Quản trị rủi ro là gì? Vai trò và quy trình quản trị rủi ro
25/02/2021
0
Quản trị
5
/
5
(
4
bình chọn
)
Quản trị rủi ro được xem là một công cụ tương đối quan trọng đối với hoạt động quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy quản trị rủi ro là gì? Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp diễn ra như thế nào? Để có câu trả lời hãy cùng Khóa Luận Tốt Nghiệp theo dõi bài viết sau đây nhé.
1. Khái niệm quản trị rủi ro là gì?
Quản trị rủi ro là quá trình nhằm xác định, đánh giá cũng như kiểm soát những mối đe dọa đối với vốn và nguồn thu nhập trong tổ chức. Các mối đe dọa, rủi ro trong doanh nghiệp có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Chẳng hạn như sự không chắc chắn về tài chính, trách nhiệm về pháp lý, sai sót trong quá trình quản lý chiến lược; hoặc các mối đe dọa cũng đến từ sự bảo mật công nghệ thông tin, rủi ro liên quan tới dữ liệu…
Quá trình quản trị rủi ro giúp đảm bảo an toàn và hạn chế về các mối đe dọa, rủi ro ở một mức thấp nhất. Đối với hệ thống quản trị và các chiến lược trong doanh nghiệp, quản trị rủi ro được xem là một vấn đề tương đối quan trọng, mang giá trị cốt lõi cần phải được quan tâm một cách song song với hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Ví dụ: Nguyên tắc ISO 31000 cung cấp những khuôn khổ nhằm cải thiện quy trình quản lý rủi ro có thể được sử dụng bởi công ty, bất kể là quy mô tổ chức hay lĩnh vực mục tiêu nào. ISO 31000 được thiết kế nhằm tăng khả năng đạt được những mục tiêu, giúp cải thiện về việc xác định cơ hội và mối đe dọa, phân bổ và sử dụng một cách có hiệu quả về nguồn lực để xử lý rủi ro.
2. Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Hiểu được quản trị rủi ro là gì cũng phần nào giúp bạn xác định được quy trình quản trị rủi ro dễ dàng hơn. Trong doanh nghiệp, quy trình quản trị rủi ro được thực hiện theo 5 bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Xác định về các rủi ro trong doanh nghiệp
Xác định rủi ro là việc đầu tiên của quá trình quản trị rủi ro. Bước này sẽ quyết định tới hiệu quản trị rủi ro. Nhà quản trị cần phải phát hiện, nhận dạng và tiến hành việc xử lý cũng như phân tích về những rủi ro tiềm ẩn trong doanh nghiệp.
Để có thể làm được điều này cần phải nắm rõ và có thông tin rõ ràng về doanh nghiệp, phương thức hoạt động, vận hành, cơ cấu tổ chức cùng với toàn bộ những vấn đề có ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Những rủi ro sẽ phụ thuộc vào từng môi trường khác nhau. Do đó không thể áp dụng các rủi ro của một doanh nghiệp này với rủi ro của một doanh nghiệp tương ứng khác.
- Bước 2: Đánh giá và phân tích rủi ro
Sau khi đã xác định được những vấn đề có thể xảy ra bạn cần tìm hiểu sâu hơn về rủi ro. Ở bước này việc cần làm là ước tính xác suất và mức độ ảnh hưởng của từng rủi ro để quyết định xem nên tập trung vào rủi ro nào là đầu tiên.
Một số yếu tố như sự tổn thất về tài chính tiềm tàng đối với từng tổ chức, thời gian bị ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng sẽ góp phần lớn vào việc phân tích thật chính xác từng rủi ro. Khi nhìn nhận toàn diện về rủi ro sẽ giúp bạn phát hiện ra vấn đề chung và biết cách điều chỉnh sao cho phù hợp với quy trình quản lý rủi ro đối với những dự án trong tương lai.
- Bước 3: Ưu tiên rủi ro
Xếp hạng các rủi ro bằng việc tính khả năng xảy ra và ảnh hưởng tiềm tàng của nó trong dự án.
Ưu tiên rủi ro sẽ cho bạn một cái nhìn tổng thể nhất về dự án. Đồng thời nó sẽ giúp xác định được các giải pháp khả thi cho từng rủi ro. Cách này sẽ giúp cho dự án được thực hiện liên tục, không bị gián đoạn hay bị trì hoãn theo các cách đáng kể trong giai đoạn thực hiện.
- Bước 4: Xử lý rủi ro
Sau khi đã ưu tiên rủi ro mạnh nhất bạn sẽ lập kế hoạch xử lý. Mặc dù rủi ro không thể lường trước được nhưng quy trình xử lý rủi ro được thiết lập sẽ giúp bạn thành công. Bạn sẽ bắt đầu rủi ro được ưu tiên cao nhất và giải quyết nó để không còn là mối đe dọa cho doanh nghiệp.
- Bước 5: Tạo kế hoạch quản trị rủi ro
Kế hoạch quản trị rủi ro sẽ được thực hiện theo một cách cụ thể và chi tiết nhất sao khi đã được các cấp lãnh đạo phê duyệt. Sau đó sẽ được thông báo cho toàn bộ nhân viên và các bộ phận có liên quan thực hiện.
Bản kế hoạch cần phải được trình bày rõ về nhiệm vụ, vai trò của từng cá nhân, tập thể để thực hiện tốt và mang tới hiệu quả cao nhất.
- Bước 6: Thực hiện kế hoạch quản trị rủi ro
Bước này các cá nhân, tập thể sẽ thực hiện quản trị rủi ro theo đúng như bản kế hoạch đã đề ra.
- Bước 7: Xem xét và đánh giá kết quả
Trong quá trình thực hiện kế hoạch, nhà quản trị cần phải thường xuyên cập nhật về tình hình xảy ra nhằm đưa ra những đánh giá và thay đổi sao cho phù hợp với kế hoạch.
3. Vai trò của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, quản trị rủi ro đóng vai trò tương đối quan trọng. Chẳng hạn như:
-
Giúp cho hoạt động tổ chức công việc của doanh nghiệp được ổn định.
-
Giúp doanh nghiệp hành động mục tiêu về sứ mệnh và thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh.
-
Hỗ trợ nhân sự cấp cao đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.
-
Làm tăng về vị thế và sự đáng tin cậy của nhà quản trị và doanh nghiệp.
-
Giúp công ty hành động thành công được những hoạt động bán hàng mang yếu tố mạo hiểm.
4. Các phương pháp quản trị rủi ro
Để quản trị rủi ro đạt hiệu quả có thể áp dụng những phương pháp cơ bản như sau:
- Né tránh rủi ro
Đây là biện pháp phổ biến trong đời sống, đặc biệt là trong các xác hội hoặc nền kinh tế đang hoặc chưa phát triển. Biện pháp né tránh rủi ro đó là bỏ qua, dừng hoặc loại bỏ hẳn về toàn bộ những vấn đề, dự án có nguy cơ tiềm ẩn về rủi ro. Biện pháp này mặc dù tương đối an toàn nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải loại bỏ đi những cơ hội cũng như là lợi nhuận của mình.
- Chuyển giao rủi ro
Chuyển giao 1 phần hay toàn bộ cho những tổ chức, cá nhân khác. Biện pháp này sẽ giúp làm giảm thiểu về trách nhiệm hoặc các thiệt hại trong doanh nghiệp.
- Duy trì rủi ro hoặc chấp nhận rủi ro
Biện pháp này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thiệt hại trong dự án hoặc hoạt động kinh doanh. Nếu như là các rủi ro thấp hoặc không đáng kể bạn sẽ chấp nhận chúng nhằm thu được lợi nhuận cao hơn. Có một số rủi ro không có biện pháp nào khác ngoài việc duy trì và chấp nhận.
- Kiểm soát rủi ro
Nhà quản lý cần phải liên tiếp đánh giá và có những biện pháp đối phó với rủi ro một cách nhanh chóng, kịp thời để có thể xử lý và hạn chế về các thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra.
5. Hạn chế của quản trị rủi ro
Mặc dù quản trị rủi ro rất cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp nhưng nó cũng tồn tại một số hạn chế nhất định.
Nhiều kỹ thuật trong phân tích rủi ro, như việc tạo mô hình hay mô phỏng sẽ yêu cầu một lượng dữ liệu thu thập lớn. Việc thu thập dữ liệu này có thể gây ra tốn kém và không đáng tin cậy. Đồng thời khi sử dụng dữ liệu trong quá trình ra quyết định có thể có kết quả kém nếu như các chỉ số được sử dụng để phản ánh thực tế phức tạp hơn so với tình huống xảy ra.
Đồng thời quản trị rủi ro cũng có hạn chế về việc thiếu chuyên môn phân tích và thời gian. Các chương trình quản trị rủi ro được phát triển để mô phỏng về các rủi ro, mối đe dọa có tác động tiêu cực tới công ty. Mặc dù có hiệu quả đối với chi phí nhưng các chương trình phức tạp đòi hỏi nhân viên phải được đào tạo với kỹ năng và kiến thức toàn diện thì mới có kết quả chính xác cao. Đồng thời phân tích dữ liệu lịch sử để xác định rủi ro cũng đòi hỏi nhân sự phải có chuyên môn sâu.
Bài viết trên là một số thông tin nhằm giải đáp thắc mắc quản trị rủi ro là gì. Hy vọng qua đây sẽ mang tới những kiến thức hữu ích giúp bạn xác định được các rủi ro trong doanh nghiệp hiệu quả nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy truy cập ngay vào website trực tiếp của Khóa Luận Tốt Nghiệp để được hỗ trợ nhé.
Nguồn: Khoaluantotnghiep.com