Quan tri thuong hieu – PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN 1: CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN 1 Khái niệm Hệ thống nhận diện thương – Studocu

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN 1: CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN

1 Khái niệm Hệ thống nhận diện thương hiệu

Có không chỉ một quan điểm về hệ thống nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, có một
quan điểm được thừa nhận rộng rãi hơn cả và gắn với thực tiễn hoạt động quản trị
thương hiệu trên những quy mô và phạm vi tiếp cận khác nhau. Đó là: Hệ thống
nhận diện thương hiệu là tập hợp của các thành tố thương hiệu và sự thể hiện của
chúng trên các phương tiện và môi trường khác nhau nhằm nhận biết, phân biệt và
thể hiện đặc tính thương hiệu.

Thực chất hệ thống nhận diện thương hiệu là tất cả những gì mà người tiêu dùng và
công chúng có thể nhận biết và phân biệt về một thương hiệu (thường chỉ là những
yếu tố hữu hình).

1 Phân loại hệ thống nhận diện thương hiệu

  • Dựa vào phạm vi ứng dụng của hệ thống nhận diện:

 Hệ thống nhận diện nội bộ: Chủ yếu được sử dụng trong nội bộ (biển tên và
chức danh, các ấn phẩm nội bộ, trang phục, vị trí là việc …).
 Hệ thống nhận diện ngoại vi: Chủ yếu sử dụng trong các giao tiếp với bên
ngoài (card, catalogue…, tem nhãn, biển hiệu, quảng cáo….).

  • Dựa vào khả năng dịch chuyển và thay đổi của hệ thống nhận diện:

 Hệ thống nhận diện tĩnh: Thường ít dịch chuyển, biến động (biển hiệu, biển
quảng cáo tấm lớn, điểm bán, biểu mẫu, ô dù, dụng cụ…).
 Hệ thống nhận diện động: Thường dịch chuyển, thay đổi (tem nhãn, ấn phẩm
truyền thông, chương trình quảng cáo, card, bì thư…).

  • Dựa vào mức độ quan trọng của các yếu tố nhận diện:

 Hệ thống nhận diện gốc: Là các thành tố cốt lõi (Tên, logo, slogan, biển hiệu,
nhãn sản phẩm, ấn phẩm chính, card, bì thư…).
 Hệ thống nhận diện mở rộng: Các điểm nhận diện bổ sung (sản phẩm quảng
cáo, poster…)

1 Xây dựng và triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu

1.3 Yêu cầu cơ bản trong thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu

 Có khả năng nhận biết và phân biệt cao
 Đơn giản, dễ sử dụng, ứng dụng và thể hiện
 Đảm bảo những yêu cầu về văn hóa và ngôn ngữ
 Hấp dẫn, độc đáo và có tính thẩm mỹ cao
 Yêu cầu chung trong thiết kế logo:
 Đơn giản (về đường nét, hình họa, màu sắc)
 Thể hiện ý tưởng thương hiệu, tầm nhìn và giá trị cốt lõi
 Thể hiện tính cá biệt, không trùng lặp
 Dễ thể hiện trên các chất liệu, phương tiện khác nhau

1.3 Quy trình thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu

Bước 1: Xác định phương án và mục tiêu của thương hiệu

Một dự án xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu luôn bắt đầu bằng những nghiên
cứu về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và khách hàng, từ đó những ý tưởng sáng
tạo được hình thành, như:

 Thuộc tính thương hiệu: bao gồm tên gọi, biểu tượng, màu sắc đặc trưng, kiểu
chữ, bố cục và các yếu tố khác
 Lợi ích thương hiệu: bao gồm cả lợi ích lý tính và cảm tính mà thương hiệu
mang đến cho người tiêu dùng
 Niềm tin thương hiệu: là những lý do mà người tiêu dùng có thể tin tưởng
rằng thương hiệu có thể mang đến những lợi ích nói trên
 Tính cách thương hiệu: là cá tính, vẻ ngoài của thương hiệu
 Tính chất thương hiệu: tóm tắt yếu tố tạo sự khác biệt, thường được sử dụng
như khẩu quyết tiếp thị

Kết quả cuối cùng của bước 1 là định hướng chiến lược của dự án. Tất cả những ý
tưởng, hình ảnh, thông điệp…đều xoay quanh định hướng này cho đến khi hoàn tất
dự án.

Bước 2: Khai thác nguồn sáng tạo để thiết kế yếu tố thương hiệu.

Các doanh nghiệp có thể khai thác các nguồn sáng tạo để thiết kế theo các cách như:
Phát động cuộc thi sáng tác các thành tố thương hiệu đồng bộ hoặc riêng biệt cho
từng thành tố như tên, logo… trong nội bộ doanh nghiệp hoặc rộng rãi trong cả cộng
đồng; Thuê tư vấn trọn gói. Cần chú ý trong bước này là mọi yêu cầu về thương hiệu
được đặt ra càng chi tiết và chặt chẽ sẽ càng tốt cho các bước tiếp theo. Kết thúc
bước 2, có thể có nhiều phương án cho hệ thống nhận diện được đề xuất.

Bước 3: Xem xét và chọn lựa các phương án thiết kế

  • Công việc cụ thể:

 Hoàn thành biển hiệu, trang trí hệ thống các điểm bán hoặc điểm giao dịch
của doanh nghiệp (quầy tủ, không gian, biển báo, bảng, biển hướng dẫn…)
 In ấn các ấn phẩm (catalogue, tờ rơi, poster, card visit, phong bì, túi…)
 Hoàn thiện bao bì hàng hóa và áp dụng bao bì mới với những thông tin rõ
ràng, cụ thể tránh gây nhầm lẫn cho khách hàng
 Triển khai trang phục, các yếu tố nhận diện tĩnh như ô dù, biển tên, các giấy
tờ giao dịch (hóa đơn, phiếu bảo hành, biên lai…)
 Truyền thông thương hiệu trên đồng thời nhiều phương tiện để công chúng
nhận rõ những thay đổi về hệ thống nhận diện thương hiệu và những giá trị
hoặc những cảm nhận mới, thông điệp tái định vị gắn với thương hiệu của
doanh nghiệp.

1.3.3 Kiểm soát và xử lý các tình huống trong triển khai hệ thống nhận diện

  • Kiểm soát tất cả các nội dung và bộ phận trong triển khai hệ thống nhận diện
    thương hiệu để đảm bảo rằng việc triển khai ở những vị trí và thời điểm khác nhau
    với những nội dung khác nhau không gây nên những xung đột và mâu thuẫn.

  • Đối chiếu cụ thể với các quy định về hệ thống nhận diện (cẩm nang thương hiệu)
    để kịp thời hiệu chỉnh các hoạt động phù hợp.

  • Xác định những sai sót cần phải điều chỉnh và tập hợp theo từng nội dung riêng để
    có những phương án điều chỉnh. Phổ biens nhất là những sự sai lệch về màu sắc,
    kích thước và tỷ lệ của các thành tố thương hiệu khi được thể hiện trên các phương
    tiện, sản phẩm.

  • Quy trách nhiệm cho cá nhân trực tiếp theo dõi quá trình triển khai hệ thống nhận
    diện thương hiệu. Xác định rõ trách nhiệm của các bên và các cá nhân có liên quan
    để khắc phục và bồi thường thiệt hại nếu có.

1.3.3 Đồng bộ hóa các điểm tiếp xúc thương hiệu

Điểm tiếp xúc thương hiệu là những điểm mà tại đó khách hàng, công chúng có thể
tiếp xúc được với thương hiệu. Một thương hiệu có thể có nhiều hay ít điểm tiếp xúc
tùy thuộc vào định hướng và đặc điểm của nhóm sản phẩm cung ứng cũng như bối
cảnh cạnh tranh.

Tập hợp các điểm tiếp xúc thương hiệu sẽ tạo thành giao diện tiếp xúc của thương
hiệu. Giao diện tiếp xúc càng rộng thì khả năng tiếp xúc giữa thương hiệu và khách
hàng, cộng đồng sẽ càng cao. Cũng đồng nghĩa việc quản lý sẽ càng khó khăn, phức
tạp, đòi hỏi cao hơn cả về năng lực quản trị và tài chính.

Các điểm tiếp xúc thương hiệu thường bao gồm: hoạt động PR, sản phẩm bao bì,
điểm bán, ấn phẩm, nhân viên, hệ thống kênh, quảng cáo, văn phòng, website.

PHẦN 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

2 Ý tưởng định vị và phương án thiết kế

2.1 Ý tưởng định vị

Theo các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc, đá quý, những năm gần đây xu
hướng sử dụng trang sức nam tăng khá mạnh, doanh số bán ra tăng dần. Không chỉ
để làm đẹp, tạo phong cách, đồng thời làm tài sản tích lũy mà trang sức nam còn
được chú trọng ở giá trị tâm tâm linh, hộ mệnh, may mắn… Tuy nhiên có rất ít
thương hiệu trang sức bạc nam nhắm vào đối tượng giới trẻ, đối tượng có yêu cầu
cao về kiểu dáng hợp thời, trendy. Chính vì điều đó, phát triển Aides thành thương
hiệu trang sức bạc nam chất lượng hàng đầu, kiểu dáng đa dạng, độc đáo, phù hợp
với giới trẻ chính là điều mà Aides hướng tới.

Qua sự tìm hiểu và phân tích thị trường, Aides đưa ra quyết định lựa chọn thị
trường và khách hàng mục tiêu như sau:

2.1.1 Thị trường mục tiêu
Tập trung ở các thành phố lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh bới:

  • Thị trường trang sức bạc chưa khi nào hạ nhiệt tại Hà Nội. Ở TPHCM, nhu cầu
    mua bán và sử dụng trang sức nam cũng không ngừng tăng cao
  • Tại 2 thành phố này luôn được các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đánh
    giá là một trong những thị trường tiềm năng nhất cả nước. Luôn đi đầu cả nước về
    nhu cầu giải trí và làm đẹp, luôn đón đầu và quy tụ các xu hướng thời trang mới
    nhất trên thế giới.
  • Là nơi tập trung đông đúc dân cư, các công ty, doanh nghiệp…đối tượng khách
    hàng vô cùng phong phú và đa dạng. Do đó, số lượng khách hàng tiềm năng là vô
    cùng lớn. Đặc biệt, đây là nơi tập trung đông những người có thu nhập khá đến
    cao.
  • Số lượng khách hàng ở các thành phố lớn không những đa dạng mà còn ổn
    định và có nhiều mức thu nhập khác nhau. Do đó, nguồn khách hàng ở các
    thành phố lớn thường ổn định hơn so với các khu vực khác. Điều này sẽ đảm
    bảo lợi nhuận và nguồn vốn đầu tư duy trình cho việc kinh doanh.

2.1.1 Khách hàng mục tiêu

  • Khách hàng độ tuổi 18-

như ý nghĩa mà câu danh ngôn này muốn truyền đạt: “Accessories for men are not
only items used to contribute to a man’s style. They tell a story about man’s
personality and is ultimately an expression of his identity” (Tạm dịch: Trang sức
dành cho nam giới không đơn giản chỉ là món đồ tạo nên phong cách của một người
đàn ông. Nó còn câu chuyện kể về tính cách, phẩm chất và tận cùng là cá tính của
họ).

2.2. Biểu trưng (logo) và biểu tượng (symbol)
2.2.2. Biểu trưng (logo)

Thiết kế logo của Aides nổi bật với hai chữ A và D cách điệu, cũng chính là chữ
viết tắt cho tên thương hiệu Aides, đi kèm là dòng chữ “Aides men accessories” đặt
ở chính giữa, cắt ngang hai chữ A và D.

Kiểu chữ Didone tạo ra cảm giác thanh lịch nhưng vẫn không kém phần góc cạnh,
sắc nét. Sự kết hợp của các đường gấp khúc và đường cong tạo nên sự tương phản
nhất định nhưng vẫn mang lại nét mềm mại, tinh tế.

Màu chủ đạo của logo bao gồm 2 màu là màu xanh than và màu trắng. Màu xanh
là sự thể hiện của trí tuệ, sức mạnh, vững vàng và mang tính chuyên nghiệp cao.
Trong khi đó, màu trắng là màu của sự hoàn thiện, đem đến cảm giác nhẹ nhàng và
tinh tế nhưng vẫn đủ đề làm nổi bật thiết kế. Sự kết hợp giữa hai màu sắc xanh và
trắng tạo ra cho ta cảm giác về sự đối lập nhưng vẫn hài hòa với nhau.

Dòng chữ “Aides Men Accessories” được thiết kế cắt ngang hai chữ A và D giúp
cho khách hàng dễ dàng nhận dạng loại sản phẩm mà Aides cung cấp: phụ kiện,
trang sức dành cho nam giới.

Một điểm đặc biệt của logo là chữ D được cách điệu vô cùng sáng tạo đã nhằm thể
hiện một phần nào đó thông điệp mà Aides muốn gửi đến. Chữ D thông thường sẽ
được tạo dựng bởi 2 nét là nét cong và nét thẳng đứng, nhưng chữ D trong logo của
Aides lại được thiết kế dựa trên nét cong và hai đường gạch chéo. Việc sáng tạo
chữ D không theo quy định thông thường như một cách thức mà Aides muốn nói
với khách hàng của mình rằng: “ở Aides, chúng tôi không chỉ bán phụ kiện, chúng
tôi còn “bán” sức mạnh, dũng khí để bạn có thể phá bỏ đi giới hạn mà xã hội tạo
ra”.

2.2.2. Biểu tượng (symbol)
Biểu tượng của Aides được thiết kế dựa trên phong cách vô cùng tối giản. Mặc dù
chỉ gồm hình ảnh của hai chữ A và D cách điệu dựa trên tên thương hiệu nhưng nó
vẫn truyền tải đúng tinh thần, giá trị cốt lõi của Aides: Phá bỏ giới hạn.

2.2. Slogan: Phá bỏ giới hạn
Trước đây, đa số mọi người đều nhìn nhận trang sức hay được gọi là “nữ trang” chỉ
dành cho phụ nữ và phái đẹp. Còn nam giới thì không được sử dụng bởi nó sẽ làm
cho cánh mày râu trở nên yếu đuối, không mạnh mẽ như hình tượng bên ngoài của
mình. Sau này, khi cuộc sống ngày càng phát triển, quan niệm của xã hội nhìn nhận
về các sản phẩm trang sức cho nam giới cũng được cởi mở hơn nhưng vẫn có những
hạn chế nhất định. Các sản phẩm trang sức nam ra đời nhiều hơn và tạo ra định kiến

thuỷ, Ruby còn có tác dụng cho sức khoẻ là giúp lưu thông máu và ngủ
ngon.
 Saphire là tên gọi được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là màu xanh
lam. Saphire cũng là một loại đá quý hiếm.
 Thạch anh còn có tên gọi khác là thuỷ ngọc. Do cấu tạo về địa chất đặc biệt,
thạch anh thu hút năng lượng dương cực mạnh nên ẩn chứa sức mạnh khá
cao, mang lại sự may mắn trong công việc cũng như tránh lại tà khí cho chủ
nhân.
 Emerald là khoáng vật có tinh thể Be3Al2(SiO3)6. Mỗi viên ngọc lục bảo
Emerald mang sắc xanh nhiều cấp độ khác nhau là do sự hình thành từ thành
phần Vanadi và Crôm. Trên thang đo Mohs, Emerald đạt độ cứng dao động
ở mức từ 7 đến 8.

2.3. Phụ liệu làm trang sức
 Khóa paracord hợp kim
Các loại vòng cổ, vòng tay cần có khóa để gắn kết sợi dây lại với nhau. Nếu
không chọn loại vòng đeo tay và vòng cổ từ dây chun co giãn thì người ta sẽ
dùng các loại khóa làm từ chất liệu khác nhau để gắn kết hai đầu trang sức.
Nếu trang sức làm từ vàng sẽ dùng khóa làm từ vàng, nếu trang sức là vòng
kim loại trang trí thêm đá, hoa văn thì sẽ dùng khóa hợp kim.

 Khoen giữ dây
Với các loại trang sức gài dây thì sẽ cần thêm khoen giữ dây nữa. Phụ liệu
này dùng để giữ một đầu dây này với khóa của đầu dây kia. Chất liệu cũng
tương tự với chất liệu làm trang sức.

 Đuôi bông tai
Với những loại bông tai kiểu gài sẽ cần có phần đuôi bông tai để cố định sản
phẩm ở trai khi đeo lên. Người ta cũng sẽ dựa vào chất liệu làm nên trang
sức để chế tạo ra loại đuôi bông tai thích hợp.

 Kẹp cố định ở hai đầu dây
Để gắn khoen giữ và khóa vào hai đầu dây đồ trang sức cần có kẹp cố định.
Một số loại trang sức khác được thiết kế riêng biệt sẽ không cần đến những
phụ liệu như này. Nhưng nếu các bạn muốn tự mình chế tạo sản phẩm có thể
tham khảo qua.

2.3. Tác dụng

Bạc có nhiều tác dụng quý giá đến sức khỏe con người. Mặc dù thuộc nhóm
kim loại nặng (cùng với chì, thủy ngân, cadmium và vàng). Nhưng bạc hoàn
toàn không chứa độc tố gây hại với người và động vật.

 Bạc có tính kháng khuẩn :
Những nghiên cứu đã chứng minh rằng, bạc có tính kháng sinh mạnh mẽ và
có hiệu quả khử trùng. Tác dụng của vòng bạc giúp chống lại một số vi
khuẩn, virus và nấm, cân bằng các yếu tố khác đối với cơ thể trẻ. Đeo vòng
bạc tốt cho sức khỏe và phù hợp với tất cả mọi người. Đặc biệt là trẻ nhỏ,
với sức đề kháng và hệ miễn dịch còn kém. Sử dụng bạc có thể góp phần
chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn, mầm bệnh.

 Tác dụng của bạc giúp nhận biết tình trạng sức khỏe
Người ta nhận thấy khi bị ốm hoặc ở một môi trường có gió độc, bạc sẽ có
dấu hiệu bị xỉn màu. Giúp bố mẹ dễ dàng nhận ra và có cách ứng phó kịp
thời. Đó là bởi bạc là kim loại có khả năng phản ứng với hydro sulfua (H2S)
hay sulfur dioxide (SO2). Đây là những chất bất lợi cho sức khỏe tồn tại
ngoài không khí. Khi phản ứng xảy ra, bạc đổi màu, báo hiệu cho việc xuất
hiện khí độc xung quanh môi trường trẻ đang ở. Vì vậy các bậc phụ huynh
cần nhanh chóng đưa con em mình sang môi trường khác an toàn hơn.

 Cân bằng nhiệt độ cơ thể
Vòng bạc có tác dụng giúp điều chỉnh nhiệt độ và lưu thông máu đối với cơ
thể Nhiều người đã báo cáo những cải thiện trong mức năng lượng và sự cân
bằng sau khi đeo bạc. Vì đặc tính tự nhiên của nó có thể bù đắp rối loạn điện
bên ngoài. Vòng bạc có tác dụng giúp cải thiện lưu thông và cân bằng nhiệt
độ đối với cơ thể tổng thể của trẻ.

 Tránh các chất độc hại xâm nhập cơ thể
Tác dụng của vòng bạc có một lợi ích hữu hình giúp trẻ tránh các chất độc
hại tiềm ẩn đối với cơ thể. Vì bạc phản ứng và chuyển màu khi gặp nhiều
hóa chất khác là chất độc được biết đến.

 Diệt khuẩn, ngăn ngừa bệnh tật :
Khoa học chứng minh, bạc có thể khử trùng, chống được một số loại viut, vi
khuẩn và nấm gây hại cho con người. Đeo vòng bạc giúp con người giải hàn
khí, đề phòng trúng gió hay một số bệnh bất chợt khi thời tiết thay đổi và
giảm triệu chứng viêm khớp. Có lẽ vì vậy mà từ trẻ nhỏ đến người già đều
có thể sử dụng như một vật bất li thân. Ngoài ra ra, sự ma sát giữa vòng bạc

Thạch anh cũng có khá nhiều màu sắc khác nhau như: thạch anh tím, thạch
anh vàng, thạch anh hồng, thạch anh khói,…

Ngọc lục bảo mang sắc xanh tự nhiên được tổng hòa từ núi rừng. Đó là màu
xanh của sự sống, sự sinh sôi nảy nở và hy vọng về những điều tốt đẹp.
Chính vì thế việc chọn đeo trang sức Emerald được mọi người xem là điều
may mắn, sự thành công và phát triển hưng thịnh.

2.3. Bảo quản
Với đặc tính dễ xỉn màu do hút mồ hôi, việc vệ sinh trang sức bạc là điều
người đeo nên thực hiện thường xuyên. Ngâm bạc với nước soda, sử dụng
kem đánh răng hoặc dùng khăn lau chuyên dụng là 3 cách hữu hiệu và dễ
dàng nhất để giữ cho bạc luôn sáng bóng.

Cần lưu ý kĩ tránh sử dụng cồn hay những dung dịch có chất tẩy rửa mạnh
để vệ sinh bạc, tránh để bạc tiếp xúc với nước hoa hay thuốc nhuộm, muối
mặn vì sẽ làm bạc rất mau xuống màu và không còn độ trắng sáng.

Để an toàn hơn, người đeo nên sắm một chiếc hộp trang sức nhiều ngăn, vừa
gọn gàng, vừa tránh sự tiếp xúc của bạc với những món trang sức khác cũng
như môi trường bên ngoài quá lâu, giúp bảo quản được màu sắc nguyên thủy
của bạc.

Bên cạnh đó, việc sử dụng thường xuyên có thể khiến trang sức bị cong,
méo, không còn giữ được hình dạng ban đầu do va chạm hay sơ xuất từ đến
khâu sản xuất. Với những mẫu trang sức bạc của PNJ, sự bất cẩn trong quá
trình chế tác gần như không xảy ra. Ví dụ điển hình chính là thiết kế Nhẫn
bạc đính đá PNJSilver My Feeling hình nơ. Sở hữu vẻ ngoài nữ tính, được
làm bằng chất liệu bạc 92 cao cấp cùng đá trắng , đây chính là vật phẩm
mà mọi cô nàng cần phải sở hữu.

2.3. Quy cách trình bày
Trang sức mang một ý nghĩa riêng biệt tuy nhỏ bé nhưng mang lại vẻ đẹp
cho phái đẹp. Bởi thế mà nơi trưng bày trang sức luôn cần vẻ trang trọng
bừng sáng tỏa lên nét đẹp riêng biệt. Và việc cần làm của mỗi thương hiệu
chính là lựa chọn cách trưng bày cửa hàng trang sức đẹp nhất, thu hút nhất.

 Trưng bày cửa hàng trang sức phân khúc bình dân
Với phân khúc bình dân khách hàng rất đa dạng: sinh viên, học sinh, nhân
viên văn phòng… khá đa dạng nguồn khách hàng nên chính vì thế cách bài

trí cũng phải phù hợp với xu hướng tiêu dùng. Chính vì có khá nhiều đối
tượng nên sản phẩm cũng đa dạng nhiều hơn nên cách bài trí phải cẩn trọng
và gọn gàng.

Yếu tố đầu tiên cần đến chính là sự tối giản và tinh tế – càng nhiều sản phẩm
càng phải bài trí gọn gàng để khách hàng dễ dàng chọn lựa. Bạn nên sắp xếp
theo khu trưng bày trong tủ kính chuyên dụng theo các sản phẩm trang sức
cụ thể. Ví dụ như: khu vực hoa tai riêng biệt, khu vực vòng cổ riêng biệt, và
nhẫn đeo chuyên biệt…

Đồng nhất về chất liệu – trang sức thuộc chất liệu gì nên bài trí về khu vực
chuyên biệt và có chỉ dẫn cụ thể. Cũng từ đó khách hàng sẽ biết được giá
của từng sản phẩm nào phù hợp với mình nhất, việc mua sắm cũng bởi vậy
trở nên đơn giản nhanh chóng hơn.

Tuy là phân khúc bình dân nhưng khách hàng lựa chọn trang sức đều là
những con người yêu cái đẹp nên cửa hàng không nên quá tuềnh toàng và
đơn điệu. Những chiếc tủ kính vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu để trưng
bày đồ trang sức. Quan trọng hơn cả chính là ánh sáng, nguồn sáng chiếu rọi
đảm bảo tôn lên vẻ lung linh của những món đồ trang sức xinh xắn. Vị trí
trưng bày “thuận lợi” nhất là ngang tầm mắt khách hàng hoặc kệ thứ 3 tính
từ dưới lên, thế nên các loại phụ kiện mang lại lợi nhuận cao nên trưng bày ở
các vị trí này.

Tên cửa hàng luôn nổi bật thật thiếu sót nếu không nhắc tới phần tên biển
hiệu cửa hàng trang sức. Bạn có thể lựa chọn những màu nhã nhặn để làm
biển tên và Font chữ đơn giản không phải quá cầu kỳ. Đặc biệt là phần biển
tên luôn được chiếu sáng đèn LED mang điểm nhấn riêng biệt.

Đối với khu vực giảm giá nên để phía trong cùng, bởi việc bố trí gian hàng
giảm giá ở góc trong cửa hàng sẽ khiến tăng doanh thu. Bởi vì khi trưng bày
các loại phụ kiện giảm giá ở bên trong, khách sẽ tham quan hết các giá trưng
bày đồ và đó là cơ hội để bạn quảng cáo sản phẩm của mình tới khách hàng.

 Cách trưng bày cửa hàng trang sức phân khúc cao cấp
Đồng nhất tông màu ánh sáng đây là yếu tố hết sức quan trọng tạo nên điểm
nhấn cũng như sự đẳng cấp của một cửa hàng trang sức. Để tạo nên được
ánh sáng vàng ấm đồng nhất bạn có thể bổ sung thêm các loại đèn
Downlight và các dòng đèn rọi ray…

Dưới đây là bảng giá các loại bạc của Aides:

Loại bạc

Giá/ Chỉ

Bạc nguyên chất (bạc 999) 66 VNĐ/ 1 chỉ

Bạc Ý (925) 49 VNĐ/ 1 chỉ

Bạc Anh (958) 42 VNĐ/ 1 chỉ
Bạc 14k (585) 25 VNĐ/ 1 chỉ
Bạc 22k (916) 40 VNĐ/ 1 chỉ

Bạc 21k (875)
38 VNĐ/ 1 chỉ

2 Hệ thống nhận diện thương hiệu mở rộng
2.4 Cửa hàng

Khác với các tiệm khác có thể trang trí theo nhiều phong cách, xu hướng để tạo cá
tính riêng, thì tiệm trang sức, vàng bạc luôn hướng tới một ý tưởng chung là
một không gian bên trong cửa tiệm sang trọng, thanh lịch và trang nhã.

Bên trong tiệm được trang trí tạo nên một không gian sang trọng và trang nhã. Trang
trí bên trong theo phong cách tân thời là cách lắp đặt, cách phân chia không gian với
những kệ, tủ trang trí bằng kính, được chia thành từng ngăn nhỏ, giúp tô lên vẻ đẹp
của các món trang sức, thể hiện sự sang trọng, vẻ đẹp của đồ trang sức.

Việc áp dụng sắc màu hợp lý với tính chất, đặc điểm của thương hiệu và sản phẩm
trong tiệm là rất quan trọng. Cách lựa chọn phối hợp gam màu quá đơn điệu trong
nội thất sẽ ảnh hưởng làm cho trang sức giảm đi đi vẻ giá trị trong mắt khách hàng.
Cửa hàng được thiết kế dựa trên các tông màu chủ yếu là vàng, trắng, ghi dựa trên
màu chủ đạo của sản phẩm.

Đồng thời, việc bố trí hệ thống ánh sáng, bố trí trưng bày trang sức đều là những yếu
tố được đặc biệt chú ý khi sắp đặt bố cục phía trong tiệm. Hệ thống chiếu sáng tốt
cho các showroom sẽ làm tăng sức hấp dẫn của hình ảnh sản phẩm được trưng bày,
nâng cao sự trải nghiệm của khách hàng. Sự thiết kế này bao gồm sự tương tác ánh
sáng một cách phù hợp trong từng khu vực.

Điều chú ý đầu tiên là không phải cứ ánh sáng càng mạnh, càng rực rỡ thì mới tạo
hiệu quả thu hút cao mà còn dễ gây khó chịu cho người nhìn. Thực chất, sự đối lập

Thiết kế ánh sáng cho khu vực mua sắm : Khu khách hàng trải nghiệm mua sắm một
phần rất quan trọng của cửa tiệm và nó lại thường là khu vực không có ánh sáng tự
nhiên, làm cho không gian cảm thấy ngột ngạt và khó chịu. Do đó, ánh sáng đèn
nhân tạo được tiệm cân nhắc lựa chọn, đưa ra để cải thiện ánh sáng trong khu vực
này.

Chiếu sáng những vị trí mong muốn khách hàng chú ý: Nguyên tắc “nổi bật giữa
đám đông” này ai cũng hiểu nhưng lại hiếm khi được áp dụng trong thực tế. Thủ
thuật này còn được gọi là “hot spot” được các nhà thiết kế áp dụng cho hệ thống cửa
hàng bán lẻ. Tiệm trang sức sẽ áp dụng bằng cách đánh dấu các sản phẩm mẫu, các
mã hàng đang có khuyến mãi đặc biệt bằng cách chiếu sáng chúng nổi bật so với vị
trí xung quanh bằng các loại đèn chiếu điểm. Hiệu quả chắc chắn sẽ làm bạn bất ngờ.

Sử dụng nhiệt độ màu phù hợp : Về lý thuyết, tất cả các đồ trang sức sẽ trông rất tuyệt
vời dưới ánh đèn có CRI cao >90 còn nhiệt độ màu thì tùy chỉnh. Nhưng trên thực
tế, nếu cửa hàng bán đồ trang sức thì việc kết hợp các loại nhiệt độ khác nhau mới
là lựa chọn thích hợp. Cụ thể cửa tiệm phối hợp đèn led có nhiệt độ màu 3000k và
4000k với nhau, giúp khách hàng sẽ thấy hiệu quả thẩm mỹ tức thì.

Nhà thiết kế cửa hàng trang sức phải lắp đặt sao cho trang sức bắt mắt, bắt mắt nhưng
vẫn đảm bảo dễ tìm khi khách hàng cần. Đồ trang sức là các sản phẩm vật nhỏ gọn,
vì vậy các kệ trưng bày trang sức cũng cần được lắp đặt kỹ lưỡng. Chất liệu để thi
công kệ tủ cần chọn loại gỗ kết hợp kính. Các loại vật liệu gỗ cũng rất phong phú.
Gỗ nguyên chất thì tốt nhất và tính mĩ thuật khá đẹp hơn nhưng giá thành khá cao.

Có thể dùng chất liệu gỗ công nghiệp thay thế như gỗ veneer, melamine cũng cung
cấp phía trên mặt gỗ không khác gỗ từ thiên nhiên, vẫn mang các điểm nổi trội của
gỗ tốt như bền nhẹ, chống cong vênh, mối mọt. Các chủng loại gỗ kể trên có bề mặt
với hình vân gỗ, đem tới một không gian bắt mắt, trang nhã. Trong tiệm, có đặt một
số chậu cây cảnh để đưa cây cỏ, thiên nhiên vào bên trong giúp cho không gian xanh,
tươi vui hơn.

2.4 Đồng phục và bảng tên nhân viên
2.4.2. Đồng phục
Đồng phục cũng mang sự tương đồng với sắc màu trắng ghi của thương hiệu và cửa
hàng mang lại sự đồng bộ trong hệ thống nhận diện. Đồng phục của tiệm được thiết
kế có cổ áo mang lại cho khách hàng cảm giác lịch sự. Đây chính là một trong những
điểm lợi ích đầu tiên mà những chiếc áo đồng phục nhân viên mang lại cho doanh
nghiệp. Chúng không chỉ đơn giản là những chiếc áo đơn thuần mặc đi làm mỗi
ngày, áo đồng phục còn có khả năng quảng bá thương hiệu, xây dựng hình ảnh cũng

như sự chuyên nghiệp cho công ty, một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, đây cũng chính
là một kênh thương mại điện tử lớn giúp các công ty có thể giới thiệu thương hiệu
của mình đến với khách hàng hay các đối tác một cách nhanh chóng và tốt nhất.
Đồng thời, thông qua màu áo, logo, slogan có trên áo khách hàng cũng có thể dễ
dàng nhận ra công ty. Áo đồng phục nhân viên thể hiện thể hiện sự chuyên nghiệp
của doanh nghiệp.

Đối với một số công ty hay doanh nghiệp thì tính chuyên nghiệp là điều không thể
thiếu. Muốn doanh nghiệp của mình trở nên phát triển và lớn mạnh thì thương hiệu
công ty phải được nhiều người biết đến? Muốn tạo được một ấn tượng tốt và ghi
điểm trong mắt khách hàng hay đối tác ngay từ lần gặp đầu tiên?

Bước đầu tiên cần làm đó là xây dựng sự chuyên nghiệp. Ngoài việc thể hiện qua
công việc thì sự chuyên nghiệp cũng sẽ được thể hiện thông qua những chiếc áo
đồng phục nhân viên công ty đang mặc. Việc cả tập thể mặc áo đồng phục không chỉ
tạo nên tính đồng bộ mà qua đó còn thể hiện được sự liên kết chặt chẽ giữa các cá
nhân với nhau trong cùng một tổ chức. Đồng thời chúng còn nhằm khẳng định
“chúng ta là một tập thể vững mạnh”. Đây cũng là một trong những cách thể hiện
văn hóa doanh nghiệp lấy được niềm tin của khách hàng và các đối tác. Đồng phục
nhân viên giúp xây dựng sức mạnh tập thể. Đây cũng chính là một trong những ý
nghĩa to lớn nhất mà chiếc áo đồng phục nhân viên mang lại.

Đồng phục nhân viên giúp mọi người cảm thấy thoải mái, tự tin khi làm việc. Chất
liệu vải của tiệm đáp ứng đúng các tiêu chí ngay sau đây: Có khả năng thấm hút mồ