Quản trị là gì? Học các ngành quản trị ra trường làm gì?

quan-tri-la-gi

Các công việc quản trị cho mức thu nhập trung bình là 8,5 triệu đồng/tháng – mức lương trung bình cao trên thị trường lao động. Dù đây là công việc khá hấp dẫn nhưng chưa thực sự nhận được sự quan tâm của nhiều sĩ tử do các bạn chưa thực sự hiểu quản trị là gì và học ngành quản trị ra làm gì. Cùng Blog TopCV tìm hiểu khái niệm quản trị và các hướng nghề nghiệp để có thêm lựa chọn cho con đường sự nghiệp của bạn nhé!

Quản trị là gì?

Quản trị là việc dùng những nguồn lực có trong tay để đạt đạt được mục đích nhất định. Quản trị là một từ ghép từ hai từ đơn “quản” và “trị”. “Quản” là trông coi, đưa một đối tượng nào đó vào khuôn mẫu. “Trị” cũng có nghĩa là đưa vào khuôn khổ, dùng nội lực, ảnh hưởng để ép buộc đối tượng hành động theo mong muốn ý chí của mình. Đó là cách hiểu chung chung về quản trị là gì.

Trong một tổ chức, quản trị được hiểu là tổ chức, chỉ đạo, điều phối và hoạch định các hoạt động của thành viên trong tổ chức cũng như của các nguồn lực khác nhằm đạt được một mục tiêu nhất định. Đây được xem là hoạt động thiết yếu mà tổ chức nào cũng cần thực hiện vì thế họ luôn có nhu cầu tuyển dụng quản trị viên.

quan-tri-la-giQuản trị là việc dùng những nguồn lực có trong tay để đạt đạt được mục đích nhất định

Phân biệt quản lý và quản trị

Khi tìm hiểu khái niệm quản trị, nhiều người thường nhầm lẫn với khái niệm về quản lý. Hai khái niệm này có giao thoa nhau về ý nghĩa vì chúng đều chỉ công việc của người có vai trò lãnh đạo, điều hành tổ chức. Tuy nhiên hai khái niệm này không hề trùng khớp. 

  • Quản trị là đưa ra các quyết định trong tổ chức như quyết định chính sách, hoạch định mục tiêu của cả tổ chức
  • Quản lý là tiếp nhận các quyết định của người làm quản trị và điều hướng, điều hành các nguồn lực để thực hiện quyết định của quản trị

Như vậy, có thể thấy quản trị là cấp cao nhất còn quản lý là công việc có tính chất trung cấp. Vai trò, chức năng của quản trị là quyết định còn của quản lý là điều hành.

phan-biet-quan-ly-va-quan-triQuản trị là đưa ra các quyết định trong tổ chức

Học các ngành quản trị ra làm gì?

Sự cần thiết của quản trị trong các tổ chức là không thể phủ nhận. Nếu tổ chức là một cơ thể thì quản trị chính là bộ phận đầu não quyết định cơ thể sẽ vận hành như thế nào. Vì vậy, về cơ bản trong mọi tổ chức các quản trị viên là người không thể thiếu. Tuy vậy sau khi tìm hiểu quản trị là gì, không ít người vẫn băn khoăn nếu học các ngành quản trị như quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực, quản trị tài chính… thì ra trường làm gì? 

Xem thêm: Học quản trị kinh doanh ra làm gì? Có phải chỉ làm “sếp”?

Nhiều người nghĩ học các ngành quản trị thì chỉ có một lựa chọn nghề nghiệp duy nhất là làm “Sếp” nhưng sinh viên mới ra trường thì rất khó có thể đạt tới vị trí này vậy hàng năm hàng nghìn sinh viên ngành quản trị ra trường làm gì? Thực tế, ngành học quản trị có nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn bạn nghĩ.

hoc-quan-tri-ra-lam-giHọc ngành quản trị cho bạn khá nhiều lựa chọn nghề nghiệp

  • Làm các vị trí lãnh đạo: Không thể phủ nhận làm “Sếp” là một trong những công việc phổ biến của ngành quản trị. Học quản trị sẽ trang bị cho bạn những kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành các nhà lãnh đạo
  • Cố vấn chiến lược: Tư duy quản trị giúp bạn có tầm nhìn vĩ mô và có thể đưa ra các chiến lược về kinh doanh, tài chính… cho tổ chức tùy vào chuyên ngành bạn học.
  • Nhân viên/Chuyên viên quản trị: Đừng lầm tưởng người làm quản trị chỉ có thể đảm nhiệm các chức vị như Giám đốc, quản trị được ứng dụng vào từng mảng, bộ phận nhỏ của doanh nghiệp. Ví dụ, các công ty có thể tuyển nhân viên quản trị như nhân viên quản trị Website, nhân viên quản trị Mạng…
  • Nhân viên trong các ngành liên quan tới ngành học: Ví dụ bạn học Quản trị kinh doanh, bạn có thể tìm việc nhân viên kinh doanh, học ngành Quản trị nhân lực có thể tìm việc nhân viên nhân sự
  • Khởi nghiệp: Học ngành quản trị là điều kiện lý tưởng để bạn tự thành lập và điều hành doanh nghiệp của riêng mình với điều kiện bạn có đủ nguồn vốn cũng như ý tưởng để tạo ra một tổ chức mới.

Tham khảo: Công việc Nhân viên quản trị lương cao

Trên đây là một số nghề nghiệp giúp bạn hình dung toàn diện hơn về quản trị là gì, công việc phù hợp với ngành này ra sao. Nếu thực sự có khả năng điều hành, quản trị, đừng ngần ngại theo đuổi ngành quản trị vì nếu bạn chưa đủ điều kiện để làm “sếp” ngay khi ra trường, bạn vẫn có những lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn khác. Đừng đặt giới hạn cho con đường sự nghiệp của mình mà hãy mạnh dạn theo đuổi công việc mơ ước bạn nhé!