều lợi ích và thậm chí cũng sẽ trở thành nhiều mối nguy hại không đáng có của một vài loài sinh vật. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về Quần xã sinh vật là gì? để hiểu hơn về Quần xã sinh vật nhé.
1. Quần xã sinh vật là gì?
Quần xã sinh vật được hiểu là một tập hợp các quần thể sinh vật, chúng thuộc nhiều loài khác nhau nhưng lại cùng chung sống với nhau trong một không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã sinh vật này có mối quan hệ gắn bó mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau như một thể thống nhất. Cũng chính vì thế mà quần xã sinh vật có cấu trúc rất ổn định.
Cho ví dụ về quần xã sinh vật
Ví dụ: Ruộng lúa.
– Ruộng lúa là một quần xã sinh vật, gồm có các quần thể như: lúa, cỏ, giun đất, vi sinh vật,…
– Lúa che mát, chắn bớt gió cho cỏ.
– Cỏ che mát, giữ ẩm cho gốc lúa, đồng thời cạnh tranh chất dinh dưỡng trong đất với gốc lúa.
– Lúa, cỏ giữ cho đất ẩm, có nhiệt độ thích hợp cho hệ vi sinh vật phát triển.
– Giun đất làm tơi xốp cho lúa, cỏ.
– Vi sinh vật biến đổi xác thực vật, động vật thành chất mùn cho cỏ và lúa.
Mục Lục
2. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật
Thứ nhất: Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã sinh vật
Thành phần loài được thể hiện thông qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần thể sinh vật; loài ưu thế và loài đặc trưng.
– Đối với số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài: vấn đề này thể hiện mức độ đa dạng của quần xã sinh vật, đồng thời biểu thị sự biến động, ổn định hoặc suy thoái của quần xẫ đó. Thông thường, một quần xã ổn định sẽ có số lượng loài lớn và số lượng cá thể của mỗi loài rất cao.
– Loài ưu thế và loài đặc trưng:
+ Loài ưu thế là những loài có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh, nên loài này thường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quần xã sinh vật. Điển hình là các quần xã sinh vật trên cạn, loài thực vật có hạt thường là loài chiếm ưu thế lớn vì chúng ảnh hưởng mạnh mẽ tới khí hậu của môi trường.
+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã sinh vật nào đó, hoặc nó có số lượng loài nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng hơn trong quần xã so với các loài khác.
Thứ hai: Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã
Tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài mà việc phân bổ cá thể trong không gian của quần xã cũng không hề giống nhau. Tuy nhiên, nhìn vào mặt bằng chung, có thể thấy sự phân bổ cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh của các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của mỗi loài.
Phân bổ quần xã sinh vật trong không gian được chia ra làm hai hướng chính:
– Phân bổ quần xã theo chiều thẳng đứng như sự phân thành nhiều tầng cây để thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới. Chính sự phân tầng của thực vật đã kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng đó: chim, côn trùng sống trên các tán cây cao, khỉ, vượn, sóc, … sống leo trèo trên cây; mặt khác, cũng có nhiều loài động vật sống trên mặt đất hoặc trong các tầng đất.
– Phân bổ theo chiều ngang trên mặt đất như sự phân bổ của sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi tới chân núi; hoặc sinh vật phân bố từ vùng đất ven bờ biển tới vùng ngập nước ven bờ hoặc vùng khơi xa, … Hầu hết, các sinh vật phân bổ theo chiều ngang đều có xu hướng tâp trung sinh sống ở nhiều nơi có điều kiện sinh sống thuận lợi tại các vùng đất màu mỡ, phì nhiêu, có nhiệt độ không khí ổn định và dồi dào nguồn thức ăn.
3. Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật
Trong quá trình sinh vật trong một quần xã tìm kiếm thức ăn, nơi ở, sẽ nhiều lúc phát sinh các mối quan hệ làm ảnh hưởng, tác động đến nhau. Đó có thể là quan hệ hỗ trợ, hoặc cũng có thể là mối quan hệ đối kháng lẫn nhau.
– Quan hệ hỗ trợ sẽ bao gồm các mối quan hệ như: Công sinh (Hợp tác chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài với nhau để bổ trợ lẫn nhau và cùng có lợi như nhau); Hợp tác (Hợp tác giữa hai hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia hợp tác đều có lợi); Hội sinh (Hợp tác giữa hai loài với nhau, trong đó một loài có lợi, loài còn lại không có lợi cũng không có hại).
– Quan hệ đối kháng sẽ bao gồm: quan hệ cạnh tranh; ký sinh; ức chế – cảm nhiễm, hoặc sinh vật này ăn sinh vật khác. Trong mối quan hệ đối kháng, loài được lợi sẽ là loài thắng thế và có cơ hội phát triển. Ngược lại, loài bị hại sẽ là loài yếu thế và dần dần sẽ bị suy thoái và bị loại bỏ. Song, cũng có rất nhiều trường hợp, cả hai loài đều ít nhiều bị loại bỏ.
4. Câu hỏi thường gặp
Sinh thái học là gì?
Sinh thái học là thuật ngữ được nhà sinh học người Đức Haken (Ernst Haekel) đặt ra năm 1866, dựa trên hai từ Hy Lạp là oikos có nghĩa là “nhà” hay “nơi để sống” và logos có nghĩa là “nghiên cứu [về] “. Do đó với nghĩa đen, sinh thái học có nghĩa là sự nghiên cứu về các sinh vật ở “nhà” của chúng. Sinh thái học thường quan tâm đến các nguyên Ií tổng quát áp dụng cho hệ động vật và thực vật.
Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng qua lại giữa một cá thể sinh vật hoặc các loài riêng lẻ với các thành phần sống và không sống của môi trường xung quanh. Hay nói cách khác, sinh thái học là sự nghiên cứu về các hệ sinh thái.
Sinh thái học là khoa học tổng hợp về quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và môi trường và giữa các sinh vật với nhau, là khoa học cơ sở cho công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Đây được xem là môn học về cấu trúc của thiên nhiên. Nói một cách khái quát và chính xác hơn đó là mối quan hệ qua lại và sự tác động lẫn nhau giữa các hệ thống vật chất sống ở cấp độ cơ thể và trên cơ thể (loài, quần thể, quần xã, hệ sinh thái) với những điều kiện của môi trường sống xung quanh. Con người và xã hội loài người là những hệ thống vật chất sống, tồn tại trong tự nhiên (sinh quyển) với tư cách là những cơ thể hoàn chỉnh.
Vai trò, ý nghĩa của sinh thái học?
Cũng như các khoa học khác, những kiến thức của sinh thái học đã và đang đóng góp to lớn cho nền văn minh của nhân loại trên cả hai khía cạnh: lý luận và thực tiễn. Cùng với các lĩnh vực khác trong sinh học, sinh thái học giúp chúng ta ngày càng hiểu biết sâu sắc về bản chất của sự sống trong mối tương tác với các yếu tố của môi trường, cả hiện tại và quá khứ, trong đó bao gồm cuộc sống và sự tiến hoá của con người.
Hơn nữa, sinh thái học còn tạo nên những nguyên tắc và định hướng cho hoạt động của con người đối với tự nhiên để phát triển nền văn minh ngày một cao theo đúng nghĩa hiện đại của nó, tức là không làm huỷ hoại đến đời sống sinh giới và chất lượng của môi trường.
XEM THÊM:>>>Rủi ro tài chính là gì?
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Quần xã sinh vật là gì? và một số vấn đề khác liên quan. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.
5/5 – (2 bình chọn)
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin