Quản trị rủi ro là gì? 4 loại rủi ro doanh nghiệp cần lưu ý

Trong bất kỳ hoạt động hay quyết định nào của doanh nghiệp, người quản lý trong tổ chức cần phải chủ động xem xét nhận diện mọi rủi ro tiềm tàng, đánh giá cơ hội và kiểm soát trong quyết định giúp đạt được mục tiêu ở những quyết định về chiến lược, phòng ban và hoạt động thường ngày. Vậy rủi ro là gì? và làm thế nào để quản trị rủi ro có hiệu quả?

1. Quản trị rủi ro là gì?

1.1 Khái niệm rủi ro là gì?

Rủi ro là tính thiếu chắc chắn và thiên về tổn thất; với mục đích đầu tư, rủi ro là sự mất mát so với dự kiến; với mục đích quản lý dự án, rủi ro là yếu tố chưa tiên đoán được có thể gây ảnh hưởng đối với doanh nghiệp. 

1.2 Khái niệm quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro doanh nghiệp là thiết lập một quy trình mang tính hệ thống và có nguyên tắc và được áp dụng để hoạch định chiến lược và áp dụng trong phạm vi toàn doanh nghiệp.

Do không thể loại bỏ hoàn toàn các rủi ro nên các doanh nghiệp áp dụng mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp để phát hiện các sự kiện, đánh giá và quản lý những sự kiện có khả năng xảy ra ảnh hưởng tới mục tiêu doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và nắm bắt cơ hội. 

Quản trị rủi ro là gì? Quy trình thực hiện cần biết

✅ Xem thêm: ISO 9001 là gì? Hướng dẫn đăng ký chứng nhận ISO 9001:2015 nhanh

2. Vai trò của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Vai trò của quản trị rủi ro cung cấp một cách nhìn mới về hoạt động quản trị rủi ro, đảm bảo sự thành công liên tục của các sáng kiến quản trị rủi ro và thích hợp với mọi tổ chức, giúp tăng cường hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro. Gồm 3 vai trò chính như sau:

   Vai trò 1: Nhằm đánh giá, phát hiện và quản lý rủi ro

Đối với vai trò này gồm các bộ phận chức năng kinh doanh và bộ phận chức năng hỗ trợ như nhân sự, công nghệ thông tin và kế toán tài chính. Có trách nhiệm duy trì và thực hiện các quy trình kiểm soát, quy trình quản lý rủi ro.

Tùy thuộc vào sự phân cấp phân quyền trong doanh nghiệp, các trưởng bộ phận  có trách nhiệm xây dựng và triển khai quy trình chi tiết, kiểm soát và giám sát việc thực hiện quy trình của nhân viên.

   Vai trò 2: Thực hiện theo dõi, giám sát rủi ro

Có trách nhiệm quản lý rủi ro chung cho toàn doanh nghiệp và tuân thủ các quy định; và còn được thiết lập để củng cố, xây dựng, giám sát và hỗ trợ hoạt động đối với vai trò 1

Vai trò 2 còn có thể tham gia vào việc sửa đổi và xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ.

   Vai trò 3: Đảm bảo kiểm tra, kiểm toán độc lập đối với vai trò 1 và 2

Bao gồm các bộ phận thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ, báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên về hiệu quả của hoạt động quản lý và kiểm soát rủi ro.

Áp dụng mô hình quản trị rủi ro nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và nắm bắt cơ hội

3. Bốn loại rủi ro doanh nghiệp cần quan tâm

3.1 Rủi ro chiến lược 

Các chiến lược phản ánh như kim chỉ nam trong hoạt động của doanh nghiệp. Cần thiết có những nhà quản trị và nhà lãnh đạo tài tình. Muốn thành công doanh nghiệp cần phải có một chiến lược hoàn hảo. 

Nó mang đến tính chất khả thi và mang đến lợi ích kinh doanh. Cũng như cải tiến và thay đổi bộ mặt doanh nghiệp. Khi các chiến lược phản ánh qua từng lộ trình và giai đoạn cụ thể. 

3.2 Rủi ro hoạt động

Rủi ro hoạt động là các rủi ro doanh nghiệp có thể đối diện hàng ngày trong quá trình hoạt động. Bao gồm doanh thu thấp, kế hoạch tài chính không thực tế, kế hoạch tiếp thị không mang lại hiệu quả,.. Những rủi ro này có thể ảnh hưởng đến nguồn thu, lợi nhuận và dòng tiền của công ty.

3.3 Rủi ro tài chính

Các rủi ro bắt nguồn từ các giao dịch có tính chất tài chính, bao gồm việc mua, bán, các khoản đầu tư và cho vay hay các hoạt động kinh doanh khác như rủi ro về lãi suất, tỷ giá, giá hàng hóa, thuế, cấu trúc vốn, tính thanh khoản, tín dụng.

3.4 Rủi ro tuân thủ

Các rủi ro có liên quan tới việc chấp hành các quy định và nội quy của doanh nghiệp, các luật và văn bản pháp lý khác của Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng về môi trường kiểm soát, đạo đức, gian lận và quy định trong hợp đồng.

Kết luận: Việc phân nhóm rủi ro từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhận diện được các tác động lẫn nhau của các rủi ro cùng loại, giúp doanh nghiệp xác định được các ảnh hưởng có thể tác động đến chiến lược, kế hoạch hay các hoạt động kinh doanh. 

Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhờ hoạt động quản trị rủi ro

✍  Xem thêm: Giảm thiểu rủi ro trong doanh nghiệp nhờ hiểu quy trình PDCA – Vậy Quy trình PDCA là gì?

4. Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Quy trình rủi ro trong doanh nghiệp bao gồm 6 bước và có tính liên tục với nhau:

   Bước 1: Thiết lập bối cảnh

Xây dựng bối cảnh môi trường kinh doanh trong việc thực hiện mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp để từ đó xác định được giới hạn xử lý rủi ro, mức độ quản lý rủi ro và liên kết các hoạt động với các bước công việc chính trong quản lý rủi ro.

   Bước 2: Nhận diện rủi ro

Phát hiện các sự kiện có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, công tác sản xuất kinh doanh, các dự án…; phân chia cấp rủi ro và phân nhóm rủi ro để quản lý, gồm có rủi ro cấp doanh nghiệp và rủi ro cấp đơn vị.

   Bước 3: Đánh giá rủi ro 

Ở bước này, nhà quản lý cần xác định khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến doanh nghiệp. Bằng cách này, bạn sẽ xác định được mức độ ưu tiên của các chiến lược quản lý rủi ro, rủi ro nào có thể chấp nhận được và rủi ro nào cần tập trung loại bỏ.

   Bước 4: Ứng phó rủi ro rủi ro.

Các phương án ứng phó rủi ro tương ứng với mức độ rủi ro và chi phí của từng phương án ứng phó:

  • Chấp nhận rủi ro;

  • Tránh rủi ro là việc quyết định không tiếp tục đầu tư, hoặc lựa chọn kế hoạch đầu tư thay thế với rủi ro có thể chấp nhận được mà vẫn đạt được mục tiêu về chiến lược kinh doanh;

  • Giảm khả năng xảy ra rủi ro và/hoặc giảm mức độ tác động của rủi ro;

  • Chuyển giao một phần hoặc toàn bộ rủi ro thường được thực hiện thông qua các hợp đồng.

   Bước 5: Kiểm soát rủi ro

Thực hiện các quy trình, biện pháp để kiểm soát và ứng phó với rủi ro:

  • Kiểm soát phòng ngừa;

  • Kiểm soát phát hiện;

  • Kiểm soát khắc phục.

   Bước 6: Giám sát và báo cáo 

Giám sát và báo cáo hoạt động quản lý rủi ro và những thay đổi có thể ảnh hưởng đến hệ thống quản lý rủi ro doanh nghiệp.

Doanh nghiệp khi thực hiện đầy đủ các bước quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh khỏi các rủi ro cũng như có được những cách ứng phó với các rủi ro đó. Từ đó mang lại cho doanh nghiệp những kết quả và hiệu quả tốt nhất.

Mô hình Quy trình quản lý rủi ro trong doanh nghiệp

5. Kết luận

Trên cơ sở xem xét yếu tố đặc thù giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được mọi rủi ro được phát hiện kịp thời, giám sát và quản lý một cách có hiệu quả. 

Việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp hiệu quả là rất cần thiết và cấp bách đối với các doanh nghiệp để có thể phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh ngày càng có nhiều biến động. 

Trong đó, yếu tố quyết định sự thành công và hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp là sự cam kết của lãnh đạo cấp cao, là người hỗ trợ, sở hữu và định hướng cho hoạt động quản trị rủi ro doanh nghiệp.

Trên đây là những chia sẻ của Vinacontrol chi nhánh HCM về quản trị rủi ro, hy vọng sẽ giúp cho Quý doanh nghiệp có góc nhìn mới về quản trị rủi ro, từ đó doanh nghiệp có thể quản lý được hệ thống kinh doanh hiệu quả hơn mang lại những lợi ích thiết thực. Quý doanh nghiệp cần tư vấn về chứng nhận chất lượng sản phẩm, vui lòng liên hệ với Vinacontrol CE HCM qua hotline miễn cước 1800.646.820, email [email protected] để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí từ chuyên gia chứng nhận.